Saturday, September 8, 2018

CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI NGOÀI CUỘC – QUA CUỘC ĐẤU TRANH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC (Phạm Thanh Giao)






Qua gần 4 tháng trời dài ở Việt Nam, mò mẫm khắp nơi, từ đồng quê lên đến các thành phố lớn, từ khu nhà nghèo sang những khu nhà giàu bạc triệu, để đau buồn mà nhận thấy rằng, từ nhiều năm nay, KHÔNG CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI LÀM CHA MẸ MUỐN TRANH ĐẤU ở chính cái cuộc chiến mà sự thiệt hại đã và đang xảy đến cho chính gia đình của họ. 

CUỘC CHIẾN TRONG VẤN NẠN GIÁO DỤC. 
Nói cho đúng ra, thì trên tất cả mọi cuộc chiến.

Sáng sáng, 7 ngày một tuần, tôi luôn thấy một số lượng rất đông những người thanh niên, những người đàn ông của đất Việt, tụ tập ở các quán cà phê, có khi từ 4-5 giờ sáng, và nhiều khi kéo dài tới 9-10 giờ sáng. Họ chẳng làm gì khác ngoài chuyện bù khú, chuyện chính trị ở Mỹ, chuyện khoa học giả tưởng, chuyện trời trăng mây nước, và đủ mọi chuyện tào lao bí đao ở trên đời, toàn những chuyện không có liên quan đến việc giáo dục của con cái họ.

NHẬU THÌ KHỎI NÓI RỒI – KỶ LỤC HÀNG NĂM CHƯA THẤY CHẬM LẠI.
Ngày xưa, tôi tưởng ở Việt Nam người ta chỉ nhậu có một ca duy nhất vào buổi chiều mỗi ngày, ai dè … Ngày nay, ở khắp nơi trên đất nước, người ta nhậu 3 ca: Ca Tờ Mờ Sáng. Ca Giữa Trưa, và Ca Chiều Tối.

- 3 giờ sáng tôi xuống đường đi dạo một vòng Sài Gòn. Ở các ngôi chợ có phạm vi lớn, ở các ngôi chợ đầu mối, khi những người buôn bán, những tay bốc vác, những người giao hàng và những người tài xế, bắt đầu ngày của họ vào khoảng 9-10 giờ đêm, thì sau khi họ xong việc vào khoảng 2-3 giờ sáng. Đó là thời điểm họ tụ họp nhau lại NHẬU CA NHẤT ĐẦU NGÀY. Tuy không ồn ào nhưng cũng rôm rả ghê lắm.

- Giữa trưa, tôi ghé vào những quán nhậu tên tuổi và có giá ở Sài Gòn, cũng như ở các thành phố lớn, thì việc giao tiếp giữa các ông lớn, giữa các sếp, và giữa những giao kèo khế ước với nhau ở những quán nhậu hạng sang này cũng nổ ra như pháo Tết. Đây là những nơi mà một buổi nhậu kéo dài vài tiếng trong giờ hành chánh, nổ ra hăng nhất, tốn kém nhất, và được sự chăm chút của các em chân dài nhiều nhất, vì đây là đám người có tiền và dám chi, chi ra để thầu vô mà. Những phòng máy lạnh đóng cửa im ỉm, chỉ được mở ra khi người ta mang đồ tiếp tế vào, như rượu bia và đồ nhắm NHẬU CA HAI GIỮA NGÀY.

- Chiều đến, cứ khoảng tầm 5 giờ là khắp các địa bàn trên mọi vùng của đất nước, những nhóm thanh niên, trung niên tụ tập đông như kiến ở các quán nhậu, từ vỉa hè lên đến nhà hàng 5 sao, từ quán cóc cho tới làng nướng hải sản, từ những món nhậu dân giả cho đến những loại hàng độc, hiếm có của thú rừng, mà hễ hàng càng độc thì lại càng đắt.

Những loại rượu từ cồn 20 ngàn một xị lên đến vài ngàn đô một chai là chuyện phải có ở khắp nơi. Có những quán hải sản, quán thịt rừng hiếm có, mà ở đó, chỉ cần có tiền là có bất cứ thứ rượu đắt tiền nào trên thế giới. Nếu không có, thì chỉ trong thời gian chuẩn bị đồ nhắm, sẽ có người đi mang hàng về tận nơi. Nhìn thấy những bàn tiệc với 4-5 chai Cordon Bleu Classic giá vài trăm đô một chai là chuyện nhỏ như con thỏ. Tôi đã từng thấy họ bưng vào phòng lạnh riêng, những chai Remy Marin Louis 13 một cách kính cẩn.

Nói chung thì ở Việt Nam, ai dám quả quyết là có 60% - 70% hay 80% hoặc hơn, thanh niên NHẬU MỖI NGÀY? 

Trong số này, thì bao nhiêu phần trăm phải có bổn phận và trách nhiệm làm cha mẹ, làm phụ huynh hay ít ra có bổn phận phải đóng góp? 

Người có tiền say theo kiểu của người có tiền. 

Dân nhà nghèo say theo “cá tánh” của dân nhà nghèo, nhưng tóm lại, ĐÀN ÔNG CỦA CẢ NƯỚC ĐỀU SAY XỈN … vào CUỐI NGÀY NHẬU CA BA.

THỬ HỎI, CÒN LẠI BAO NHIÊU NGƯỜI TỈNH TÁO LO CHO VẬN MỆNH GIÁO DỤC CỦA CON CÁI?

THỬ HỎI CÒN ĐƯỢC BAO NHIÊU NGƯỜI ĐỨNG RA TRANH ĐẤU CHO VIỆC GIÁO DỤC CÁC THẾ HỆ TRẺ?

Cái con số dám đứng ra lên án, cũng như nhất định làm một cái gì đó để chống lại cái nền giáo dục vô lương mà ta thấy trên Facebook, chỉ là con số 1% trong tổng số những người làm cha mẹ ở Việt Nam, NHỮNG BẬC LÀM CHA MẸ CÓ TRÁCH NHIỆM.

Cái số 99% còn lại kia, họ đã để tương lai con cháu của họ trên các bàn cà phê, trên các bàn nhậu mỗi ngày, liên tục 365 ngày mỗi năm rồi. Đây là cái mà có ảnh hưởng trực tiếp đến con cái họ, đến gia đình họ mà còn thế, thì trông mong gì về chuyện đại sự của quốc gia, những chuyện xa vời!

99% NHỮNG BẬC LÀM CHA LÀM MẸ ĐÓ ĐÃ ĐÓNG GÓP TRỰC TIẾP VÀO SỰ PHÁ SẢN CỦA NỀN GIÁO DỤC CỦA NGÀY HÔM QUA RỒI.

Ngày hôm nay, nó chỉ còn lại cái kết quả đắng lòng này thôi, chẳng còn cách gì để chữa. Những thứ Giáo Dục Công Nghệ, vuông vuông, tròn tròn, tam giác cái chó gì đấy, cũng như việc cải cách của ông Bùi Hiền, thực ra cũng chỉ là những thứ bốc mùi hôi thối từ nguyên cái đống rác của Bộ Dục đấy thôi.

Thử hỏi cái con số 99% cha mẹ đó, đã đầu tư vào bia rượu, đầu tư vào các em chân dài váy ngắn cũn cỡn, khui rượu bia như máy kia một năm bao nhiêu thời giờ, bao nhiêu tiền của?
Thử hỏi, dân tộc Việt Nam còn lại bao nhiêu giờ một ngày lo cho các em, lo cho các con, lo các cháu trong việc Giáo Dục chúng?

99% cha mẹ đang lo đi nhậu thì chỉ cần 5-7 thằng trong Bộ Dục châm ngòi lửa, cái Gia Tài Nền Tảng Giáo Dục của Dân Việt mấy chục năm cháy ra tro, mà cái Gia Tài Nền Tảng Giáo Dục đó, nó đã cháy chầm chậm, âm ỉ cả mấy chục năm nay rồi, chứ nào phải mới đây.
Nói như lời mấy thằng Thiến Sĩ Ráo Xư của Bộ Dục khuyên:

“CHA MẸ, KHÔNG CẦN XÍA VÀO CHUYỆN GIÁO DỤC CỦA CON TRẺ. ĐÃ CÓ BỘ DỤC LO RỒI!”.

Ừ, cũng phải. Cứ để Bộ Dục chúng nó đốt, ta cứ đi nhậu cái đã!

***
Năm 2005 đổi 1 USD = 15650 đồng tiền cụ. Mua 1 lon Heineken giá 13500 tương đương 85 xu Mỹ. Mua 1kg gạo thơm, giá 1450 đồng tiền cụ tương đương chưa tới 10 xu Mỹ.

Năm nay 2018, 13 năm sau đổi 1 USD = 23000 đồng tiền cụ. Mua một lon Heineken giá 19500 vẫn tương đương 85 xu Mỹ. Mua 1kg gạo thơm, giá 19000 đồng tiền cụ tương đương 82 xu Mỹ.

Mọi thứ hàng tiêu dùng đã lên giá gần gấp chục lần sau 13 năm, chỉ có BIA LÀ GIÁ VẪN KHÔNG THAY ĐỔI … mà chẳng có ai thắc mắc!

KHÔNG CÓ MỘT ĐẤT NƯỚC NÀO LẠI NHIỀU QUÁN NHẬU NHƯ Ở VN - BẰNG 1/1 TRIỆU CŨNG KHÔNG.

Bởi thế, không uống thì thật uổng.

ÔI, TIỀN ĐỒ CỦA DÂN TỘC!


----------------------------

LÒNG NHÂN, NGHĨA và CHỮ TÍN CỦA ÔNG TRUMP.
Ông Trump thường được mọi người ca tụng là người mang tính chất Bảo Thủ, nghĩa là ông ta giữ gìn và bảo vệ những giá trị cũ nhưng tốt đẹp mà loài người luôn mong muốn gìn giữ nhất là trong thời điểm mà con người có vẻ như muốn đi ngược và làm ngược lại những giá trị đó. NHƯNG CÓ ĐÚNG THẾ KHÔNG?
Ông ta hiện nay là đương kim tổng thống Hoa Kỳ, lẽ đương nhiên, cái “spotlight” nó luôn chiếu thẳng vào ông, trên sân khấu chính trị, gia đìn...








No comments: