Saturday, February 10, 2018

HẢI QUAN VN TỊCH THU 'SÁCH NHẠY CẢM CHÍNH TRỊ' (BBC Tiếng Việt)




10 tháng 2 2018
Hôm 9/2, Cục Hải quan Đà Nẵng đã tịch thu một số bưu phẩm có chứa một số quyển sách được cho là có "nội dung nhạy cảm chính trị," theo truyền thông Việt Nam.

Bốn bưu kiện chứa một số bản in của ba quyển sách trên đã bị tịch thu bởi hải quan Đà Nẵng. AMAZON

Theo Báo Tin tức, đại diện Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết:
"Nếu cho lưu hành những cuốn sách này sẽ tạo ra nhận thức sai lệch về lịch sử cuộc chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, cũng như các vấn đề dân chủ, nhân quyền của Nhà nước Việt Nam hiện nay."

----------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------
Ba quyển sách đó là:

§  Hue 1968 - A Turning Point of the American War in Vietnam, (Huế 1968 - Bước ngoặt của cuộc chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam) của tác giả Mark Bowden, xuất bản tại Hoa Kỳ, tháng 6/2017.
§  Where the ashes are - The Odyssey of a Vietnamese family, (Nơi tro bụi bay - Cuộc du hành của một gia đình Việt Nam) của tác giả Nguyễn Quí Đức, xuất bản tại Hoa Kỳ, tháng 12/2009.
§  Chính trị bình dân, Phần I, của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, xuất bản tại Hoa Kỳ, tháng 9/2017.

Những quyển sách được đóng gói trong bốn bưu kiện gửi từ Hà Lan, Ba Lan, Hoa Kỳ về cho một số người nhận ở Đà Nẵng và Huế, nhưng bị chặn ở cửa Hải quan Đà Nẵng.

Nhà báo tự do và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang đã có một bài đăng trên Facebook phản ứng về vụ việc này:

-------------------------------------------------------------------
Pham Doan Trang
Thật ra mình đang loay hoay viết tiếp quyển ll cuốn “Chính trị bình dân”, lần này bao gồm 5 nội dung: chính sách công, phát triển, nhân quyền, địa chính trị, quan hệ quốc tế. Nhưng anh em tuyên giáo với an ninh mà ép mình quá là mình bỏ hết...
... chuyển sang viết một cuốn mới là “Chính trị cộng sản” đó nhé.
Hải quan rạch đồ ăn cắp sách của người ta mà reo lên báo như chiến công thế này à?! Anh em quá đáng lắm luôn á.
-------------------------------------------------------------------

Những quyển sách này viết gì?

Quyển sách Huế 1968 - Bước ngoặt của cuộc chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam của nhà báo người Mỹ Mark Bowden, chỉ mới xuất bản vào tháng Sáu năm ngoái.
Tuy nhiên, quyển sách của Bowden, vốn tập trung vào Tổng tiến công Mậu thân năm 1968 tại Huế, được đánh giá rất cao bởi giới truyền thông Hoa Kỳ.
Karl Marlantes của tờ Wall Street Journal viết, "Quyển sách gồm những dữ liệu trước từng được công bố từ Hoa Kỳ và Việt Nam và các cuộc phỏng vấn với những người tham chiến từ hai phía, Bowden kể lại từng giai đoạn của cuộc chiến quan trọng này từ nhiều quan điểm, góc nhìn."

---------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------

Hai trong ba quyển sách bị tịch thu có nội dung chủ yếu về cuộc Tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968.  GETTY IMAGES

Hue 1968 nằm trong top 10 quyển sách phi hư cấu hay nhất năm 2017 của Wall Street Journal và trong top 50 của Washington Post, và top 100 sách của năm của Amazon.

Quyển Nơi tro bụi bay - Cuộc du hành của một gia đình Việt Nam, của nhà báo và nhà văn người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quí Đức, được in cách đây 9 năm.
Đây là quyển sách hồi ký của chính tác giả, khi ông còn là một đứa trẻ 9 tuổi sống ở miền Nam Việt Nam vào 1968. Cha ông khi đó là một viên chức cao cấp cho chính quyền Nam Việt Nam. Nhưng cuộc tổng tiến công diễn ra khiến cuộc sống yên bình của đình bị xáo trộn.
Cha ông bị bắt giữ và lưu đày, sau đó bị cầm tù 12 năm. Tác giả rời khỏi Sài Gòn vào 1975 nhưng luôn hướng về Việt Nam, nơi mẹ ông vẫn sinh sống trong cảnh nghèo khổ và sống trong trại cải tạo cho đến khi cha ông ra tù. Tác giả trở lại Việt Nam thập niên 90, lúc đó cả gia đình ông mới được đoàn tụ.
Nguyễn Quí Đức từng nhận được nhiều giải thưởng báo chí cao quý của Hoa Kỳ.

--------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang nói cô đang có ý định viết tiếp "Chính trị bình dân"phần II.  PHAM DOAN TRANG

Khác với hai quyển sách trên, Chính trị bình dân, Phần I, do nhà báo tự do, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang biên soạn hoàn toàn bằng tiếng Việt trong hai tháng.
Trong lời mở đầu sách, tác giả nói mục đích viết quyển sách vì cô mong muốn xóa bỏ sự thiếu hụt kiến thức sơ đẳng về chính trị trong đại đa số người Việt Nam, nhất là phổ cập kiến thức cho giới trẻ tham gia hoạt động xã hội, đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam
Quyển sách cung cấp định nghĩa bình dân về "Chính trị là gì?", đồng thời phân tích khái niệm và vai trò của chính quyền và nhà nước, khái niệm "dân chủ" và các loại tư tưởng chủ nghĩa.
Kèm theo đó là bình luận, nhận định riêng của tác giả về tự do báo chí, bầu cử, quốc hội, và các vấn đề khác trong xã hội.

Trước đó, nhà hoạt động đã bị cơ quan an ninh mời lên làm việc, giải trình về quyển sách này hôm 16/11, sau buổi làm việc với Phái đoàn ngoại giao EU.
Nhà hoạt động cho biết đang lên kế hoạch viết nốt phần II cho Chính trị bình dân.

-----------------------------

Trang nhà của Phạm Đoan Trang

*

21 hrs · 
Thật ra mình đang loay hoay viết tiếp quyển ll cuốn “Chính trị bình dân”, lần này bao gồm 5 nội dung: chính sách công, phát triển, nhân quyền, địa chính trị, quan hệ quốc tế. Nhưng anh em tuyên giáo với an ninh mà ép mình quá là mình bỏ hết...
... chuyển sang viết một cuốn mới là “Chính trị cộng sản” đó nhé.
Hải quan rạch đồ ăn cắp sách của người ta mà reo lên báo như chiến công thế này à?! Anh em quá đáng lắm luôn á.
*
22 hrs · 
Một chế độ ngay thẳng thì ngại gì cho người dân hiểu biết về chính trị, sao phải sợ đến thế?
Nếu những cuốn sách này "sẽ tạo ra nhận thức sai lệch về lịch sử cuộc chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, cũng như các vấn đề dân chủ, nhân quyền của Nhà nước Việt Nam hiện nay" thì các cơ quan hữu quan nên chỉ ra cho nhân dân thấy những sai lệch đó như thế nào trong những cuốn sách đó.
“Về mặt pháp lý, theo nguyên tắc, cuốn sách được xuất bản tại Hoa Kỳ nên sẽ chịu sự điều ch...

*
23 hrs · 
SẺ CHIA VỚI BẠN TÙ
Tiền bán sách, sau khi trừ chi phí sẽ được tặng lại cho 2 TNLT là Như Quỳnh và Thuý Nga như một sự sẻ chia không chỉ giữa các bạn tù mà còn là sự đồng cảm giữa những người mẹ.
Đó là lý do đây là lần đầu tiên tôi nói về cuốn sách của mình kể từ khi “Những mảnh đời sau song sắt” được phát hành tại Mỹ tháng 11 năm 2017. 

*
Qua bài viết này mới thấy đôi mắt tinh tường của Pham Doan Trang

Năm 1987-1990, ông Nguyễn Văn Linh - cựu tổng bí thư đảng CS - có sáng tác một loạt 27 bài viết đăng báo Nhân Dân với nhan đề "Những việc cần làm ngay", lấy bút danh N.V.L. Sau này, ông Linh bảo N.V.L. có nghĩa là "nói và làm, Nguyễn Văn Linh là cái anh nói và làm".
Ông Linh được báo chí ca ngợi như là "kiến trúc sư, người thiết kế nên công cuộc Đổi Mới" ở Việt Nam từ giữa những năm 1980. Tuyệt không một ai dám hé răng nói về những sai lầm, tội lỗi của ông thời cầm quyền, tr...

*
"Sống để kể lại", các bạn nhé.
Những thế hệ người Việt sau này sẽ phải biết rằng con đường đi tới dân chủ ở đất nước của chúng ta đã trải qua những khoảnh khắc, những ngày tháng dữ dội như thế nào. Cũng như thế giới: Dân chúng ở các quốc gia dân chủ cần nhìn vào câu chuyện Việt Nam ngày nay để hiểu dân chủ, tự do là một giá trị mà người dân ở các nước khác, kém may mắn hơn họ, đã phải giành lấy bằng máu, nước mắt, và cả cuộc đời mình.
"TA SẼ KHÔNG QUÊN BAO GIỜ…"

*
Pham Doan Trang
"TA SẼ KHÔNG QUÊN BAO GIỜ…"
Có nhà báo nước ngoài từng hỏi tôi: "Điều gì đã xảy ra với Hoàng Bình vào ngày 14/2/2017?". 






No comments: