Kính
Hòa RFA
2018-01-08
2018-01-08
Buồn
phiền, tức giận, hoài nghi
Hình ảnh nhân vật một thời đầy quyền lực, luôn xuất
hiện trên báo chí với những dòng bình luận rất tích cực trong suốt mấy năm liền,
nay có vẻ tiều tụy, tay bị còng, đứng trước vành móng ngựa, làm bà Nguyễn Hoàng
Ánh, giảng viên Đại học tại Hà Nội cảm thấy buồn nhiều hơn vui:
“Thứ nhất mình cũng cảm thương cho một con người,
lúc lên voi lúc xuống chó không biết thế nào mà nói. Thứ hai là mình cũng cảm
thương cho một cái…. Tức là mình cảm thấy mong mạnh trong cái thời đại này. Bởi
vì một con người đã đạt được quyền lực như vậy, rồi mất đi nhanh chóng như vậy,
thì cũng chẳng biết là ngày mai sẽ là ai. Nói cho cùng thì mọi người dân đều
mong mỏi chống tham nhũng, nhưng mà khi có kết quả chống tham nhũng như vậy thì
tôi không nghĩ rằng sẽ làm cho … cá nhân tôi thì thấy buồn nhiều hơn là vui.”
Bà Ánh nói rằng thật sự bà không ghét ông Thăng, mà
ngược lại, bà cũng nằm trong số những người Việt Nam cho rằng ông Thăng cũng đã
làm được một số chuyện lúc ông tại chức, hơn nữa phong cách mà bà cho là hào sảng
của ông Thăng cũng làm cho hình ảnh ông Thăng gần với người dân hơn những vị
lãnh đạo khác.
Ông Đinh La Thăng bị còng tay dẫn ra tòa tại Hà Nội
ngày 8/1/2018. AFP
Nhưng ngược lại cũng có những cảm xúc tức giận như
bác sĩ Lê Phương tại Sài Gòn, ông viết trên Facebook của mình như sau:
Nằm trên mỏ dầu, 90 triệu con người còng lưng đóng
thuế mà tiền đi đâu? Nếu không phải vào túi Thăng, và đồng bọn.
Đồng tiền tham nhũng của bọn chúng phải trả bằng
sinh mạng, bằng giá máu của những người cha nhịn ăn để nuôi con bệnh, bằng những
đồng bạc đẫm mồ hôi cuối cùng vét túi để mua từng toa thuốc.
Nên phiên tòa xử Thăng và đồng bọn hôm nay,không làm
tôi mảy may động lòng.
Ông Đinh La Thăng từng là người đứng đầu ngành dầu
khí của Việt Nam, quốc gia có nhiều mỏ dầu hàng thứ tư của Đông Nam Á, và chính
những sai phạm và thất thoát của ngành dầu khí là một nguyên nhân dẫn ông Thăng
đến vành móng ngựa.
Nhưng bà Nguyễn Hoàng Ánh, một mặt cho rằng chuyện
chống tham nhũng là chuyện đáng làm, nhưng đâu phải chỉ mỗi mình ông Thăng phạm
tội tham nhũng:
“Ở Việt Nam thì thực ra thông tin nó không minh bạch,
thực tế mà nói thì được làm vua thua làm giặc, rất là khó đoán định. Và tôi
cũng tin là nếu ông ấy có mắc tội thì cũng là có rất đông những người chưa bị
làm sao cả cũng mắc tội như ông ấy mà thôi, thậm chí có thể còn ghê gớm hơn.”
Bà nhấn mạnh rằng thông tin không minh bạch làm cho
nhiều người như bà hoài nghi rằng có thật sự ông Thăng bị phạm tội như vậy hay
không.
Từ những hoài nghi đó có người nhìn hình ảnh ông
Thăng ra tòa ở khía cạnh một cuộc đấu đá phe phái nhiều hơn là chống tham
nhũng. Ông Nguyễn Thiện Nhân, một nhân viên kế toán ở Bình Dương nói với chúng
tôi:
“Cái đầu tiên mình nghĩ đến nhân quả, nhân nào quả nấy.
Hình ảnh Đinh La Thăng bị còng tay và xử án, là cái chuyện mà tôi cho là bình
thường vì cái điều đó đã xảy ra tương tự ở Trung Quốc rồi. Cái thứ hai là tình
hình nội bộ trong lúc này, thì hình ảnh đó cũng bình thường thôi, vì kết quả đấu
tranh phe phái thì như thế. Ông Đinh La Thăng thì không có oan ức gì với ổng cả.
Ổng làm thì ổng gánh chịu những hành động của ổng thôi.”
Hiếu
kỳ và hả hê
Cũng có những quan sát thấy rằng nhiều người dân Việt
Nam quan sát phiên tòa xử ông Thăng và những người đồng sự với một cảm xúc hiếu
kỳ và hả hê. Nhạc sĩ Diệp Chí Huy, sống tại Đà Nẵng cho biết quan sát của ông:
“Mấy nhân vật đó không gây cho mình cảm xúc bởi
lý do là những người này từ rất là lâu, mình thấy họ chỉ ăn tàn phá hại cái đất
nước này thôi. Mà tại sao không biết họ lại lên vùn vụt, đứng đầu một thành phố
như Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó là quá nhẹ so với cái mà họ phá hoại đất nước
này. Người ta thì hiếu kỳ ra xem vì đây là chuyện ở thượng tầng kiến trúc, và
tôi cũng thấy rằng dân chúng họ cũng hả hê.”
Hai
loại tù khác nhau
Nhà thơ Đỗ Trung Quân, hiện sống ở Sài Gòn, nhìn
hình ảnh ông Thăng cùng những người nhân viên cũ của ông ra tòa bên cạnh những
con số tài sản khổng lồ, bình luận:
“Một thường dân ra tòa bị còng, thì Đinh La Thăng bị
còng thì … theo tôi nếu đúng là luật pháp, tôi đặt trong ngoặc kép nhé, thì nó
bình thường. Tôi cho là thế này, đằng sau những khối tài sản khổng lồ mà có nguồn
gốc bất thường, bao giờ cũng đi kèm với tội ác. Tôi không nói về thất thoát,
chuyện của đất nước, thất thoát của đất nước, tiền đó là của dân chứ không của
ai cả.”
Cũng nói về cái ác và cái thiện, Nhạc sĩ Tuấn Khanh
nhắc lại hai sự kiện khi ông Thăng làm Bí thư thành ủy Sài gòn là đã thẳng tay
phá hủy Chùa Liên Trì, phớt lờ lời kêu gọi không đàn áp những người biểu tình tại
thành phố này chống Trung Quốc lấn lướt ngoài biển Đông, và kết luận rằng ông “Không
quan tâm đến những phiên xử gọi là “đại án” như phiên xử ông Thăng, vì nó không
có giá trị thiện ác mà chỉ là có màu sắc phân tranh của một chế độ.”
Nhà báo Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng, với tư cách là một
người tù chính trị, từng bị bắt giam vì những bài báo phản biện các chính sách
của nhà nước, so sánh hai thân phận người tù khác nhau:
“Một ủy viên Bộ chính trị cỡ Đinh La Thăng, bị
còng tay ra tòa, thì thật sự cá nhân tôi thì tôi thấy có điều gì đó chạnh lòng.
Thú thật là thế, với tư cách con người. Nhưng còn với tư cách một nhà báo quan
sát thì, khi tôi là bị cáo đứng trước vành móng ngựa, thì tôi đã nói câu này,
tôi đã khắc trong phòng biệt giam B14, nơi đang giam ông Thăng, tôi khắc là: Có
loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù khiến họ vinh quang.”
Tương tự như vậy nhà báo Mạc Việt Hồng, hiện sống tại
Ba Lan bình luận trên mạng xã hội về hình ảnh ông Đinh La Thăng, với những người
bất đồng chính kiến thường bị xử bằng những điều luật được cho rằng mù mờ trong
hình luật Việt Nam như các điều 79, 88, 258:
“Nhìn ảnh anh Thăng bị còng tay dẫn ra tòa sáng
nay, mình cũng có chút băn khoăn. Những người phạm tội theo điều 79, 88 hay 258
ra tòa là có bao bạn hữu đến để bày tỏ tình đòan kết, sự ủng hộ; dù bị cản trở,
đàn áp thập chí đánh đập họ vẫn tới. Trong khi các anh, những người lẫy lừng một
thời, thở ra một câu, ho ra một lời, báo chí cũng vồ lấy tán tụng; giờ co ro,
cúm rúm một mình.”
*
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment