FB Luân Lê
(LS Lê
Luân)
Theo
luật quốc tế, một quốc gia chiếm giữ một thực thể trong vòng 50 năm liên tục mà
không có tranh chấp thì thực thể đó thuộc chủ quyền của quốc gia đang thực hiện
việc chiếm giữ, quản lý.
Vậy
quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng đánh chiếm thời VNCH vào ngày này 44 năm trước,
ngày 19/01/1974 và giết chết 74 người lính quyết tâm giữ đảo nhưng bất thành,
có được coi là đang có tranh chấp hay không kể từ năm 1974 đến nay?
Quần
đảo Hoàng Sa lúc đó đang thuộc chủ quyền của chính thể VNCH, xác lập theo Hiệp
định Geneva năm 1954 ký giữa 6 bên, bao gồm cả Trung Cộng trong bàn đàm phán và
ký ước. Và phía VN Dân chủ Cộng hoà vào năm 1958 đã có công hàm từ Thủ tướng Phạm
Văn Đồng xác nhận về chủ quyền đối với vùng 12 hải lý của Trung Quốc tại một số
đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngay cả từ khi bị đánh chiếm năm 1974, phía Việt
Nam DCCH vẫn chưa bao giờ có một động thái đưa vấn đề này thành tranh chấp chủ
quyền về lãnh thổ đối với phần biển đảo bị Trung Cộng cưỡng chiếm từ VNCH.
Chính
phủ Việt Nam thống nhất từ năm 1975 cho đến nay, chỉ phản đối các hành vi quân
sự hoá và bồi đắp đảo đá nhân tạo tại quần đảo Hoàng Sa làm phức tạp thêm tình
hình trên biển đông, mà chưa khi nào gửi một văn bản chính thức phản đối vấn đề
chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa bị cưỡng chiếm bằng vũ lực trái phép năm 1974 tới
chính quyền Trung Quốc và/hoặc quốc tế.
Chính
phủ Việt Nam phải đối mặt với việc bành trướng lớn hơn của Trung Quốc bằng việc
nước này gần đây đã liên tục gây hấn và tự công nhận đường lưỡi bò 9 đoạn gần
như chiếm trọn biển đông, mà phần lớn ăn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế cũng
như lãnh hải của Việt Nam. Và vì hành động bành trướng bất chấp luật pháp và lấn
chiếm phần lớn diện tích vùng biển, hải đảo không chỉ ở các vùng đã bị cưỡng
chiếm trước đây, mà còn bao gồm cả một vùng rộng lớn hơn rất nhiều lần đã xâm
phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, nên việc phản đối của chúng
ta thực chất mới chỉ nhằm giải quyết tình thế đối với hành động đơn phương bành
trướng của những phần mà Trung Quốc cố tình nới rộng thêm, tức tạo ra một tranh
chấp mới và lớn hơn, nghiêm trọng hơn để buộc một nước phải chống đỡ với những
xung đột trực tiếp mà làm mờ đi phần tranh chấp trước đây.
Việc
cần thiết để coi việc chiếm giữ một phần quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc từ
năm 1974 cho đến nay là bất hợp pháp và thực thể do Trung Quốc đang quản lý là
một thực thể vẫn đang có tranh chấp, thì buộc phía Việt Nam phải:
(i)
hoặc đưa đơn kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế nhằm có một phán quyết; hoặc
(ii)
ít nhất phải có một thông báo chính thức tới Liên Hiệp quốc cũng như chính
Trung Quốc về vấn đề quần đảo Hoàng Sa thực chất thuộc chủ quyền đương nhiên và
không bàn cãi của Việt Nam, bao gồm cả đối với phần biển, hải đảo thuộc quần đảo
Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực và quân sự để cưỡng chiếm 44 năm trước từ
VNCH.
Đó
chính là giải pháp chính trị và luật pháp hữu lý cũng như giá trị nhất để có thể
cữu vãn và thiết lập lại được phần chủ quyền đối với một phần lãnh thổ là máu
thịt thiêng liêng của tổ quốc, mà dân tộc ta từ bao đời đã gắng công xây đắp, bảo
vệ và gìn giữ bằng vô vàn xương máu của rất nhiều những thế hệ đã qua và cho đến
ngày nay.
Đuổi
đi nền Văn minh Pháp Quốc thì bị mất nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa, và đảo Ba
Bình. Đuổi đi nền Văn minh Hoa Kỳ thì mất nốt phần phía đông của quần đảo Hoàng
Sa và sau đó mất tiếp một phần quần đảo Trường Sa, trên bờ thì Thác Bản Giốc, Mục
Nam Quan và hàng ngàn km2 đất ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Kiện Trung Quốc ư,
ở Ba Đình Hà Nội có vô cùng nhiều bọn tay sai và điệp viên của Trung Quốc, khó
khăn lắm
Đúng
. Thời hiệu của việc nộp đơn thưa Trung quốc ra tòa án Trọng Tài Quốc tế đã sắp
hết, nhưng bọn BCT đảng CSVN vẫn không thể quyết định được việc này. Hoặc là
doáp lực Tàu quá lơn, hoặc do bị chúng mua chuộc, gài bẫy hết cả....Hoặc do
"phe phái nằm vùng cho Trung Nam Hải trong BCT" quá đông, quá mạnh
!!!!....Muốn bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, toàn dân Việt Nam phải quyết định
thay cho cái Bộ Ăn Hại kia thôi. Không có cách gì khác. Càng chần chừ thì nguy
cơ càng cao gấp nhiều lần.
No comments:
Post a Comment