Tin
trong nước
Tưởng niệm 44 năm Hải chiến Hoàng Sa
Trò
mèo đã bị hoãn! Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Hoãn đêm diễn đoàn nghệ thuật Nội Mông tại Nhà hát lớn tối
nay. “Sự cố kỹ thuật” là lý do hoãn đêm biểu diễn ‘hát trên những xác
người’: “Đã phát hiện sự cố hệ thống máy cắt liên lạc của điện nguồn hoạt động
không ổn định, do đó không thể đáp ứng cho yêu cầu kỹ thuật của buổi biểu diễn
này“.
Báo
Pháp Luật TPHCM có bài: Hoàng Sa là máu thịt của Việt Nam! Tác giả đặt
câu hỏi mà không có câu trả lời: “Bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng
Sa? Bao giờ con dân đất Việt mới được đặt chân đến quần đảo thân yêu của mình?
Những trăn trở, suy tư ấy lại như đang ùa về trong tâm trí của những người từng
làm việc, chiến đấu để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc trong những
ngày này“.
Trang
VTC có bài: Thiếu tướng Lê Mã Lương: Phải đòi bằng được Hoàng Sa bị
Trung Quốc cưỡng chiếm. Đòi Hoàng Sa bằng cách nào đây ông tướng? Hoàng
Sa đã được “đảng ta” đem đi đổi chác để lấy súng đạn, mang đi bắn người anh em
miền Nam đã ra sức giữ nó, nên mấy chục năm qua, “đảng ta” nào dám mở miệng
đòi. Chẳng những không dám đòi, mà khi người dân lên tiếng đòi, chỉ với câu biểu
ngữ “Hoàng Sa là của Việt Nam”, còn bắt giam họ.
TC
Luật Khoa có bài: Hoàng Sa – nổi trôi vận nước. Bài viết giới thiệu “một
tài liệu nghiên cứu của GS Toshi Yoshihara thuộc Đại học Hải quân trực chiến”.
Quan điểm của GS Yoshihara về Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974: một cuộc chiến
ít được nghiên cứu, nhưng “chính kết quả của cuộc hải chiến này lại ảnh
hưởng rất lớn đến vai trò của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay”, trận chiến
này chính thức mở đầu tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một
số tội ác mà “bạn vàng” của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra trong Hải chiến
Hoàng Sa 1974: “Trung Quốc đã đánh chìm một tàu quét mìn, gây thiệt hại
nặng nề cho ba tàu chiến của VNCH, giết chết và làm bị thương hàng trăm binh
lính hải quân và sĩ quan, bắt giữ 48 người và chiếm cứ ba hòn đảo thuộc nhóm
Crescent”.
Bài
thứ ba trong loạt bài của TS Trần Công Trục trên báo GDVN: So găng trên đảo Quang Hòa, lính Trung Quốc nổ súng khơi mào
hải chiến. Tác giả kể về cuộc chiến giữ chủ quyền lãnh hải của những
người chiến sĩ vị quốc vong thân trong buổi sáng ngày 19/1/1974: “Đúng
10 giờ 30 phút ngày 19/1, tàu HQ5 bắt đầu khai hoả. Các tàu khác của Việt Nam Cộng
hoà ngay sau đó cũng đồng loạt khai hoả”.
Sau
khi trúng phải hỏa lực từ 2 chiến hạm Trung Quốc, “tàu HQ10 bị thiệt hại
nặng nề. Hạm trưởng Thiếu tá Nguỵ Văn Thà tử thương. Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị
thương nặng và phần lớn nhân viên thương vong… Vùng Hải chiến lúc đó mù mịt
khói súng và khói do tàu Trung Quốc thả”.
Hộ
tống hạm Nhật Tảo HQ-10 Việt Nam Cộng hòa chụp từ “tàu cá vũ trang” Trung Quốc
ngày 19/1/1974. Ảnh tư liệu của báo GDVN
LS
Lê Văn Luân bàn về: Một
phần Hoàng Sa và 6 năm còn lại. Tác giả lưu ý: “Theo luật quốc
tế, một quốc gia chiếm giữ một thực thể trong vòng 50 năm liên tục mà không có
tranh chấp thì thực thể đó thuộc chủ quyền của quốc gia đang thực hiện việc chiếm
giữ, quản lý”. Nói cách khác, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam giữ im lặng thêm 6
năm nữa, như đã im lặng suốt 44 năm qua, thì Trung Quốc có thể tuyên bố với quốc
tế về “chủ quyền” trên quần đảo Hoàng Sa.
Facebooker
Nguyễn Đắc Diên bàn về: Quy Trình VN Mất Hoàng Sa. Đảng Cộng sản Việt Nam đã
giúp “bạn vàng” từng bước thực hiện mưu đồ bá quyền ở Biển Đông: 10 ngày sau
khi Bắc Kinh khẳng định “chủ quyền” của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa, “14/9/1958, thủ tướng VN Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho
TQ ko phải để phản đối, mà để thừa nhận tuyên bố trên. Thủ tướng PVĐ đã phạm phải
một sai lầm lịch sử”.
Facebooker
Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: Ngày 19/1/2018 tưởng niệm tử sĩ vong thân vì Tổ quốc.
Tác giả cho biết: “Tại tượng đài Đức Thánh Trần, Bến Bạch Đằng Sài Gòn
giờ này có khoảng hơn 20 người tới thắp hương tưởng niệm. Anh em an ninh khá
nhiều. Tuy nhiên sáng nay họ cũng ôn hòa, lịch sự. Họ chờ từng tốp thắp hương
xong mời ra ngoài”.
Nhà báo Song Chi bình luận: “Với một chiến
lược lâu dài và tham vọng to lớn, lại được sự tiếp tay của đảng cộng sản VN hèn
hạ, ngu muội, bây giờ thì Trung Cộng đã có các căn cứ quân sự vững chắc trên
Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa cộng thêm các đảo nhân tạo khác, có khả
năng khống chế cả một vùng biển, vùng trời rộng lớn thuộc khu vực biển Đông”.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nhận định: “Lợi dụng lúc
hai miền Nam Bắc Việt Nam đánh nhau đến sức tàn lực kiệt, ngày 19/1/1974, Trung
Cộng xua quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhớ đến ngày 19/1 đau
thương là nhớ đến quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa đang bị kẻ
thù chiếm đóng trái phép”.
Nhà báo Bạch Hoàn viết: “Đúng vào ngày này
44 năm trước, tức 19/1/1974, bè lũ xâm lược Trung Quốc đã gây ra trận Hải chiến
Hoàng Sa, trắng trợn cướp quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Kẻ
xâm lược phương Bắc đã ngang nhiên chiếm giữ Hoàng Sa cho đến tận bây giờ”.
Facebooker Mặc Lâm bình luận: “Dù có biện
minh cách nào thì khi lịch sử lặp lại, ngày 19 tháng 1 năm 2018 cũng sẽ được
đem ra hỏi tội những ai gợi ý, ra lệnh hay thực hiện việc mời đoàn văn công Nội
Mông của Tàu sang Hà Nội múa hát ăn mừng ngày Việt Nam mất Hoàng Sa 44 năm về
trước”.
Facebooker Nhân Thế Hoàng viết: “Hôm nay
19/01/2018, tròn 44 năm ngày Hoàng Sa rơi vào tay bọn giặc Tàu. Hãy thắp một
nén nhang và tưởng nhớ đến sự hy sinh cao cả của những người con anh hùng của mẹ
Việt Nam đã ngã xuống vì biển đảo quê hương”.
Mời
đọc thêm: Hoãn đêm diễn Nội Mông vì ‘sự cố kỹ thuật’(BBC).
– Đau đáu Hoàng Sa (TN). – Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974? (VNN)
– Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng (TT/TD). Mời đọc
lại: Miền Bắc có tuyên bố Hoàng Sa của TQ? (BBC).
“Lỗi hệ thống” và chiến dịch “đốt lò”
Sáng
nay, trong lúc chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc công tác tổ chức xây dựng Đảng
năm 2017, bác Tổng đặt câu hỏi: Vì sao đúng quy trình nhưng thực tế bố trí cán bộ lại sai? Trách
nhiệm thuộc về… hoạt động “phê bình và tự phê bình”, yếu tố vốn đã rất mơ hồ từ
trước tới nay: “vai trò nêu gương, phê bình và tự phê bình còn chưa
cao, cá biệt có nơi vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm sự đoàn kết,
thống nhất trong Đảng”.
Bác
Tổng tiếp tục bàn về vấn đề kiểm soát quyền lực, trong khi bác vẫn đang nắm giữ
3 nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp, cùng với lực lượng quân đội,
công an: “Thực tế hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa
cao. Việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế. Hiện tượng
chạy chức, chạy quyền còn diễn biến tinh vi, phức tạp”.
Báo
VnExpress đưa tin: Ban Tổ chức Trung ương lấy ý kiến về dự thảo ‘kiểm soát quyền
lực’. Bài viết dẫn lời Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận
rằng: “cấp trên đốt lửa to, nhưng cấp dưới chậm đốt lửa hoặc đốt lửa nhỏ
trong khi suy thoái, tham nhũng hàng ngày, hàng giờ huỷ hoại niềm tin của nhân
dân, huỷ hoại tài sản của nhà nước, sức chiến đấu của Đảng và sức mạnh tổng hợp
của đất nước”.
Báo
Tuổi Trẻ viết về lộ trình mới của những người “đốt lò”: ‘4 không’ chống chạy chức, chạy quyền. Các lãnh đạo
vẫn lo giải pháp phần ngọn, không lý giải được nguyên nhân từ gốc, từ đặc điểm
thể chế đã khiến quyền lực, chức tước trở thành hàng hóa để đổi chác: “quyền
lực dễ bị lợi dụng, tình trạng ‘chạy chức, chạy quyền’ có cơ hội nảy sinh và diễn
biến phức tạp”.
VTC
đưa tin: Tuần tới, HĐND Thanh Hóa họp bãi nhiệm ông Ngô Văn Tuấn.
Bài viết dẫn thông tin từ ông Phạm Bá Oai, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa:
sáng nay, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã họp bất thường để “miễn nhiệm tư cách
đại biểu HĐND tỉnh của ông Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016-2021”. Ông Oai nói thêm: “Có giấy triệu tập
rồi, 24/1 tới đây HĐND tỉnh sẽ họp bất thường để xử lý”.
Mời
đọc thêm: Văn phòng Trung ương Đảng triển khai nhiệm vụ năm 2018 (ĐCSVN).
– Còn hiện tượng đề bạt, cất nhắc người nhà, người quen… dù
không đủ tiêu chuẩn (GDVN). – Tổng bí thư: ‘Chạy chức, chạy quyền còn diễn biến tinh vi’ (VNE).
– Tổng Bí thư: Cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật đến mức báo động (KTĐT).
– Triển khai quy định mới về xử lý, kỷ luật đảng viên (SGGP).
– ‘Chạy chức, chạy quyền vẫn là nỗi niềm trăn trở, băn khoăn’(ANTT).
– Cách chức Phó Chủ tịch Ngô Văn Tuấn là hợp lòng dân (DV).
– Người đứng đầu phải có danh dự (TT). – Thi hành dứt điểm các vụ án lớn, án tham nhũng (DT).
– Thanh tra Chính phủ kiến nghị bộ Công an điều tra tập đoàn
Than – Khoáng sản (NĐT).
Khoảng lặng giữa “phiên tòa lịch sử”
Báo
Dân Việt bàn về 10 ngày xử vụ Đinh La Thăng: Kết quả quan trọng nào đã đạt
được? Tác giả bình luận “kết quả đạt được”: “đó là qua
phiên tòa, những người làm sai đã nhận ra lỗi lầm. Dù cái sai đó có xuất phát từ
lý do chủ quan, thiếu kiểm tra, xem xét hay thực hiện chỉ đạo của cấp trên
không tìm hiểu đúng sai hoặc vì lý do khác”.
Báo
Người Việt cho biết: Nhóm Đinh La Thăng bị tố ‘bỏ ra hơn $880,000 thuê truyền
thông’. Bài viết đề cập đến lời bàn của LS Trần Đình Triển về một số
khuất tất đằng sau “phiên tòa lịch sử”: “Tôi biết Đinh La Thăng có năng
khiếu diễn hài và đóng kịch rất tốt, lợi dụng truyền thông để đánh bóng danh phận
và việc làm của mình”.
Đến
nay, phiên tòa xử đại án chính trị – kinh tế ở PVN vẫn chưa trả lời được câu hỏi: “Ai
đã phớt lờ kết luận của Thanh Tra Chính Phủ về những sai phạm của Đinh La Thăng
tại PVN? Những sai phạm của Thăng không những được bỏ qua mà còn được lên chức
vụ ngày càng cao”.
Mời
đọc thêm: Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh khó được tại ngoại (VTC).
– Cái làng Đông Anh ấy: ‘nhân danh người cầm dây, Tòa tuyên
án’ (VNTB).
Vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê: càng xử
càng thêm khuất tất
Trang
VietNamNet có bài: Đại án Phạm Công Danh: Nhiều vấn đề còn nằm trong vòng ‘bí mật’.
Gần 2 tuần trôi qua sau ngày tòa bắt đầu xử vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2, một
số “đại gia” có liên quan tiếp tục vắng mặt: “Đại diện phía ông Trần Bắc
Hà nộp cho HĐXX bệnh án thể hiện ông này đang mắc bệnh ung thư gan và đang điều
trị tại Singapore; phía bà Hứa Thị Phấn trình bệnh án cho thấy hiện bà này chỉ
còn 7% sức khỏe”.
Về
chuyện “CB Bank đã đề nghị 3 ngân hàng TPBank, BIDV và Sacombank và các
bị cáo phải bồi thường thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng”, đại diện CBBank lý giải: “Việc
tính toán dựa trên kết quả điều tra và truy tố của VKS”.
Báo
Dân Việt viết: Bà Hứa Thị Phấn bị đề nghị truy tố 2 tội danh. Thông
tin từ Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết: “đã có kết luận điều tra vụ án
Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín”.
Mối
liên quan giữa bà Phấn với vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê: “Sự yếu kém của
TrustBank do ngân hàng ngày bị lũng đoạn là một phần nguyên nhân dẫn đến sự đổ
vỡ của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) sau này”. NHNN phải mua lại
Ngân hàng TMCP với giá 0 đồng, thực chất là ngăn không cho ngân hàng này phá sản.
Mời
đọc thêm: Vụ Phạm Công Danh: 5 lần giám định sai phạm, hậu quả (ĐV).
– Xét xử Phạm Công Danh: Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định
nhiều lần (ANTT). – Sacombank thu giữ loạt tài sản liên quan đến Phạm Công Danh
và Tập đoàn Thiên Thanh (VNF). – Đại án VNCB: CB Bank không muốn trả 4.500 tỉ đồng tăng vốn
điều lệ?(TN). – Sáu Phấn rút ruột TrustBank: Tăng vốn ảo, bán cổ phần khống
lấy tiền (GT).
Khi quan Đảng làm kinh tế
Trang
VietNamNet đặt câu hỏi về một gánh nặng của nền kinh tế Việt Nam: Lọc dầu Nghi Sơn 9 tỷ USD lỗi hẹn: Vì sao?Tại vì các
quan chức làm kinh tế theo kiểu “cõng rắn cắn gà nhà”: “theo thỏa thuận
với liên danh nhà đầu tư lọc dầu Nghi Sơn, trong 10 năm, nếu Nhà nước Việt Nam
giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm phải
bù cho lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này. Đây chính là mấu chốt cho các
tính toán thiệt hơn ngày càng lộ rõ”.
Tác
giả phân tích: “theo lộ trình hội nhập, thuế nhập khẩu dầu từ ASEAN hiện
nay (0%) đã thấp hơn giá trị ưu đãi cho lọc dầu Nghi Sơn. Vì thế, nếu lọc dầu
Nghi Sơn đi vào hoạt động, trong vòng 10 năm, PVN sẽ phải bỏ ra hàng tỷ USD để
bù lỗ cho nhà máy này”.
Mời
đọc thêm: Bộ Công Thương phát hiện thêm đại dự án thua lỗ thứ 13 (TT).
– Thông tin thêm về bài báo “Sở GTVT Quảng Ninh chi sai hơn 18
tỷ đồng tại dự án đường nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với KCN Nam Tiền
Phong” (XD). – TP.HCM: Hơn 3.500 tỷ đồng thi công dự án cầu đường (DS).
– “Siêu Ủy ban” quản lý vốn sẽ giảm thiểu xung đột lợi ích ở
các bộ? (VOV).
“Tận thu” vì ngân sách
Báo
Tuổi Trẻ đưa tin: Xả quỹ mạnh, xăng E5 vẫn tăng trên 400 đồng/lít.
Liên bộ Tài chính – Công thương thừa nhận: “giá xăng dầu đồng loạt tăng
mặc dù nhà điều hành vẫn quyết định chi mạnh xả quỹ bình ổn như kỳ trước”.
Các lãnh đạo tiếp tục đổ thừa… thế giới: “Lý giải về nguyên nhân tăng
giá các mặt hàng xăng dầu, liên bộ cho biết do giá thành phẩm xăng dầu thế giới
có xu hướng tăng và đứng ở mức cao”.
Trong
tình hình giá xăng tiếp tục tăng, báo hiệu khả năng tăng giá của tất cả các mặt
hàng khác, Blogger Phương Thơ tiếp tục phân tích về giá xăng Việt Nam. Lâu nay, các lãnh đạo
thường viện lý do “thuế bảo vệ môi trường” để tăng giá xăng, thực
tế thì “kể cả xăng gọi là xăng sinh học E5 gì đó được rêu rao quảng cáo
là “thân thiện môi trường”, và cũng bị cáo buộc là thủ phạm gây ra hàng loạt vụ
cháy xe gần đây”.
Hậu
quả của quá trình Đảng Cộng sản sắp xếp những người “hồng hơn chuyên” làm kinh
tế: “quốc gia này thì đi ngược lại quy tắc đầu tư, đó là khi giá dầu
thô sụt giảm thì họ giảm đầu tư, dù tiền nhiều và rẻ, lãi suất thấp, chi phí
giá thành nguyên liệu thấp nên giảm hóa đơn vay nợ. Nhưng khi giá dầu thô tăng
cao thì người ta ồ ạt tung ra các dự án đầu tư vĩ cuồng”. Đây là một trong
các nguyên nhân khiến quan chức càng làm kinh tế thì đất nước càng chìm trong nợ.
Facebooker Nhân Thế Hoàng đặt câu hỏi: “Tưởng
đốt lò mạnh bạo như vậy thì giá cả nó hạ hay tệ lắm là giữ ở mức bình thường,
chứ sao nó cứ tăng liên tù tì thế này. Hay chi phí thuê người đốt lò nó cao hơn
cả giá củi cho vào lò nên phải tăng giá để bù vô?”
Mời
đọc thêm: Xăng E5 tăng hơn 400 đồng một lít, A95 vẫn để doanh nghiệp định
giá (Zing). – Xăng tăng giá, gần chạm ngưỡng 19 nghìn đồng/lít (NĐT).
– Thuế bảo vệ môi trường quá cao, doanh nghiệp xăng dầu kêu
xăng E5 khó bán (DT). – Xăng, dầu đồng loạt tăng giá (VNE).
Chuyện “trồng người” ở Việt Nam
Về
thế bế tắc của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, thầy giáo Trương Quang Đệ nhận định: Giáo dục phổ thông Việt Nam mãi đì đẹt vì chưa tháo được nút
thắt tư duy. Tư duy “thành tích” từ thế kỷ trước, từ thời Liên Xô, đã tạo
thành căn bệnh “trầm kha của các cấp quản lý, của đội ngũ giáo viên và
gia đình xã hội”. Theo tác giả, “trong một nền giáo dục chân thực,
nhà trường không phải là nơi đào tạo người giỏi, ở bậc phổ thông không cần gì đến
trường chuyên lớp chọn”
Thực
trạng buồn của sự nghiệp “trồng người” ở Việt Nam: “Ít thấy đại học nào
mời các doanh nhân thành đạt, những chính khách có kinh nghiệm, các tướng lĩnh
có đầu óc xét đoán hơn người… đến chuyện trò với sinh viên”. Các thế hệ học
sinh “phải ôm một mớ hiểu biết vô ích”, điển hình những kiến thức về
chủ nghĩa Marx – Lenin hầu như không có giá trị trong hồ sơ xin việc sau này.
Báo
Giáo Dục Việt Nam có bài: Dạy thêm chính khóa lan tràn vì miếng ngon khó bỏ, cần liều
thuốc cực mạnh. Trong bài, thầy giáo Nguyễn Cao chỉ ra một số nguyên
nhân khiến học sinh tiếp tục phải chịu đựng “ám ảnh” học thêm: “Thứ nhất,
sách giáo khoa hiện hành quá nặng”, “thứ hai, giáo dục nước ta còn
quá nặng về kiểm tra, thi cử học thuộc”, “thứ ba, việc dạy thêm đem
lại nguồn thu nhập rất lớn cho những giáo viên đang tham gia giảng dạy và các
lãnh đạo trực tiếp, gián tiếp của nhà trường”.
Mời
đọc thêm: Nhiều văn bản của Bộ Giáo dục làm các trường cao đẳng sư phạm
chao đảo (GDVN). – Họp báo công bố dự thảo các chương trình môn học trong
chương trình GDPT mới (GD&TĐ). – Bộ trưởng Giáo dục: Chất lượng hiệu trưởng rất có vấn đề (VNE).
Nhân quyền ở Việt Nam
Tác
giả Việt Hồng bàn về cách ứng xử khi bị công an thu giữ điện thoại. Bài
viết đặt giả định: “điện thoại của bạn đang chứa những thông tin khiến
công an có thể quy chụp bạn là phản động, là tuyên truyền chống phá Nhà nước
CHXHCN Việt Nam”. Theo tác giả, “công an, những người đại diện cho
nhà cầm quyền luôn quy chụp và đàn áp những người có Quan Điểm Bất Đồng Chính
Kiến”.
Một
số hành động khả dĩ để chống lại hành động quy chụp của phía công an, an ninh:
thứ nhất, “tuyệt đối không ký vào bất cứ một giấy tờ, tài liệu nào của
công an”; thứ hai, “không trả lời bất cứ một câu hỏi nào nếu bạn
không hiểu hoặc cảm thấy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn”; thứ ba, “bạn
phải phản đối hành vi tùy tiện thu giữ điện thoại của công an, đó là một hành
vi côn đồ, vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.
Trang
Thanh Niên Công Giáo đưa tin: Vụ cán bộ xã Hưng Tây đàn áp Giáo dân Kẻ Gai bắt đầu nóng trở
lại. Người dân Giáo xứ Kẻ Gai đã chờ đợi trong một tháng, nhưng chính
quyền tỉnh Nghệ An vẫn chưa đưa ra câu trả lời thỏa đáng về vụ đàn
áp Giáo dân Kẻ Gai hồi giữa tháng 12/2017.
Tác
giả cho biết: “Ngày 18/1/2018 bà con Giáo xứ Kẻ Gai, Giáo phận Vinh đồng
lòng phản đối và ký tên đơn tố giác gồm: ông Nguyễn Văn Thu, Chủ tịch UBND xã
Hưng Tây, ông Cao Văn Lực, Trưởng Công an xã Hưng Tây, và các đồng phạm đã có dấu
hiệu vi phạm pháp luật hình sự, trong vụ việc vô cớ đàn áp, hành hung dã man
người dân”.
Trang
Việt Nam Thời Báo có bài: Vụ án thầy Vũ Văn Hùng: Qui trình bắt người bạo ngược.
Bài viết so sánh vụ thầy Vũ Hùng bị bắt với vụ án Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn
Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh. “Trong vụ BTMT, 21 người đi đang đi trong
trật tự trên hơn một chục xe máy thì đột nhiên bị công an phục kích tấn công,
đánh đập hết sức dã man. Chúng bắt tất cả về đồn rồi tìm ra 3 người cần bỏ tù để
qui chụp cho tội gây rối trật tự công cộng”.
Công
an, an ninh lặp lại chuyện “gắp lửa bỏ tay người” trong vụ bắt thầy giáo Vũ
Hùng: “anh đang đi bộ thì bị hai tên mặc thường phục đánh, sau đó công
an bắt anh về đồn và cũng qui cho tội gây rối trật tự công cộng. Đến khi hết 9
ngày tạm giữ thì khởi tố vụ án, tạm giam 2 tháng, thay đổi tội danh thành cố ý
gây thương tích”.
Lãnh đạo tiếp sức BOT “hút máut” dân
Trang Thanh Niên Công Giáo có bài: Bộ máy chính trị vào cuộc để chống lại nhân dân. Tiếp nối hành động “chưa từng có từ trước đến nay” của TCĐB Việt Nam, đến lượt Thủ tướng tiếp sức cho hệ thống BOT bằng cách “hạ lệnh cho Bộ công an, Bộ quốc phòng, cả hệ thống chính trị vào cuộc để trấn áp dân”. Theo tác giả, quyết định này “sẽ làm cho mâu thuẫn giữa các tài xế, lái xe và các chủ đầu tư của các BOT sẽ trở nên phức tạp hơn”.
Trang Thanh Niên Công Giáo có bài: Bộ máy chính trị vào cuộc để chống lại nhân dân. Tiếp nối hành động “chưa từng có từ trước đến nay” của TCĐB Việt Nam, đến lượt Thủ tướng tiếp sức cho hệ thống BOT bằng cách “hạ lệnh cho Bộ công an, Bộ quốc phòng, cả hệ thống chính trị vào cuộc để trấn áp dân”. Theo tác giả, quyết định này “sẽ làm cho mâu thuẫn giữa các tài xế, lái xe và các chủ đầu tư của các BOT sẽ trở nên phức tạp hơn”.
Ông
Thủ tướng và các lãnh đạo ngành giao thông vẫn chỉ nhìn thấy “lỗi” của các tài
xế, trong khi “các đợt ùn tắc giao thông xảy ra ở các trạm thu phí là
do sự bất mãn của các tài xế khi họ bị ép buộc mua một sản phẩm bào đó mà họ
không muốn. (ở đây là do mức thu phí quá cao)”
Báo
Nông Nghiệp bàn về cuộc cống mệt mỏi ở hai đầu… trạm BOT. Người dân sống
quanh trạm BOT Sóc Trăng cho biết: “nhiều tài xế vì lợi ích nên họ đứng
lên phản đối, người dân bị mắc kẹt ở giữa chỉ biết chờ đợi hướng giải quyết từ
chính quyền và BOT Sóc Trăng, chứ không còn cách nào khác. Vô tình họ đi vào giữa
hai làn đạn”.
Lý
do các tài xế không ngừng phản đối BOT được thể hiện ngay trong lời chia sẻ của
ông Trần Văn Minh, một người dân ở TP Sóc Trăng: “Nhà tôi ở phường 4,
không đi một mét nào trên tuyến đường tránh nhưng tại sao bắt tôi phải mua vé mỗi
lần qua trạm. Ngày nào cũng đi qua lại như thế, lấy tiền đâu mà nuôi gia đình
tôi chứ”.
Báo
Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Vì sao BOT trì hoãn bán vé tháng theo quy định mới? Tác
giả phân tích: “việc nhà đầu tư bị lỗ vốn (nếu có như dư luận hoài
nghi) thì đó là rủi ro trong kinh doanh, chủ đầu tư phải chấp nhận. Việc đổ dồn
gánh nặng lại cho người tham gia giao thông là không phù hợp”. Thực tế, người
tham gia giao thông phải chịu mọi hậu quả từ những bất cập của hệ thống BOT.
Lý
do chính khiến các chủ đầu tư BOT trì hoãn chuyện bán vé tháng theo quy định mới: “So
sánh hình thức bán vé tháng giữa 2 thông tư cũ và mới này có thể thấy, hình thức
cũ được lợi cho các BOT rất nhiều, có sự không sòng phẳng, thiệt thòi rơi về
phía các tài xế”.
Báo
Thanh Niên đưa tin: Vẫn chưa xong giải pháp tổng thể xử lý điểm nóng BOT.
Lý giải về những bất ổn ở các trạm BOT, Bộ trưởng Bộ GTVT đổ thừa… bối cảnh lịch
sử: “Lịch sử là phải tiến lên, không có chuyện hồi tố, nếu cơ quan đơn
vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm. Nhưng nếu làm sai do bối cảnh thời điểm
lịch sử khác, chủ trương khác thì để cơ quan nhà nước phán xét”.
Mời
đọc thêm: Đảm đảm an ninh trật tự tại các trạm thu phí BOT (GDVN).
– Xử lý tổng thể bất cập BOT giao thông(LĐTĐ). – Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an xử lý người cản trở giao thông
tại trạm BOT (VNE). – Chưa chốt được phương án cho BOT Cai Lậy (DS).
– Sau nhiều phản ứng, BOT Thái Nguyên – Chợ Mới được thu phí từ
25.1 (TN). – Bộ Giao thông Vận tải nói gì về những “điểm nóng” BOT gây bức
xúc? (KT&DB). – Bất cập của BOT gây thất thoát vô hình (KTĐT).
***
Thêm
một số tin trong nước: Lượng du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng tăng mạnh – Nguyên đại uý biên phòng ‘đạo diễn’ toàn bộ vụ phá rừng Pơ
mu (TT). – Bộ trưởng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị quản lý, sử dụng đất
đai tại 5 tỉnh Tây Nguyên (TN&MT). – Bờ biển Đà Nẵng bị xâm thực nghiêm trọng (Zing).
– Cả nông dân lẫn doanh nghiệp đều thua cuộc khi kiện cáo về đất
đai (NNVN). – Hoa hậu và “Mỹ nhân kế” thời nay (GDVN).
Tin
quốc tế
Chính trường Mỹ
VTV
có bài viết: Hạ viện Mỹ thông qua việc mở rộng ngân sách liên bang.
Theo đó, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm đa số, đã thông qua việc mở rộng
ngân sách liên bang đến ngày 26/2. Biện pháp tạm thời này sẽ giúp chính phủ Mỹ,
tạm thời tránh bị đóng cửa vào ngày 19/1 (giờ Mỹ).
Nhưng
theo VOA, biện pháp tạm thời này chưa chắc đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua. Bài
viết cho biết, có 2 Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã lên tiếng không ủng hộ biện pháp
tạm thời này. Như vậy, dự luật ngân sách tạm thời này cần ít nhất 11 Thượng nghị
sĩ đảng Dân chủ đồng ý mới có thể được thông qua ở Thượng viện. Các Nghị sĩ đảng
Dân chủ luôn muốn gắn DACA vào bất cứ dự luật ngân sách mới nào.
Ngày
20/1, ông Donald Trump sẽ tổ chức lễ kỷ niệm một năm ngày nhậm chức
TT Mỹ. Theo Bloomberg, Trump “hét giá” 100.000 USD cho một bức ảnh chụp chung.
Giá 100.000 USD trên bao gồm: chi trả cho bữa tiệc tối và một bức
ảnh chụp chung với Trump. Nếu khách trả 250.000 USD cho một cặp vé, 2 người
sở hữu nó còn có thể tham dự một bữa tiệc bàn tròn.
Không
biết số tiền bán vé này sẽ được sử dụng ra sao, nhưng FBker Giao Thanh Pham cho biết: Hai năm qua, tài sản
gia đình Trump giảm nhanh chóng. Gia tài từ 3.7 tỷ xuống còn chưa tới 3.1 tỷ
vào cuối năm 2017. Bên cạnh đó, nợ lại ngập đầu, nên Trump đã bán đi khá nhiều
bất động sản nhỏ để trả nợ và gán nợ. Và điều đặc biệt là Trump cùng con rể Jared
Kushner, đang tìm cách lợi dụng quyền lực để bán các tài sản cho Trung Quốc và
Nga, kèm theo đó là gói định cư EB-5.
Về
vấn đề sức khỏe của TT Donald Trump, báo Người Việt có bài viết: TT Trump: ‘Thể dục hả? Tôi tập nhiều hơn người ta nghĩ!’.
Theo các bác sĩ của Tòa Bạch Ốc, ông Trump là người mê thức ăn nhanh, ít vận động
và thừa cân. Trump không nghĩ vậy, ông nói “Tôi đi qua tòa nhà bên cạnh. Tôi
thể dục nhiều hơn người ta nghĩ”.
Ông
Trump coi việc chơi golf là tập thể dục, nhưng theo bài viết thì: “Ông Trump
nói ông có thể dục bằng cách chơi golf, mặc dù trên thực tế, căn bản là ông ngồi
trên xe và lái xung quanh sân chơi“. Tức là Trump tin rằng, việc ngồi trên
xe và lái trong sân golf là ông ấy đã “tập thể dục nhiều hơn người ta
nghĩ“?.
Mời
đọc thêm: Mỹ: Cặp cha mẹ xiềng xích con chối tội (BBC).
– Trump khẳng định không thay đổi quan điểm về tường biên giới (VOA).
– IS tung video dọa tấn công Nhà Trắng (CL).
Quan hệ Mỹ – Nga
Cuộc
họp của HĐBA LHQ, về xây dựng lòng tin trong thời đại vũ khí hạt nhân ngày càng
phổ biến, đã trở thành cuộc đấu khẩu giữa Nga và Mỹ. Phòng họp
LHQ, đã biến thành “sàn đấu” giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Đại sứ Mỹ tại
LHQ Nikki Haley. Hai nhân vật này, lần đầu tiên trực tiếp đối thoại và cả 2 bên
đều chỉ trích mạnh mẽ chính sách toàn cầu của đối phương.
Công
cuộc “đọ quyền lực” giữa Nga và Mỹ xoay quanh vấn đề
thỏa thuận hạt nhân Iran và tình hình Syria. Nga ủng hộ Iran trong vấn đề hạt
nhân cũng như ủng hộ Iram chống Mỹ, Nga cũng nuôi dưỡng và bảo vệ chính phủ độc
tài Assad ở Syria. Ngược lại, Mỹ cho rằng: Iran là nguồn cơn của bất ổn ở Trung
Đông. Mỹ cũng tố cáo trực tiếp Nga che chở Assad, khi Moscow đã liên tục ngăn
thế giới “khỏi quyết tâm thực hiện trách nhiệm về vũ khí hóa học ở Syria“.
Trong
khi đó, ngày 18/1, Bộ Ngoại giao Nga đã tố cáo Mỹ làm lộ thông tin ngân hàng của giới chức ngoại giao nước
này cho báo chí. Phía Nga không hài lòng về chuyện này, Bộ Ngoại giao Nga phát
biểu “Chúng tôi yêu cầu nhà chức trách Mỹ thực thi luật quốc gia của họ và
các cam kết quốc tế, ngưng ngay lập tức việc phát tán thông tin mật bất hợp
pháp và bắt những ai vi phạm phải chịu trách nhiệm, kể cả những người có chức vị
hữu quan trong chính quyền nhà nước Mỹ“.
Mời
đọc thêm: “Nóng” Iran, Triều Tiên và Syria: Nga chịu đòn căng từ Mỹ (TQ).
– Phát hiện tàu tình báo Nga quay trở lại gần vùng biển Mỹ (GT).
– Chiến lược quốc phòng Mỹ kêu gọi chuẩn bị cuộc chiến sức mạnh với
Nga (TTXVN).
Tình hình Trung Đông
Sau
khi rút lại 65 triệu USD cho Cơ quan Cứu trợ và Hành động của Liên Hiệp Quốc
(UNRWA), mới đây Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: Mỹ sẽ cắt tiếp 45 triệu USD viện trợ lương thực cho Palestine.
Đây là khoản viện trợ cho Tổ chức Cứu trợ khẩn cấp Bờ Tây/Gaza (thuộc
UNRWA) mà cách đây 1 tháng Mỹ đã chấp thuận cung cấp, nhưng bây giờ Mỹ đảo ngược
quyết định.
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Heather Nauert cho biết: “Hoa Kỳ sẽ không
cung cấp khoản viện trợ, nhưng không có nghĩa là sẽ không cung cấp viện trợ
trong tương lai“. Hoa kỳ cho rằng, UNRWA cần phải cải cách để nhận được
viện trợ trong tương lai.
Về
tình hình căng thẳng ở Syria, Soha có bài: Pháo, xe tăng Ankara ầm ầm tiến vào Afrin, Mỹ – Thổ – Nga “căng
như dây đàn”. Theo bài viết, Thổ Nhĩ Kỳ đang rầm rộ triển khai quân và
vũ khí ở Afrin, việc này thổi bùng căng thẳng giữa Washington và Ankara. Lực lượng
người Kurd ở Afrin cũng đã “giàn trận” để sẵn sàng chống lại quân Thổ.
Afrin
là khu vực mà người Kurd đang kiểm soát, mới đây có tin Mỹ và liên quân giúp
thành lập Lực lượng An ninh biên giới (SBF) ở đây. Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng gay gắt
việc này và đe dọa sẽ tiêu diệt lực lượng SBF từ trong “trứng nước”. Hiện
tại, Nga với vai trò là đội quân bảo vệ chế độ Assad vẫn chưa lên tiếng về “chảo
dầu” Afrin này.
Mời
đọc thêm: Mỹ hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ không động binh với người Kurd ở Syria – Nga tố phương Tây làm ngơ cho khủng bố dùng vũ khí hóa học tại
Syria – Sa đà vào cuộc chiến Syria, Mỹ sẽ hứng chịu hậu quả khôn lường? (VOV).
Vấn đề bán đảo Triều Tiên
Tuy
tình hình Triều Tiên có vẻ hạ nhiệt, nhưng cả Mỹ và Trung Quốc đều đang ráo riết
chuẩn bị cho chiến tranh ở đây. Về phía Mỹ, báo Dân Việt cho biết: Trump điều hơn 2.000 lính thuỷ đánh bộ tinh nhuệ đến sát Triều
Tiên. Theo đó, tàu sân bay USS Wasp mang theo nhiều máy bay chiến
đấu và 2.200 lính thủy đánh bộ tinh nhuệ, đang áp sát và hoạt động gần Triều
Tiên.
Trong
khi đó, về phía Trung Quốc AFP đưa tin: Trung Quốc tăng cường an ninh để đối phó khủng hoảng Triều Tiên.
Bài viết cho biết: Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp an ninh dọc biên
giới với Triều Tiên, lắp đặt thêm các camera giám sát, triển khai lực lượng an
ninh bổ sung và bố trí các máy dò phóng xạ để đối phó với cuộc khủng hoảng tiềm
tàng.
Mới
đây, báo Wall Street Journal (WSJ), đưa tin: Mỹ phát hiện 6 tàu Trung Quốc tuồn hàng lén lút cho Triều Tiên.
Theo đó, từ hình ảnh vệ tinh và các thông tin tình báo, Mỹ đã phát hiện 6 tàu của
Trung Quốc có các hoạt động trao đổi hàng hóa với Bắc Hàn, bất chấp lệnh trừng
phạt của LHQ.
Theo
WSJ, 6 tàu có các hoạt động vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên này, đều của các
công ty Trung Quốc. Các tàu này đều đã tắt định vị GPS, âm thầm vào các cảng của
Bắc Hàn nhập than ở đây rồi chuyển sang Nga hoặc các tàu khác ngoài biển. Những
hình ảnh vi phạm này đã được Mỹ chuyển nộp lên LHQ. Trung Quốc chưa có phản ứng
về việc, bị Mỹ tố cáo lén lút nuôi dưỡng chế độ Bắc Hàn lần này.
Trên
Soha có bài: Bất chấp căng thẳng với Triều Tiên, Hàn Quốc cắt bớt 120.000
quân. Theo bài viết, Hàn Quốc sẽ giảm thời gian tại ngũ của binh lính
xuống 18 tháng, thay vì 21 tháng như trước đây. Bộ Quốc phòng Nam Hàn cũng cho
biết, nước này sẽ cắt giảm 120.000 quân nhân từ nay đến 2020.
Hiện
nay, Nam Hàn có 620.000 quân còn Triều Tiên có 1,1 quân chính quy và hàng
triệu “dân quân” không chính quy. Ngoài cắt giảm binh lính, Hàn Quốc cũng sẽ giảm
số lượng tướng trong quân đội từ con số430 người xuống còn 70 – 80
người. Để chống lại đe dọa từ chế độ Bắc Hàn, Seoul sẽ gia tăng quan hệ đồng
minh và liên minh quân sự với Mỹ, bất chấp những tác động hay mưu đồ chia rẽ của Triều Tiên.
Mời
đọc thêm: Mỹ đang âm thầm chuẩn bị cho chiến tranh Triều Tiên? (ĐS&PL).
– WSJ: Tàu TQ bí mật buôn lậu cho Triều Tiên – Mỹ theo dõi sát vụ
việc (Zing). – Mỹ tung bằng chứng Trung Quốc “đi cửa sau” với Triều
Tiên (Infonet).
***
Tin Trung Quốc:
Hải quân ‘bộ tứ kim cương’ hợp lực đối phó Trung Quốc (TN). – Nhật, Australia thúc đẩy quan hệ quốc phòng (VOA).
***
Các tin thế giới khác:
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp (VTV). – Venezuela siêu lạm phát 440%, tiền mất hoàn toàn giá trị – Nga cáo buộc Ukraine chuẩn bị chiến tranh, phá hoại thỏa thuận
Minsk (MTG). – Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược (TN).
– Trái đất nóng kỷ lục trong 3 năm qua (VOA).
– Đảng Nhân dân cầm quyền Campuchia tổ chức Đại hội bất thường (VOV).
No comments:
Post a Comment