Phạm Chí Dũng
17/01/2018
Với
tư cách là người đứng đầu Bộ Tài chính – cơ quan tham mưu chính cho Chính phủ
CSVN về các sắc thuế đạp lên đầu dân trong ít nhất hai năm qua, ông Đinh Tiến
Dũng phải bị cách chức ngay.
Vẫn
“cắm mặt” tăng thuế!
Bất
chấp rất nhiều phản ứng của người dân, doanh nghiệp, giới chuyên gia trong thời
gian qua về âm mưu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 12%, điều quái gở
và cực kỳ tàn nhẫn là Bộ Tài chính vẫn khăng khăng bảo lưu đề xuất này.
Mới
vào đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã chuyển Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo luật sửa
đổi các luật về thuế trước khi báo cáo Thủ tướng xem xét trình Quốc hội vào năm
2018. Trong dự thảo mới vẫn lồ lộ hiện hình đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên
12% và tăng theo lộ trình, mỗi năm tăng thêm 1% cho tới khi bằng 12%.
Còn
nhớ vào đầu năm 2017, trong lúc nền kinh tế Việt Nam lao vào năm suy thoái thứ
9 liên tiếp khiến rất nhiều gia đình phải thắt lưng buộc bụng bởi thu nhập ngày
càng eo hẹp và đồng tiền ngày càng mất giá, Bộ Tài chính lại tìm cách “móc túi”
tuyệt đại đa số công dân và người nghèo bằng một bản dự thảo sửa đổi Luật thuế
bảo vệ môi trường với 8,000 đồng đánh vào 1 lít xăng. Một Thứ trưởng của Bộ này
là Đỗ Hoàng Anh Tuấn còn trơ tráo đến mức tuyên bố về “thuế bảo vệ môi trường”
là “được lòng dân hơn”!
Vào
giữa năm 2017, khi tung ra đề xuất tăng thuế VAT, hầu hết các lý do của Bộ Tài
chính nêu ra như “thuế VAT ở Việt Nam còn thấp so với các nước”, tăng thuế VAT
để bảo đảm an toàn tài chính”, thậm chí “tăng thuế VAT để tạo công bằng” đã bị
dư luận và giới chuyên gia mổ xẻ và phản bác dữ dội, cho đó chỉ là những ngụy
biện cho một nền ngân sách “hành là chính”, đang mau chóng rỗng túi và do đó phải
“thu cùng diệt tận”…
Nhiều
phân tích đã làm rõ rằng ngay mặt bằng thuế VAT hiện thời (khi chưa tăng) của
Việt Nam đã thuộc loại cao nhất thế giới, còn “an toàn tài chính” thực chất chỉ
là bảo đảm cho ngân sách có đủ tiền để trả cho đội ngũ 2,8 triệu công chức mà
trong đó có ít nhất “30% không làm gì cả mà vẫn lãnh lương”, và tất nhiên không
thể không nói tới việc Chính phủ và Bộ Tài chính chỉ “cắm mặt” nghĩ đến việc
tăng thu mà hoàn toàn chẳng đoái hoài đến việc giảm chi, đặc biệt là mục chi
thường xuyên…
Còn
vào đầu năm 2018, Bộ Tài chính viện ra lý do gì để tăng thuế VAT?
Hụt
thu FTA!
Theo
giải thích của cơ quan chuyên tìm cách “móc túi” dân này, tăng thuế trong nước
là nhằm bù đắp hụt do cắt giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký trước
đó.
Theo
Bộ Tài chính: “hiện nay Việt Nam đã ký kết 10 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)
và sẽ có hiệu lực trong giai đoạn từ nay tới năm 2020. Việc thực hiện các cam kết
FTA khiến hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, làm nguồn thu ngân sách nhà nước bị ảnh
hưởng. Cụ thể, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu do giảm thuế nhập khẩu trong năm
2018 khoảng 30,150 tỷ đồng; năm 2019 hụt thu khoảng 36,340 tỷ đồng; năm 2020 hụt
thu 43,965 tỷ đồng. Ngoài ra, thuế suất bình quân của toàn bộ hàng hóa nhập khẩu
cũng giảm dần hàng năm theo lộ trình: Năm 2015 giảm còn bình quân 4.75%, năm
2016 còn 3.74%, và năm 2018 giảm còn 2.98%”.
Hàng
loạt dấu hỏi lớn nổi lên là vì sao trước đây khi ồn ào khoe thành tích chạy
theo phong trào ký FTA, Bộ Tài chính – một thành viên chủ chốt trong hoạt động
đàm phán với các đối tác nước ngoài – lại chỉ thuần túy vẽ vời những lợi ích mà
các FTA sẽ mang lại, chứ không hề đề cập – ít nhất trên phương diện công khai –
về thủ đoạn sẽ “hồi tố” vào chính người dân của mình bằng cách tróc thuế đầu
dân một khi các FTA không mang lại hiệu quả như mong muốn? Vì sao chỉ đến lúc kết
quả thực hiện các FTA bị “đổ nợ”, Bộ Tài chính mới vội vã tham mưu cho chính thể
độc đảng đè đầu dân thu thuế để “bù đắp khó khăn ngân sách”? Vậy với vai trò là
cơ quan tham mưu chủ chốt, Bộ Tài chính có vô trách nhiệm đến mức đã góp phần
và hiện thực “đổ nợ” ấy?
Trong
thực tế đến cuối năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16
FTA. Trong số này, có 10 FTA đã thực thi (sáu FTA trong số này với tư cách là
thành viên ASEAN, bốn FTA còn lại với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, và EEC). Hai
FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và
EU (EVFTA). Bốn FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP), FTA ASEAN – Hồng Kông, FTA với Israel và với Khối Thương mại tự do châu
Âu (EFTA).
Trong
đó, chỉ có hai FTA của Việt Nam với Mỹ và châu Âu là còn xuất siêu được – lần
lượt là $25 tỷ và $20 tỷ mỗi năm. Còn thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, trong
khi ngay cả Hàn Quốc, tưởng là “dễ ăn”, nhưng Việt Nam lại phải nhập siêu đến
$20 tỷ vào năm 2016 và có thể đến $25 tỷ vào năm 2017.
Còn
với Trung Quốc thì khỏi nói: con số nhập siêu chính ngạch lên đến $20 – $30 tỷ/năm,
chưa kể phần tiểu ngạch khoảng $20 tỷ nữa, tổng cộng đến $40 – $50 tỷ nhập siêu
mỗi năm dành cho Việt Nam.
Thói
quen phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc đã trở nên quá khó bỏ. Nó không chỉ cột
chặt giới doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn xiềng xích giới quan chức “ăn dày” của
Việt Nam – những người có thẩm quyền ký hạn ngạch nhập hàng từ Trung Quốc. Tình
thế càng trở nên nên khốn quẫn khi tại một số cuộc hội thảo về đầu tư, người ta
cho biết giới doanh nghiệp Trung Quốc có thói quen chi dưới gầm bàn “thoáng nhất”!
Không
cần nhắc lại, ai cũng biết giới quan chức Việt thuộc loại “ăn đủ” nhất trên thế
giới.
Trong
lịch sử buôn bán hai chiều với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam lại bị phụ
thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất. Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã bị biến thành thị
trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Trung Quốc, chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam.
Phải
chăng Bộ Tài chính, cùng với Bộ Công thương và một số bộ ngành và tỉnh thành
khác, đã “ăn đủ” với doanh nghiệp Trung Quốc đến mức khiến FTA của Việt Nam với
“người đồng chí tốt” này rơi vào thảm cảnh nhập siêu kinh hoàng như thế?
Bắt
dân uống “thuốc độc”!
Nếu
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang bị dư luận xã hội cáo buộc về liên đới
trách nhiệm với vụ nhập hàng triệu viên thuốc ung thư giả mà có thể đã khiến
nhiều bệnh nhân ung thư phải chết đến hai lần, hậu quả mà Bộ trưởng Tài chính
Đinh Tiến Dũng gây ra khi đề xuất tăng thuế VAT (giá trị gia tăng) từ 10% lên
12% từ năm 2019 cũng có thể gây tác hại ghê gớm không kém tính độc dược của thuốc
ung thư giả.
Mưu
đồ tăng thuế VAT lại xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó
trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 10 liên tiếp,
một xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa.
Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gầy guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh
nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết”,
sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…
Thói
vô tâm, vô cảm và vô trách nhiệm của giới quan chức Bộ Tài chính đã tích tụ từ
nhiều năm qua và mang tính hệ thống.
Ngay
trước mưu đồ tăng thuế VAT, Bộ Tài chính đã tham mưu cho chính quyền âm thầm,
hoặc lén lút tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gấp 3-4 lần mà không thông
báo trước cho dân.
Trong
cơ cấu thu ngân sách quốc gia, tiền thuế sử dụng đất chiếm khoảng 9%, tương
đương khoảng 100 ngàn tỷ đồng. Nếu đồng loạt tăng thuế sử dụng đất ở các tỉnh
thành, ngân sách sẽ có thể “móc túi” dân gấp ít ra vài ba lần con số trăm ngàn
tỷ đó.
Trong
hai năm 2016 và 2017, Chính phủ được tuyên xưng “liêm khiết, kiến tạo và hành động”
của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải “mộng du” với những di họa tài chính khủng
khiếp để lại từ thời “phá chưa từng có” của Thủ tướng đời trước là Nguyễn Tấn
Dũng: Tháng Ba năm 2016, một báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội thừa nhận: “Tổng
thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn
bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực
trả nợ lớn”.
Cũng
là lúc mà số thu hơn một triệu tỷ đồng của ngân sách không thể nào bù đắp cho số
chi còn hơn hẳn thế, hàng chục tỷ đô la phải trả nợ nước ngoài hàng năm, cùng
cơn gào thét “đòi ăn” theo thói ăn quen nhịn không được của 63 “bao tử” ở các tỉnh
thành…
“Chúng
bóc lột dân ta đến tận xương tủy”
Tăng
giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của
một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Sự tồn vong của đảng cầm quyền cũng lệ thuộc
không khác hơn, nếu xét trên phương diện những thiệt hại về chính trị trên trường
quốc tế và ngay trong lòng dân.
Xã
hội cùng dân chúng lâm vào cảnh thảm thương đọa đày – chẳng khác gì bản Tuyên
ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh cách đây 72 năm đã mô tả về thực dân Pháp: “chúng
bóc lột dân ta đến tận xương tủy”.
Một
cán bộ thu thuế ở Sài Gòn nói toạc ra “Cứ thu thế này thì chẳng mấy chốc dân sẽ
bùng”.
Nếu
dân Sài Gòn mà còn “bùng”, dân các tỉnh khác, đặc biệt những tỉnh vùng sâu vùng
xa và đầy rẫy đói nghèo – sẽ ra sao?
Phản
ánh từ nhiều người dân ở các tỉnh đói nghèo ấy đều cho biết: “Túi chẳng còn gì
để nộp thuế nữa. Nếu nhà nước cứ tróc nã thì dân chỉ còn cách hoặc trốn đóng hoặc
phản ứng tự vệ thôi”.
P.C.D.
Tác
giả gửi BVN. Bài đã đăng trên Người Việt.
No comments:
Post a Comment