Tin
trong nước
Chuyện chính trị ở Việt Nam
BBC có bài: Người
Việt hài lòng về tin tức chính trị? Trung tâm Nghiên cứu PEW ở Hoa
Kỳ đã thực hiện khảo sát tại 38 nước. Khảo sát cho biết: “78% người Việt
Nam tin rằng truyền thông đưa tin chính trị công bằng”, tuy nhiên, “57%
không muốn đưa tin thiên vị một đảng”. Con số 57% này có thể phản biện lại
hầu như tất cả các bài viết tuyên truyền của báo chí trong nước về “niềm tin” của
“toàn dân” đối với Đảng Cộng sản.
Khảo sát của PEW yêu cầu người được hỏi đánh giá
truyền thông nước họ theo 4 khía cạnh: 1 – “đưa tin các vấn đề quan trọng”,
2 – “cung cấp tin tức chính xác”, 3 – “tin tức về chính phủ”,
4 – “đăng các vấn đề chính trị một cách công bằng”.
Mời đọc thêm: Cán bộ tiêu cực, tham nhũng: Hết thời ‘hạ cánh an
toàn’ (PLP). – Bước chuyển lớn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, lấy lại niềm
tin của nhân dân (SGGP).
“Phiên tòa lịch sử”: ngày thứ 6
Một vấn đề lớn được nêu ra trong phiên xử sáng
nay: Các bị cáo có lợi ích nhóm?LS Đỗ Ngọc Quang cho rằng: “Động
cơ phạm tội của bị cáo là những lãnh đạo tập đoàn hoàn toàn không phải vì lợi
ích nhóm, mà vì động cơ tích cực. Tuy nhiên, động cơ dù trong sáng, có nhiệt
tình đến đâu chăng nữa mà bỏ qua quy định pháp luật thì rất có thể đến sai lầm”.
Trong trường hợp có lợi ích nhóm, LS Quang đề nghị đại diện Viện KS chỉ rõ nhóm lợi ích có những ai.
Để bào chữa cho bị cáo Vũ Đức Thuận, LS Hoàng Anh Tuấn
phân tích: “trước khi bị khởi tố về tội tham ô thì Vũ Đức Thuận đã tự
khai ra hành vi của mình và đề nghị gia đình nộp số tiền khắc phục 800 triệu đồng”.
LS Tuấn đề nghị “xem đây là tình tiết cần được áp dụng là người mắc tội
tự thú để xem xét tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo”.
Trong phiên xử buổi sáng, người mang án tử xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án ông Đinh
La Thăng. LS Lê Đình Ứng đã xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ của
mình là bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. Ông Sơn là người biết rõ sai pham trong hợp đồng
số 33 nhưng “vẫn chỉ đạo Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình
2 tạm ứng cho PVC số tiền hơn 1.300 tỉ đồng và hơn 6,6 triệu USD”.
Theo LS Ứng, “chủ trương thành lập Dự án Nhà
máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được thành lập trước khi ông Sơn về PVN. Ngoài ra, dự
án nhiệt điện Thái Bình 2 được ban giám đốc tập đoàn phân công Phó giám đốc
chuyên trách là ông Nguyễn Quốc Khánh trực tiếp theo dõi”.
Báo Đất Việt hỏi: Trịnh Xuân Thanh nộp đủ 4 tỷ: Có thoát án chung thân? LS
Lê Cao cho rằng chi tiết “bị cáo Trịnh Xuân Thanh nộp tiền để khắc phục
hậu quả được xem là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối
với bị cáo”. Tuy nhiên, “thực tế hiện nay vụ án đang được xét xử, chưa
khẳng định được rõ tội danh cũng như chưa khẳng định gì về các thiệt hại của bị
cáo gây ra”.
Trong phiên xử chiều nay, luật sư đề nghị đổi tội cho cựu Phó tổng giám đốc PVN.
LS Nguyễn Chiến cho rằng bị cáo Nguyễn Quốc Khánh “không có hành vi Cố
ý làm trái quy định Nhà nước. Với vai trò Phó tổng giám đốc phụ trách điện và kỹ
thuật, ông Khánh không liên quan việc chỉ đạo ký hợp đồng hay ứng tiền trái quy
định”.
LS Chiến lặp lại quan điểm của các luật sư trong mấy
ngày xét xử vừa qua: “cần xem xét lại việc giám định thiệt hại số tiền
tạm ứng 1.100 tỷ PVC chi sai mục đích. Luật sư nói thiệt hại trong vụ án hình sự
phải là thiệt hại thực tế, có thể đo đếm, không phải thiệt hại trong tương lai”.
Báo Dân Trí đưa tin: Tự bào chữa, ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm cho cấp dưới.
Ông Thăng cho biết ông hoàn toàn tôn trọng bản luận tội của Viện KS, và “nhận
trách nhiệm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời bị cáo nhận trách nhiệm
cho các bị cáo khác cấp dưới từ anh Thực… trở xuống”.
Báo Tuổi Trẻ ghi nhận: Ông Đinh La Thăng hai lần khóc khi tự bào chữa. Ông
Thăng mong HĐXX “đánh giá PVN đã trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu đất
nước, tăng trưởng từ 3-7 lần, nộp ngân sách đến 30%. PVN trở thành điểm sáng của
nền kinh tế, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo”.
Trước khi kết thúc phần tự bào chữa trong phiên xử
chiều nay, “ông Thăng gửi lời xin lỗi Đảng, nhân dân và người lao động
của PVN vì sai phạm của bị cáo. Suốt bài bào chữa, nhiều lần ông Đinh La Thăng
đã khóc, vì sự quan tâm của những người thân và hoàn cảnh gia đình mình”.
Ông Đinh La Thăng tự bào chữa chiều 13/1/2018. Ảnh:
DT
Trang Infonet đưa tin: Trịnh
Xuân Thanh và Đinh Mạnh Thắng hầu tòa về tội Tham ô vụ án khác từ 21/1.
Đó là vụ án “Tham ô tài sản xảy ra tại CTCP Bất động sản Điện lực Dầu
khí Việt Nam (PVP Land)”. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ 24/1 đến
6/2/2018, “sẽ xét xử trong cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật”.
Tác giả Hiếu Bá Linh viết: Thông
cáo báo chí của luật sư Schlagenhauf về phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh.
Trong văn bản có đoạn: “Có những chỉ dấu rất cụ thể cho thấy, nhà chức
trách Việt Nam đã dùng những biện pháp đe dọa trừng phạt để buộc các nhân chứng
phải làm như vậy và mớm trước cho họ những lời khai”.
Mời đọc thêm: Quan điểm của VKS luận tội các bị cáo trong vụ án Đinh La
Thăng (Infonet). – Nhiều sếp PVN khai ‘biết sai nhưng vẫn phải theo lệnh’(VNE).
– Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đang mang án tử
nói gì? (Zing). – Luật sư vụ ông Đinh La Thăng: ‘Nguyễn Xuân Sơn không liên
quan đến sai phạm Hợp đồng 33’ (VTC). – Luật sư đề nghị làm rõ nhóm lợi ích gây thiệt hại cho PVN (TN).
– Luật sư ‘chỏi’ nhau trong phiên tòa xử bị cáo Đinh La Thăng
và đồng phạm (TN). – Xét xử Trịnh Xuân Thanh: Đùn đẩy trách nhiệm vụ Hợp đồng EPC
số 33 (TTXVN).
– Những diễn biến nhất ngày thứ 6 xét xử ông Đinh La Thăng và
21 đồng phạm (PLP). – Ông Đinh La Thăng tự bào chữa, xin nhận trách nhiệm thay cấp
dưới (GT). – Ông Đinh La Thăng: Dù mức án nào cũng chấp nhận (VNE).
– Ông Đinh La Thăng lạc giọng, nghẹn ngào nhắc đến vợ con khi
tự bào chữa (NLĐ). – Ông Đinh La Thăng xin nhận tội thay cấp dưới (Zing).
– Đề nghị cho đồng phạm của bị cáo Đinh La Thăng hưởng án treo (VTC).
– Ông Đinh La Thăng thiếu một luật sư trong ngày xét xử hôm
nay (TP). – Đề nghị điều tra bổ sung vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm (NLĐ).
– Trịnh Xuân Thanh sắp hầu tòa vụ tham ô tài sản tại PVP Land (VNN).
– Ngày 24/1, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục hầu toà ở vụ án
khác (BDS). – Trịnh Xuân Thanh nộp tiền ‘khắc phục,’ con trai vẫn bị kê
biên nhà (NV). – Bạn đọc hỏi về tịch thu tài sản tham nhũng trong đại án (PLTP).
– Bản án dù nghiêm khắc nhất, chưa phải là hình phạt duy nhất (VNN).
– Tiền dẫu nhiều cũng chẳng thể đổi được tự do… (DT).
– Trịnh Xuân Thanh được đề nghị áp dụng nguyên tắc có lợi theo
bộ luật mới (VnMedia).
Vụ án Phạm Công Danh – càng xử càng
thêm khuất tất
Trong phiên xử sáng nay, HĐXX chấp thuận đề nghị của
đại diện Viện KS: Xác minh ông Trần Bắc Hà có xuất cảnh hay không.
HĐXX cho biết sẽ triệu tập lại ông Trần Bắc Hà “để làm rõ các nội dung
liên quan vào sáng 15/1”.
Đối với ông Trần Lục Lang, đại diện VKS cho rằng “ông
này không có bệnh án, chỉ có sổ khám bệnh và đơn thuốc của bệnh viện vào ngày
6/1. Theo kết quả khám, ông Lang chỉ bị rối loạn tiền đình, cho nghỉ ba ngày, tức
ngày 9-1 có thể có mặt tại tòa”, và đề nghị HĐXX tiếp tục triệu tập ông
Lang.
Trang An Ninh Tiền Tệ đưa tin: Cựu PGĐ BIDV Chi nhánh Gia Định khẳng định mình không vi phạm
trong cho vay. Sáng nay, bị cáo Hoàng Long Hà “liên tục khẳng định
bản thân không hề vi phạm quy định của nhà nước. Đồng thời ông cũng không hề có
hành vi phạm tội “cố ý làm trái” hay đồng phạm với ông Phạm Công Danh”.
Đến phiên xử chiều nay, người đại diện cho biết: Ông Trần Bắc Hà nhập viện tại Singapore từ ngày 7/1.
Ông Nguyễn Hồng Dân, người đại diện của ông Hà, đã cung cấp một số tài liệu
liên quan: “bản dịch bệnh án của ông Trần Bắc Hà tại Singapore, bản
photo hộ chiếu cho thấy ông Trần Bắc Hà đã nhập cảnh”.
Tuy nhiên, có nguồn tin dựa trên cơ sở quản lý của
cơ quan chức năng cho biết: “lần cuối cùng ghi nhận ông Trần Bắc Hà làm
thủ tục xuất – nhập cảnh là tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum –
giáp ranh với Lào) vào đầu tháng 11/2017. Từ đó đến nay, dữ liệu chưa ghi nhận
ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài”. Có hai khả năng: hoặc
cơ quan chức năng giúp ông Hà “biến mất”, hoặc ông Hà vẫn còn ở Việt Nam.
Ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng
BIDV. Ảnh: Zing
Trong phần xét hỏi chiều nay, luật sư của Phạm Công Danh mong muốn làm rõ khoản tiền tăng
vốn đang ở đâu. Khi LS Chu Mạnh Cường, người bào chữa cho ông Danh, hỏi: “khoản
dư nợ cho vay khách hàng tăng 1.851,3 tỷ đồng… có phải là một phần trong khoản
4.500 tỷ đồng tăng vốn không?”, đại diện Ngân hàng xây dựng xin từ chối trả
lời câu hỏi.
Mời đọc thêm: Bộ Công An đề nghị truy tố nữ đại gia Sáu Phấn (GT).
– Tòa chuyển trường hợp ông Trần Bắc Hà cho VKS (PLTP).
– Đề nghị HĐXX xác minh ông Trần Bắc Hà có xuất cảnh khám bệnh
hay không (TN). – Xét xử Phạm Công Danh: Ông Trần Bắc Hà đang chữa bệnh ở
Singapore (TTXVN). – Người đại diện khẳng định ông Trần Bắc Hà không còn ở Việt
Nam. – Đại diện BIDV trả lời thế nào với luật sư tại phiên tòa xử
ông Phạm Công Danh?(DT). – Ông Trần Bắc Hà nhập viện ở Singapore trước phiên xử Trầm
Bê?(TP). – Ông Phạm Công Danh: Mắc sai phạm do nóng vội tăng vốn điều lệ(TP).
Lực lượng 47 Vs Quyền tự do thông tin
VOA có bài: RSF quan ngại về ‘lực lượng 47’ của Việt Nam. Về sự
kiện các lãnh đạo quân đội tuyên bố thành lập lực lượng dư luận viên với 10.000
người để “chống lại quan điểm bất đồng chính kiến trên Internet”, Tổ
chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) gọi đó là một “cuộc tấn công nhắm
vào quyền tự do thông tin”.
Daniel Bastard, trưởng phụ trách bộ phận Châu Á-Thái
Bình Dương của RSF, nhận định: “Vào thời điểm mà 25 blogger Việt Nam
đang ngồi tù, thông báo này xác định một cách thẳng thừng rằng Việt Nam quyết
truy lùng và làm im tiếng các nhà báo công dân mà không hề cảm thấy tội lỗi”.
Mời đọc thêm: Hội nghị báo cáo viên khu vực phía bắc (ND).
– Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp Đoàn Đảng Cộng sản
Cuba (VTV).
Chuyện “trồng người” ở Việt Nam
Chân dung một “người thầy”: Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên tham gia đánh
bài khi đi công tác. Tác giả cho biết: “Tòa soạn Báo Điện tử
Giáo dục Việt Nam đã nhận được đơn thư phản ánh về việc lãnh đạo Trường Cao đẳng
sư phạm Hưng Yên tham gia đánh bài ăn tiền cùng cấp dưới và nhiều vi phạm khác”.
Đơn thư tố cáo cho biết: “năm 2012, ông Tuấn
cùng trưởng, phó các đơn vị đoàn thể trong trường đã đi tham quan, học tập trao
đổi kinh nghiệm do Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh bố trí. Trong chuyến đi,
ông Tuấn cùng thuộc cấp của mình ngồi trên tàu tổ chức đánh bài”.
Mời đọc thêm: Phụ huynh ‘đánh vật’ đưa con tới trường ngày rét (TP).
– Chương trình các môn học mới sẽ thay đổi thế nào (VNE).
– Thanh Hóa: Thừa giáo viên nhưng vẫn ký hợp đồng số lượng lớn.
– “Bộ Giáo dục chưa quan tâm đúng mức, kịp thời tới đề xuất
lương nhà giáo” (VNN).
Người dân tiếp tục phản đối BOT
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Tài xế lại phản ứng, kẹt xe 5km tại trạm T1 BOT quốc lộ 91.
Khoảng 9 giờ sáng nay, hàng trăm tài xế “đồng loạt dừng xe lại trạm thu
phí T1 BOT quốc lộ 91… để phản đối Công ty cổ phần BOT quốc lộ 91 Cần Thơ – An
Giang chậm trễ trong việc giảm giá phí cho các phương tiện trong phạm vi 5km”.
Các tài xế đã dàn đội hình để “chiếm hết 3 làn xe hướng từ Cần Thơ đi
An Giang”.
Tác giả cho biết: “tại trạm T2 BOT quốc lộ
91 cũng xảy ra tình trạng tài xế phản ứng bằng cách đòi qua trạm mà không chịu
mua vé, trong đó có các tài xế được trạm T1 xả trạm cho qua nhưng đến trạm T2 lại
bị chặn lại bắt mua vé”.
Phong trào phản đối tiếp tục diễn ra ở BOT Sóc
Trăng: Các làn đường kẹt cứng, xe máy cực nhọc tìm… lối thoát.
Sáng nay, PV Dân Trí ghi nhận: “Trạm thu phí BOT Sóc Trăng tiếp tục diễn
ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng khi các tài xế đưa xe đến đậu hết tất cả các
làn đường. Ngay cả làn đường dành cho xe gắn máy cũng bị kẹt cứng”.
Sau khi BOT Sóc Trăng xả trạm vào khoảng 9 giờ
30, “nhiều tài xế cho biết, trong ngày 13/1, họ sẽ tiếp tục phản ứng mỗi
khi trạm này thu phí trở lại”. Cuộc đấu tranh của các tài xế tại BOT Sóc
Trăng đã kéo dài tới ngày thứ 7 liên tiếp.
Một làn sóng phản đối khác diễn ra ở BOT Sông Phan,
Bình Thuận, vì phương án giảm giá vé của trạm này: Chỉ giảm phí bán kính 5km. Sáng nay, có 2 ô tô đến đỗ “tại
làn thu phí hướng TP.HCM đi Phan Thiết để phản đối phương án giảm giá vé vừa được
thông qua”.
Các tài xế phản đối vì cách tính phí không công bằng
của BOT Sông Phan: “chỉ giảm từ 40 – 50% cho các xe ô tô cá nhân, xe
kinh doanh của hai xã lân cận trong vòng bán kính 5km, trong khi xe ô tô một phần
của thị trấn Thuận Nam cạnh đó lại không được giảm”.
Bài viết: Hàng loạt trạm BOT bị tài xế phản đối ngày cuối tuần thống
kê 3 “mặt trận” của các tài xế trong sáng nay: Bình Thuận, Sóc Trăng, Cần Thơ.
Tác giả cho biết: “trên quốc lộ 1 trạm thu phí BOT đang bủa vây. Cụ thể,
từ TP Cần Thơ xuống Bạc Liêu với cự ly khoảng 100 km nhưng có tới ba trạm thu
phí BOT”.
Trang Giáo Dục Việt Nam có bài: Ông Lưu Bình Nhưỡng “bắt bệnh” BOT giao thông. Theo
ông Nhưỡng, “BOT giao thông giờ trở thành một vấn đề của xã hội chứ
không còn là vấn đề kinh tế đơn thuần nữa”.
Ông Nhưỡng có chỗ công tâm khi bàn đến vấn đề “giải
pháp tổng thể mang tính nhà nước”, nhưng ông vẫn sa vào giọng “quy chụp” của
các lãnh đạo: “Việc đấu tranh phải theo đúng các quy định của pháp luật.
Chúng ta đang để những hành vi sai trái, tình trạng bạo lực xảy ra ở một số trạm
thu phí BOT giao thông”. Nếu các quan chức muốn đối thoại với dân, bước đầu
tiên là chấm dứt đổ lỗi cho các tài xế về “hành vi sai trái, tình trạng bạo
lực”.
Mời đọc thêm: Tài xế lại dùng tiền lẻ phản đối, BOT Sông Phan xả trạm ngày
cuối tuần (VTC). – Chuẩn bị 100 đồng trả tài xế, BOT Sông Phan vẫn phải xả trạm (NĐT).
– Trạm BOT Sông Phan bị phản đối vì chỉ giảm phí cho xe địa
phương. – Tài xế phản ứng BOT T1, ùn tắc kéo dài trên QL91 (NLĐ).
– BOT Sóc Trăng tiếp tục hỗn loạn, ùn tắc kinh hoàng (TP).
– Hỗn loạn tại BOT T1 Cần Thơ, ùn tắc giao thông nhiều kilômét (DV).
***
Thêm một số tin trong nước: Đối phó với nạn bị khóa Facebook oan ức (TD).
– Sau 2019, thuế bảo vệ môi trường với xăng có thể tăng lên
8.000 đồng/lít. – Hàng trăm người dân chặn xe phản đối chính quyền “bán” đường
dân sinh(DT). – “Nếu là lãnh đạo, tôi sẽ không dễ dàng chấp nhận đơn từ chức
của ông Hải” (GDVN). – Lãnh đạo Đà Nẵng giật mình vì thất thoát lớn từ BT.
– Đánh giá lại đất sân golf Tân Sơn Nhất: Phải mạnh tay! (ĐV).
– Nóng chuyện thu thuế Google, Facebook… (TT).
Tin
quốc tế
Tin nước Mỹ
Phát biểu dơ bẩn của Trump về Haiti, châu Phi tiếp tục
“hứng bão” và bị phản đối mạnh mẽ khắp nơi. Trên Tuổi Trẻ có bài Nhóm quốc gia châu Phi đòi ông Trump xin lỗi về chủ đề
này. Theo đó, đại sứ 54 quốc gia thuộc Liên minh châu Phi (AU), đã có
cuộc họp khẩn kéo dài 4 giờ về phát biểu của Trump. Thông cáo chung của AU
cho biết “bị sốc cực độ” và “lên án những nhận xét gây tai tiếng,
phân biệt chủng tộc và kỳ thị người nước ngoài (của Trump)“.
AU cũng yêu cầu ông Trump “phải rút lại phát ngôn
trên và xin lỗi“. Các quốc gia châu Phi còn “cảm thấy quan ngại với
khuynh hướng gièm pha mang tính hệ thống và ngày càng nâng cấp độ của chính quyền
Mỹ đối với châu Phi, những người có nguồn gốc châu Phi và những người có màu da
khác“.
Trên VOA có bài Công tố viên đề nghị ngày xử cựu phụ tá của Trump. Theo
bài viết, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đề nghị đưa cựu
quản lý chiến dịch tranh cử cho TT Donald Trump, ông Paul Manafort và người phụ
tá của ông ta là Richard Gates, ra tòa vào ngày 14/5/2018. Các tội danh được
nhóm điều tra cáo buộc với 2 ông này là: “rửa tiền, gian lận thuế, và không
đăng ký hoạt động như một đặc vụ nước ngoài làm việc cho chính phủ cũ của
Ukraine thân Nga“.
Như tin đã đưa, TT Trump vừa hoàn thành cuộc kiểm tra sức khỏe lần đầu
trên cương vị Tổng thống. Theo ông Ronny Jackson, bác sĩ
Nhà Trắng nói kết quả cuộc kiểm tra là “vô cùng tốt đẹp”. Ông
Jackson nói “Tổng thống có sức khoẻ tuyệt vời. Tôi sẽ cung cấp một
số thông tin chi tiết vào ngày 16-1 tới“.
Cuộc kiểm tra sức khỏe lần này của Trump không
bao gồm “khám tâm thần”. Rất nhiều người Mỹ, các chuyên gia y tế cùng một số
chính trị gia đã lên tiếng nghi vấn sức khỏe tâm lý của TT Trump. Khi đang
tranh cử, Trump từng mạnh miệng tuyên bố “[tôi là] người có sức khỏe nhất tốt
nhất từng được bầu làm tổng thống“.
Mời đọc thêm: El Salvador phản đối phát biểu của ông Trump – Việt Nam khiếu nại với WTO về thuế của Mỹ đánh vào cá nhập khẩu(VOA).
– Tổng thống Mỹ Trump sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở
Davos – Quân đội Mỹ khẳng định vẫn ‘liên tục liên lạc’ với Pakistan (TTXVN).
Tình hình Trung Đông
Về căng thẳng quanh thỏa thuận hạt nhân Iran,
VOA đưa tin Trump miễn chế tài hạt nhân cho Iran lần cuối. Theo đó, ông
Trump đã gia hạn việc miễn các chế tài khắc nghiệt lần cuối nhắm
vào Iran, với mục đích thúc đẩy quốc gia này từ bỏ tham vọng hạt
nhân.
Ông Trump nói, việc gia hạn 120 ngày các biện pháp
trừng phạt là để “Quốc hội và các đồng minh Châu Âu 120 ngày cải thiện
thỏa thuận hạt nhân đã ký kết với Iran, hoặc phải đối mặt với việc Mỹ từ bỏ thỏa
thuận này”. Trump cũng cho rằng, “Iran phải đồng ý ngay lập tức mở tất cả
các địa điểm cho các thanh sát viên quốc tế và bảo đảm rằng Tehran sẽ không bao
giờ phát triển vũ khí hạt nhân“.
Đáp lại “Tối hậu thư” của Mỹ, Iran đã có phản ứng chính thức về thỏa thuận hạt
nhân. Ngoại trưởng Iran, ông Javad Zarif khẳng định
“Kế hoạch hành động chung toàn diện (thỏa thuận hạt nhân) không thể được
đàm phán lại. Cũng giống như Iran, bản thân Mỹ cần thực hiện đầy đủ thỏa thuận
này“. Ông Javad Zarif cũng lên án các chính sách ngoại
giao của Trump, về vấn đề hạt nhân của Iran là “nỗ lực tuyệt vọng để
phá hủy một thỏa thuận đa phương vững chắc“.
Mời đọc thêm: Tối hậu thư của Mỹ – Cái cớ buộc Iran tự xóa bỏ thỏa thuận hạt
nhân? (VOV). – Đụng độ dữ dội Israel-Palestine trong “ngày thịnh nộ” vì Tổng
thống Trump (KT).
Tin về bán đảo Triều Tiên
Trên Tuổi Trẻ có bài bình luận về vấn đề Triều
Tiên với tựa: “Ánh dương” phiên bản 2018. Bài viết nhắc lại
chính sách “Ánh dương” của cố TT Hàn Quốc Kim Dae Jung, nhằm chủ động
hòa giải với Bắc Hàn. Với chính sách này, hai miền Triều Tiên đã
có được “một thoáng hòa giải”.
Minh chứng cho thành công của chính sách “Ánh dương”
là: Các cuộc đoàn tụ người dân 2 miền, những lần vận động viên Nam-Bắc
diễu hành chung dưới lá cờ “hòa bình” tại các kỳ Olympic. Đỉnh điểm của
chính sách “Ánh dương”, là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Kim Jong Il
và Kim Dae Jung tại Bình Nhưỡng vào 6-2000.
TT Hàn Quốc Moon Jae In, hiện đang muốn
khôi phục và tiếp nối chính sách “Ánh dương” của cố TT Kim Dae Jung.
Nhưng ông Moon sẽ gặp rất nhiều khó khăn, theo bài viết. Đó là những
khó khăn đến chủ yếu từ “vị thế quốc gia hạt nhân” của Bắc Hàn. Với vị thế đang
có, Bắc Hàn dường như không mặn mà lắm với “Ánh dương” phiên bản 2018.
Mời đọc thêm: Triều Tiên đề xuất hội đàm cấp cao với Hàn Quốc vào tuần tới – Trung Quốc khôn khéo áp lệnh trừng phạt Triều Tiên (TP).
– Chuyên gia Mỹ lý giải vì sao Triều Tiên muốn có vũ khí hạt nhân
bằng mọi giá (Soha). – Canada hối thúc Nga,
Trung Quốc giải quyết khủng hoảng Triều Tiên (TTXVN). – Quân đội Nga tập trận đạn thật gần biên giới với Triều Tiên (VTC).
Tin Trung Quốc
Trên Infonet có bài Mỹ “mất ăn, mất ngủ” vì công nghệ không gian giá rẻ của Trung
Quốc. Theo bài viết, các chuyên gia của Mỹ đang lo ngại trước
việc, Trung Quốc chủ động chiếm lĩnh thị trường công nghệ không gian. Các
chuyên gia này cho rằng, những thành tựu mới đây của Trung Quốc về công
nghệ không gian, cùng với ưu thế giá rẻ sẽ đe dọa đến các công
ty công nghệ không gian của Mỹ.
Ngay lập tức, lo ngại này của Mỹ đã được
giải tỏa phần nào. Báo Đất Việt đưa tin: Tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc phát nổ. Theo
bài viết, một phần tên lửa đẩy Trường Chinh 3B rơi xuống đất và phát
nổ, ngay sau khi rời bệ phóng vài phút. Theo đó, tên lửa này đã rơi
và phát nổ gần một thị trấn ở Thiên Đẳng, khu tự trị Quảng Tây. Hiện chưa
có thông tin về thiệt hại nhân mạng.
Các tin thế giới khác: Bầu cử Tổng thống Séc: Sự lựa chọn giữa Nga và EU (VOV).
– Chính phủ và phe đối lập Venezuela đối thoại – Biểu tình tiếp diễn, Tunisia bắt giữ gần 800 đối tượng quá
khích (TTXVN). – Nga gia tăng lá chắn tên lửa (TP). – Tòa án ra lệnh phong tỏa tài sản của cựu Tổng thống Hàn Quốc (MTG).
– Tunisia và “bóng ma” Mùa Xuân Arab (QT).
No comments:
Post a Comment