Tin
trong nước
Tin Biển Đông
Trang VTV cảnh báo nguy cơ mất tiền vì chuộc ngư dân bị bắt ở nước ngoài. Bài
viết nêu một số trường hợp ngư dân hành nghề ở khu vực nam Biển Đông, bị lực lượng
chức năng của các nước ở khu vực này bắt giữ, như Malaysia. “Mỗi năm có
đến hàng trăm ngư dân Việt Nam bị bắt do vi phạm vùng biển nước ngoài”.
Khi chuyển ngư trường đánh bắt xuống phía nam Biển
Đông, ngư dân phải đối mặt nguy cơ bị Malaysia, Indonesia bắt giữ. Tuy nhiên, nếu tiếp tục hành
nghề ở ngư trường truyền thống gần các vùng tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông,
ngư dân lại phải đối mặt rủi ro bị “tàu lạ” đâm chìm. Ngư dân đến ngư trường
nào cũng gặp hiểm nguy, còn quan chức trên bờ thì giữ chủ quyền biển đảo chỉ bằng
cách… tuyên truyền!
Mời đọc lại: Malaysia:
Nghi án hối lộ để ‘giải cứu’ nhiều tàu cá VN (BBC).
Cựu Chủ tịch nước cứu Đảng
Nhân sự kiện ông Trương Tấn Sang kêu gọi: Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động, VOA có
bài: Cựu chủ tịch VN cảnh báo nguy cơ từ tham nhũng, suy thoái.
Tác giả nhắc lại câu hỏi: “Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về
đâu” nếu tham nhũng và suy thoái “không được loại trừ”, của
ông Sang trong bài viết đăng tải trên báo chí trong nước hôm qua.
Về chuyện bài viết này được đăng đúng ngày đầu tiên
của phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm, tác giả dẫn lời bình của
nhạc sĩ Tuấn Khanh, cho rằng, bài viết của ông Sang là “một trong những
phương thức vận động quần chúng trong một thời điểm nào đó mà người ta thấy rằng
quần chúng đang bị chia rẽ quá nhiều suy nghĩ của mình trước một sự kiện”.
GS Nguyễn Đăng Hưng có lời bình sau khi đọc bài viết của ông Trương Tấn Sang.
Ông Hưng viết: “Hơn bao giờ hết, ngày nay trước hiểm họa lãnh thổ, lãnh hải
bị xâm phạm, trước nguy cơ Biển Đông bị chiếm đoạt, chính quyền nên ghi nhận
bài học này. Cái nguy hiểm trước mắt là những sai lầm chính trị, những biện
pháp đàn áp đáng tiếc, phát sinh ra đối kháng giữa dân và nhà cầm quyền: Đồng
Tâm, Formosa, BOT Cai Lậy, trưng thu đất dai làm dự án…”
Dịch giả Phạm Nguyên Trường bình luận: “Trương
Tấn Sang viết mấy câu nhảm nhí, đi ngược lại xu hướng chung của lịch sử (có thể
do người khác viết hộ) mà có cả những vị trí thức mũ cao, áo rộng nhảy vào khen
hết lời”.
Mời đọc thêm: Công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ (ND).
–Khi nào Vũ Huy Hoàng sẽ bị bắt? (VOA). – Rừng bị phá nát, chỉ xin khiển trách (NLĐ).
– Thế sự
cong queo (TD).
Phiên tòa lịch sử sau ngày đầu tiên
RFA đưa tin: Trịnh Xuân Thanh bác bỏ cáo buộc tham nhũng. Bà
Petra Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, nêu ra một trong những
lý do để Chính phủ Việt Nam cấm bà nhập cảnh: “Lý do quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Bà Schlagenhauf cho rằng, quyết định của
Chính phủ Việt Nam “có thể làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Việt Nam với
Đức vốn đã không dễ chịu gì”.
Ông Hiếu Bá Linh, một CTV ở Đức, cho biết: Chính phủ CHLB Đức yêu cầu xét xử Trịnh Xuân Thanh theo chuẩn
mực nhà nước pháp quyền và được giám sát bởi quan sát viên quốc tế.
Phát ngôn viên chính phủ Steffen Seibert nói trong cuộc họp báo của chính phủ
hôm thứ Hai, 08/1/2018.
Sau cuộc họp báo, trang web của Chính phủ CHLB Đức
đăng tải nội dung, với tựa đề: “Bắt cóc là phá vỡ lòng tin“. Ông Seibert nói: Việc bắt cóc
trên lãnh thổ Đức là không thể chấp nhận được và đã làm tổn hại niềm tin giữa
Việt Nam và Đức. Trước đây, ông Seibert cũng đã từng nhấn mạnh: “Chúng tôi
đã nói rất rõ ràng rằng qua vụ bắt cóc này lòng tin giữa hai chính phủ chúng ta
cũng bị tổn hại và rằng Việt Nam cần phải hành động để khôi phục lại lòng tin
đó“.
Thêm tình tiết trong đại án chính trị – kinh tế ở
PVN: Sếp PVN ép chi nghìn tỷ cho Trịnh Xuân Thanh trong ngày.
Về những sai phạm trong hợp đồng số 33 để xây dựng nhà máy chính của Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2,
bị cáo Vũ Hồng Chương, cựu trưởng ban quản lý Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái
Bình 2, khai, do “chịu sức ép từ lãnh đạo Tập đoàn, cụ thể là các công
văn của ông Nguyễn Xuân Sơn yêu cầu phải chuyển tiền ngay trong ngày”.
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh, cựu kế toán trưởng PVN,
khai: “Ông Sơn nói dù hợp đồng 33 còn nhiều thiếu sót ‘nhưng Chủ tịch
Thăng đang rất nóng giận nên cứ chuyển tiền trước rồi sẽ hoàn thiện’.”. Cuộc
đối chất giữa ông Quỳnh và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, cựu phó tổng Giám đốc
PVN, “dừng lúc 18h, toà thông báo khép lại ngày làm việc đầu tiên”.
Báo Người Việt tổng kết tình hình ngày đầu phiên tòa
xử ông Thăng và đồng phạm: Đinh La Thăng bị đàn em “đổ hết tội lên đầu”. Đoạn kết
của “tình đồng chí”: “Các bị cáo khai hoàn toàn thực hiện theo ‘mệnh lệnh’
của ông Đinh La Thăng”.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong phiên toà ngày
8/1/2018. Ảnh: TN
VOA đưa tin: Việt Nam xử án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.
Hãng tin Reuters cho biết: “Phiên xử các lãnh đạo PetroVietnam tại Toà án
Nhân dân thành phố Hà Nội không cho công chúng tham dự và an ninh được thắt chặt”.
Tác giả lưu ý: “Các nhà phê bình lên tiếng
nghi ngờ rằng chiến dịch chống tham nhũng này có động cơ chính trị”, bởi đến
nay, hầu hết “củi cháy to” đều từng là thân tín của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Nhà báo Lê Thiếu Nhơn đặt câu hỏi: Sao
phải còng tai bị cáo Đinh La Thăng?Ông Nhơn cho rằng, “sự nghiêm
minh của pháp luật, nằm ở bản án, chứ không phải nằm ở biện pháp khống chế
nghiêm khắc quá mức cần thiết đối với một bị cáo không còn khả năng phạm tội nữa!”
Ông Nhơn viết: “Ông Đinh La Thăng không phải loại
tội phạm manh động, vung dao giết người hoặc đánh bom khủng bố. Ông Đinh La
Thăng đã lạm dụng quyền lực chính trị để phạm tội. Bây giờ, mọi chức vụ của ông
Đinh La Thăng đã bị tước bỏ, không còn khả năng gây hại trực tiếp cho ai. Sao
phải còng tay bị cáo Đinh La Thăng?“
Ông Đinh La Thăng được dẫn giải tới phiên tòa – Ảnh:
TTXVN
Nhà báo Bạch Hoàn viết về ông Đinh La Thăng. Hiếm có chính trị gia Việt Nam thời
hiện đại nào chịu số phận bi thảm như ông Thăng: “Lên đến đỉnh cao, rồi
ngay lập tức bị vùi xuống vực sâu, ở chính trường nước Việt”. Tác giả bày tỏ
sự cảm thông: “Tôi biết ông Thăng cũng nuối tiếc nhiều điều”.
Nhà văn Tạ Duy Anh có bài: Vài suy nghĩ ngày ông Đinh La Thăng hầu tòa. Tác giả
viết: “Hãy xem hôm nay báo chí và khá nhiều người đang thỏa sức bôi tro trát
trấu lên mặt ông, vu cho ông biết bao là thói xấu, lại cũng là chính những kẻ
đã tâng ông lên tận mây xanh. Thói đời là vậy. Họ cho mọi người cái cảm giác
công cuộc chống tham nhũng đã đạt đến đỉnh cao và chỉ vài năm nữa là đất nước sạch
bóng quan tham“.
Nhà báo Mạc Việt Hồng chia sẻ: “Điều lạ ở đất
nước này là những tờ báo từng ca ngợi các anh tận mây xanh, giờ cũng hào hứng
đưa tin như những tội phạm cộm cán, hình như chẳng có chút lấn cấn gì. Có những
người từng là bạn bè thân thiết giờ không viết lấy 1 dòng thương cảm cho bạn
mình”.
Đinh La Thăng (đứng) trong khi Trịnh Xuân Thanh (ngồi
bên cạnh) tại phiên xử ở tòa án Hà Nội ngày 8/1/2018. Ảnh: AFP/Getty Images/NV
Mời đọc thêm: Xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh: Thuộc cấp khai đã cảnh báo về
Hợp đồng 33 (CL). – Luật sư của ông Thanh nêu đích danh Tổng Bí thư Trọng (VOA/
TD). – Xét xử vụ án xảy ra tại PVN và PVC: Các bị cáo khai làm theo
chỉ đạo của cấp trên (NLĐ). – Các bị cáo khai hoàn toàn thực hiện theo ‘mệnh lệnh’ của ông
Đinh La Thăng (TN). – Xét xử vụ ông Thăng: “Ai đời ra công văn yêu cầu chuyển tiền
ngay trong ngày!” — Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh được che ô rời tòa (DT).
– Cấp dưới của ông Đinh La Thăng khai gì trước tòa? (DV). – “PVC như con tàu đắm, ai vớt được gì thì vớt” (TP).
Vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng
phạm
Báo Một Thế Giới đưa tin: Đại án VNCB giai đoạn 2: Trần Bắc Hà và Dr Thanh vắng mặt.
Hai “đại gia” có “những khoản tiền cực lớn trong vụ đại án”, ông Trần
Bắc Hà, cựu Chủ tịch BIDV và ông Trần Quí Thanh, ông chủ Tân Hiệp Phát, đều vắng
mặt. Ông Trần Quí Thanh, người có liên quan đến “số tiền gần 7.000 tỉ đồng
giai đoạn một của vụ án”, cho biết ông vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Báo VietNamNet đặt câu hỏi: Ông Trần Bắc Hà giữ vai trò gì khiến VNCB mất hơn 2.500 tỷ đồng? Theo
thông tin từ Viện Kiểm sát, ông Trần Bắc Hà đã “ký 12 quyết định phê
duyệt chủ trương cho vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà với 12 công ty”, qua
đó vô tình “khiến VNCB mất hơn 2.500 tỷ đồng”.
Kết thúc ngày đầu xử đại án Phạm Công Danh giai đoạn
2, Viện Kiểm sát yêu cầu: Phải triệu tập bằng được ông Trần Bắc Hà đến tòa để “phục
vụ công tác xét hỏi, tranh luận tại tòa”. Sau khi kết thúc phần thủ tục của
ngày đầu tiên, “chủ tọa thông báo phiên xử sẽ kéo dài trong một tháng
và có thể làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật”.
Phạm Công Danh bị còng tay (trái) và Trầm Bê. Ảnh:
báo TT
Mời đọc thêm: Ngày xét xử đầu tiên Trầm Bê: Cả 3 đại gia liên quan không
có mặt (Zing). – Diễn tiến ngày đầu xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê (BizLive).
– Trầm Bê – Đại gia từng lãnh đạo ngân hàng lớn chỉ mới học đến
lớp 6(DT). – Từ cậu bé họ Dương nghèo khó phải đi ‘ở đợ’ trở thành đại
gia Trầm Bê (Zing). – Triệu chứng Trầm Bê và trách nhiệm NHNN VN (Blog
Phương Thơ). – Hạ Đặng Văn Thành chiếm Sacombank, Trầm Bê dính hạn hầu tòa(VNN).
– Vì sao ông Trần Bắc Hà bị triệu tập đến phiên xử Phạm Công
Danh? (Zing). – ‘Ông Trần Bắc Hà cần phải có mặt tại phiên xử Phạm Công
Danh’ (Zing). – Các luật sư “phân thân” thế nào trong phiên xử ông Đinh La
Thăng và Trầm Bê? (Infonet). – Vụ án Phạm Công Danh: Nhiều bị cáo cần bác sĩ chăm sóc ngay
tại tòa (VOV). – Ông Phạm Công Danh và Trầm Bê thân nhau cỡ nào?(PLTP).
“Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng”
ra đời
Thêm nỗ lực để ngăn chặn truyền thông mạng xã hội: Bộ
Quốc phòng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng,
theo “Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 15-8-2017 của Thủ tướng Chính phủ”.
Theo tuyên bố của các lãnh đạo và tướng tá, Bộ Tư lệnh
Tác chiến không gian mạng là “đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng,
giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc
gia trên không gian mạng”.
Bộ Quốc phòng đã nhận ra nguy cơ “thất thủ” trên
không gian mạng: “Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng… sẽ đóng vai trò
nòng cốt trong… đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao và ‘diễn biến hòa
bình’ trên không gian mạng”. Những người làm truyền thông mạng xã hội không
hề được sự tài trợ như đội quân “tác chiến không gia mạng”, không đụng tới tiền
thuế của dân, nhưng họ vẫn đưa tin nhanh hơn, chính xác hơn cái “Bộ Tư lệnh Tác
chiến không gian mạng” này.
Nhân sự kiện lãnh đạo tiếp tục “tinh nhuệ hóa” lực
lượng dư luận viên, TS Chu Mộng Long viết: Chính phủ công bố công khai Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian
mạng. Ông Long yêu cầu những thành viên của “lực lượng tác chiến” này
phải công khai danh tính khi đối thoại với dân, “kể cả cấp bậc, chức vụ
nếu đó là đối tác thuộc mặt trận của Chính phủ”.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bình luận: “Chiến
trường ngoài Biển Đông mới là chính chứ trên mạng chỉ đồng bào ta thôi anh Phúc
ạ! Đừng vì chức thủ tướng ảo mà nhắm mắt nghe theo bọn tay sai Tàu cộng”.
Facebooker Nguyễn Anh Tuấn viết: Quân hại nhân dân. Trong tình hình các lãnh đạo đang
muốn tăng thuế, một phần số tiền thuế này lại được sử dụng để “nuôi một
cái bộ tư lệnh ăn hại nữa, của Quân đội, có tên: ‘Bộ tư lệnh tác chiến không
gian mạng’.”
Mời đọc thêm: Thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng (VNE).
– Thủ tướng giao nhiệm vụ cho lực lượng tác chiến không gian mạng (CP).
– Chính phủ công bố cơ cấu tổ chức mới của VTV, VOV (KTĐT).
Người dân không lùi bước trước BOT
Về hiện tượng các tài xế tiếp tục phản đối các trạm
BOT ngay trong tuần đầu năm mới, VOA có bài của nhà báo Trân Văn: Con ‘giun’ xéo mãi cũng quằn. Các tài xế đấu tranh
“bất tuân dân sự” ở các trạm BOT “càng lúc càng mãnh liệt và có khuynh
hướng lan rộng trên toàn quốc”, từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng
Nam, Bình Định, đến Khánh Hòa, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng.
Các tài xế liên tục “cải tiến” phương thức đấu
tranh: “Cách nay vài năm, phản kháng lạm thu chỉ ngừng lại ở mức xếp
hàng, treo các banner bên hông xe”, đến cuối năm 2017, BOT Cai Lậy trở
thành “điểm nóng” và các tài xế tận dụng cách phản kháng bằng tiền lẻ, “hai
tuần vừa qua, nhiều người dân tiến thêm một bước, thôi trả tiền lẻ”, họ dừng
xe ngay chỗ thu phí, hoặc dàn xe hàng ngang trước BOT.
RFA có bài: BOT – Việc phải làm ngay trước mắt. Trao đổi với
RFA, cựu Thứ trưởng Bộ Xây dựng, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, lãnh đạo Việt Nam chỉ
có hai sự lựa chọn: “Chấm dứt tất cả các dự án BOT” hoặc “tiếp
tục làm nhưng phải giải quyết những bất cập khiến dân bất bình bấy lâu nay”.
Ông Liêm nói: “Ngân sách không đủ để mà đáp ứng thế thì hoặc là không
làm thì chẳng có gì mà thu mà cũng chẳng ai thu”.
TS Nguyễn Quang A nhận định: “Vì BOT đã bị
biến dạng và méo mó một cách hết sức xấu như thế này thì tôi nghĩ rằng Nhà nước
nên chấm dứt những chuyện như vậy và chỉ cho những dự án BOT nếu được thẩm định
có thực lực thật”. Nghĩa là chuyện tiền đầu tư phải minh bạch, “không
phải chỉ có mấy phần trăm xong rồi đi vay mượn lung tung của ngân hàng”.
RFA đưa tin: Công an xã đánh tài xế phản đối BOT Sóc Trăng. Ngày
8/1/2018, khi các tài xế đậu xe phản đối ở trạm BOT Sóc Trăng, một người đàn
ông đến ghi bảng số xe, rồi tấn công các tài xế. Tác giả dẫn thông tin từ báo
trong nước: “Người đàn ông này là nhân viên công an địa phương, xã Tân
Hiệp, huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng”.
Mời đọc thêm: Miễn giảm phí để giải ách tắc BOT (NLĐ).
– Bộ GTVT đồng ý miễn, giảm phí BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp (PLTP).
– Lo mất an ninh, Bình Thuận kiến nghị khẩn về 2 trạm BOT (VNN). – Chủ đầu tư BOT Sóc Trăng nói mỗi tháng lỗ 3 tỉ đồng (NLĐ).
– Sau tuyên bố xem xét giảm phí, BOT Sóc Trăng lại… thu rồi xả (DT).
– Tài xế bức xúc vì ‘thoát trạm BOT này lại dính trạm khác’ (TP).
– Người đánh nhau với tài xế tại BOT Sóc Trăng là công an(TT).
Ông Đoàn Ngọc Hải từ chức
Về chuyện ông Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch UBND quận
1, nộp đơn xin từ chức, LS Lê Văn Luân viết: Rồi sẽ về đâu. LS Luân đánh giá ông Hải “vẫn
là một người có liêm sỷ nhất trong số những người cộng sản hiện nay, đó là dám
giữ lời hứa và dám từ bỏ chức vụ mà không phải ai hoặc dễ dàng mà có thể ngồi
vào đó được”.
Hành động giữ lời hứa của ông Hải thể hiện sự tôn trọng
người dân và tôn trọng chính mình. “Tôi không đánh giá ông với vai trò
một người cộng sản, mà là một người lãnh đạo đơn thuần, và ông đã dám tách mình
khỏi tất cả những người cộng sản còn lại”.
Mời đọc thêm: Ông Đoàn Ngọc Hải từ chức, TP.HCM giải quyết theo quy trình(TT).
– Ông Đoàn Ngọc Hải: ‘Tôi vẫn còn khát vọng nhưng lực bất tòng
tâm’(TN). – Ông Hải quận 1 từ chức vì không hài lòng với cơ chế? (VOA).
– Việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức: Khâm phục! (DT)
– “Một mình ông Đoàn Ngọc Hải không thể làm được gì“ (VOV).
***
Thêm một số tin trong nước: Quả bom Quan Độ và sự bàng quan của cộng đồng (VNN).
– Hàng trăm phụ nữ miền núi “biến mất”: Dễ như… đi Trung Quốc! (DT).
– Đòi hỏi sự minh bạch (ANTĐ). – Không để giá xăng A95 bị thao túng (PLTP).
– Hàng chục công nhân nhập viện cấp cứu sau bữa cơm chay — Người dân ‘vây’ dự án chung cư vì chủ đầu tư chậm giao căn hộ (Zing). – Hoàn thiện hồ sơ “giải cứu” Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất trước
15/1(DT). – Khẩu súng nghi can CSGT dùng bắn chết người là súng quân dụng(VOV). – Phó thủ tướng yêu cầu xử nghiêm các vi phạm của Khaisilk (TT).
Tin
quốc tế
Tin nước Mỹ
Về cuốn sách “Lửa và Thịnh nộ: Bên trong Nhà Trắng
của Trump” đang gây bão ở Mỹ, trả lời đài NHK của Nhật, ông Steve
Bannon giải thích về bình luận “phản quốc” mà ông nói
trong sách đó. Bannon nói rằng, bình luận này của ông không phải dành
cho con trai cả của TT Trump, Trump Junior.
Ngày 7/1, Bannon lại dành cho Trump Junior những
lời có cánh khi gọi con trai cả của tổng thống là “một người yêu nước và
cũng là người tốt”. Bannon nói với NHK, “bình luận (phản quốc) về cuộc gặp
nói trên nhằm vào Paul Manafort, một quan chức trong chiến dịch tranh cử khi đó
chứ không phải Trump Junior“.
Giải thích này khó lọt lỗ tai nhiều người Mỹ, vì
chính Trump Jr là người đã trả lời các email của người môi giới, nhận lời hẹn gặp
nữ luật sư đại diện chính phủ Nga. Khi phía Nga cho biết, họ có tài liệu bôi bẩn
bà Clinton, Trump Jr trả lời với vẻ khoái chí: “Tôi thích nó” (I love it). Đây là hành động phản
quốc của Trump Jr, không phải của Paul Manafort vì ông Manafort chỉ là người có
mặt trong cuộc gặp đó, không phải là người chủ mưu.
Steve Bannon (phải) và Trump Jr. Ảnh: internet
Vận đen vẫn chưa từ bỏ gia đình Trump. Đang trong
tâm bão chính trị, và những chuyện thâm cung bí sử bị lôi tuốt vào sách của Michael
Wolff, với những nghi ngờ rằng Trump bị “tâm thần”, hay TT nghiện xem tivi,
nghiện Twitter, lập dị… Ngày 8/1 có tin Tháp Trump ở New York bị cháy. Tháp Trump cao 68 tầng
là nơi ở và làm việc của gia đình Donald Trump trước khi ông trở thành tổng thống.
Khi sự cố xảy ra, ông Trump đang ở Washington.
Bất chấp những phát biểu hạ nhiệt của TT
Trump, Triều Tiên tiếp tục cứng rắn với Mỹ. Triều Tiên cho rằng
“lực lượng do Mỹ đứng đầu can thiệp vào nội bộ các quốc gia có chủ quyền, bỏ
qua các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế“. Trước đó, ông Trump đã “hạ
mình” khi nói rằng sẵn sàng đối thoại với Kim Jong-un, trong phát
biểu ngày 6/1 tại Trại David.
Tình hình bán đảo Triều Tiên
Trong những diễn biến gần đây trên bán đảo Triều
Tiên, Nam Hàn đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan. Theo đó, Nam Hàn đang ở thế
kẹt khi mong muốn đàm phán nhiều hơn với Bắc Hàn mà không làm suy yếu lập trường
ứng rắn của Mỹ.
Mâu thuẫn của Nam Hàn khi đứng giữa “hai làn đạn” đã
làm những nỗ lực của nước này thêm khó khăn. Seoul vừa muốn hạ nhiệt căng thẳng
với Bắc Hàn, để quốc gia này mở lòng đàm phán thêm các vấn đề khác, vừa không
làm Mỹ mất đi thế cứng rắn. Quan trọng nhất, không vi phạm các nghị quyết trừng
phạt của LHQ nhằm vào Bắc Hàn.
Mời đọc thêm: Giáo hoàng ủng hộ mọi nỗ lực đối thoại trên bán đảo Triều Tiên (VOV).
Chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc
Về dự án “Vành đai-Con đường” nhằm nuốt trọn châu Á,
châu Âu và châu Phi, RFI có bài phân tích: Con Đường Tơ Lụa Mới và ý đồ bành trướng của Trung Quốc chia rẽ
châu Âu. Theo bài viết, “Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc là hồ
sơ quan hệ quốc tế quan trọng nhất thế giới trong những năm sắp tới”.
Các nhà phân tích cho rằng, tham vọng bành trướng của
Trung Quốc thể hiện trong đề án này đang gây chia rẽ tại châu Âu. Các quốc
gia ở Trung và Đông Âu, tỏ ra rất vui mừng về dự án này vì các khoản đầu tư kếch
xù mà Trung Quốc đem lại. Còn các quốc gia ở Tây, Bắc Âu thì nhiều nước không
che giấu mối lo ngại về tham vọng của Bắc Kinh. Một quan chức ngoại giao phương
Tây cho rằng: “Phải chăng ‘Con Đường Tơ Lụa Mới’ chỉ là một khẩu hiệu sexy gợi
cảm để che giấu tham vọng thống trị thế giới”.
Trong một phát biểu trước đây, Ngoại trưởng Đức
Sigmar Gabriel đã nói: “Nếu châu Âu không phát triển một chiến lược chống lại,
thì sẽ bị Trung Quốc chia rẽ”. Cựu Thủ tướng Đan Mạch, Anders Fogh
Rasmussen lo ngại, châu Âu chỉ được đánh thức “khi đã quá trễ để thấy rằng
toàn bộ cơ sở hạ tầng ở Trung và Đông Âu sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Cũng chủ đề trên, VOA có bài: TT Pháp: Con đường Tơ lụa không của riêng Trung Quốc.
Tổng thống Macron nói rõ: “Những con đường này không thể là những con
đường của chủ nghĩa bá quyền mới, biến những nước nó đi qua thành những chư hầu”.
Nhân chuyến thăm của TT Pháp Macron, trang RFI
có bài tổng hợp với nhan đề: Trước “lãnh đạo độc tài” Trung Quốc, tổng thống Pháp có tiếp tục
“nói thẳng”?. Xuyên suốt bài viết đó là vấn đề bành trướng thế giới
của Bắc Kinh.
Bài tổng hợp từ báo chí Pháp đều dùng các từ như “nhà
độc tài hùng mạnh nhất” để ám chỉ lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bài viết có đoạn, “việc số lượng các lãnh đạo độc tài trên thế giới gia tăng
đang ngày càng trở thành một vấn đề gai góc đối với các quốc gia dân chủ “.
Và thái độ của Pháp quanh vấn đề Trung Quốc được đặt ra là: “Chấp nhận một
cuộc đối thoại không vẻ vang gì để đổi lấy các hợp đồng kinh tế lớn, để
cân bằng thâm hụt thương mại”, hay “nói thẳng” với nhà độc tài
về những nghi ngại của Pháp.
Mời đọc thêm: VN ở
đâu trong ‘Vành đai và Con đường’ của TQ? (BBC). – “Trung Quốc giờ không còn là công xưởng của thế giới” (Bizlive).
– Trung Quốc trừng phạt gần 160.000 quan tham năm 2017 (TP).
Tình hình Trung Đông
Quanh tranh chấp giữa Israel và Palestine, Bộ trưởng Ngoại
giao Anh, Boris Johnson khẳng định Jerusalem nên là thủ đô chung của Israel và Palestine. Phát
biểu này được ông Boris Johnson đưa ra trong cuộc gặp người đồng cấp
Palestine Riyad al-Malki.
Ngoại trưởng Anh nói, “London cũng duy trì quan
điểm rõ ràng và lâu dài đối với tình trạng của Jerusalem. Điều này cần được định
đoạt trong một giải pháp được thương lượng giữa Israel và Palestine, và rốt cuộc
Jerusalem nên là thủ đô chung của Israel và Palestine“.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel ‘sợ’ con cháu người tị nạn Palestine thành mối
đe doạ với sự tồn tại của nhà nước Do Thái. Ông Benjamin
Netanyahu ủng hộ lời đe dọa của TT Mỹ Donald Trump, về việc cắt viện trợ
cho UNRWA (Cơ quan Cứu trợ và Hoạt động của Liên Hợp quốc về người tị nạn
Palestine ở vùng Cận Đông).
Ông Netanyahu lo ngại với “quyền trở về”, được
luật pháp quốc tế quy định với người tị nạn, con cháu của những người tị nạn
Palestine sẽ là mối đe dọa của Israel. Ông Netanyahu cho rằng “con cháu người
tị nạn không phải người tị nạn“, và nhấn mạnh: “UNRWA là một tổ chức kéo
dài vấn đề của người tị nạn Palestine. Nó cũng kéo dài câu chuyện về cái gọi là
‘quyền trở về’ với mục tiêu xoá bỏ Nhà nước Israel. Do đó, UNRWA phải biến mất”.
Tại Iran đã diễn ra Hội nghị an ninh Tehran thảo luận về tình hình khu vực Tây Á. Với
chủ đề “An ninh khu vực Tây Á; Những thách thức và xu thế mới“,
Iran lại biến hội nghị này thành nơi lên án “thế lực nước ngoài” can thiệp,
kích động biểu tình ở quốc gia Hồi giáo này.
Ngoại trưởng Iran, Javad Zarif cho rằng: “Saudi
Arabia, Mỹ, Israel, thông qua ‘những chính sách gọi là chủ nghĩa can thiệp’ của
họ đang thổi bùng lên các cuộc khủng hoảng trong khu vực“. Iran cũng lên án
“chiến lược can thiệp” của Mỹ như một trong những thách thức an ninh lớn
nhất.
Ngoài Mỹ, Iran còn biến hội nghị này thành nơi “đấu
tố” Israel. Bài viết có đoạn: “Ông (Javad Zarif ) cũng chỉ ra rằng việc
Israel tiếp tục chiếm đóng các vùng lãnh thổ của người Palestine luôn là vấn đề
an ninh lớn nhất mà khu vực này đang đối mặt“. Sau khi lên án “các thế lực
thù địch”, Iran không quên “cảnh báo các nước láng giềng không được kích động
sự bất ổn tại quốc gia Trung Đông này (ám chỉ các cuộc biểu tình diễn ra trên
khắp lãnh thổ Iran trong 2 tuần qua)“.
Mời đọc thêm: Iran cảnh báo khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân (TTXVN).
– Quân nổi dậy Syria dùng UAV tấn công đồng loạt căn cứ Nga (NLĐ).
– Bề ngoài là “người dưng”, Israel-Saudi ngấm ngầm tính tuồn vũ
khí cho nhau chống Iran? (Soha).
***
Các tin thế giới khác:
Quốc tế tiếp tục kêu gọi Myanmar trả tự do cho hai nhà báo
Reuters (RFA).- Thủ tướng Anh cải tổ nội các – Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 3 tháng (TTXVN).
– Kỷ lục buồn của năm 2017 (NLĐ).
No comments:
Post a Comment