Kính Hòa RFA
2018-01-18
2018-01-18
Chỉ
trong thời gian vài ngày đầu năm 2018, báo chí nhà nước Việt Nam chính thức
loan tin là quân đội Việt Nam cũng như Bộ Công an Việt Nam có thành lập những lực
lượng đặc biệt là lực lượng 47 của quân đội và bộ phận A68 của công an để thực
hiện bảo vệ an ninh quốc gia trên mạng điện tử.
Quan niệm
về an ninh quốc gia
An
ninh quốc gia được các cơ quan chức năng đưa ra như là lý do thành lập của lực
lượng 47 hay cơ quan A68, nhưng lý do này tức khắc bị nhiều blogger, những nhà
hoạt động cho dân chủ và giới bất đồng chính kiến lên tiếng bác bỏ, cho rằng
các lực lượng này được nhà nước Việt Nam thành lập là chỉ để đàn áp những ý kiến
khác với đảng cầm quyền trên không gian điện tử mà thôi.
Nhà báo về hưu Chu
Vĩnh Hải,
hiện sống tại Thành phố Vũng Tàu, cho rằng quan niệm của những người cộng sản về
an ninh quốc gia khác với những quan niệm thông thường trên thế giới:
“Trong
những nội dung an ninh quốc gia mà họ quan niệm thì có một quan niệm rằng khi
những lợi ích của đảng cầm quyền, của chính quyền bị xâm phạm thì đó là xâm phạm
lợi ích và an ninh quốc gia.”
Đảng
Cộng sản hiện là đảng duy nhất cầm quyền tại Việt Nam, và kể từ khi thông tin
điện tử phát triển tại Việt Nam trong vài chục năm trở lại đây, Đảng Cộng sản
đã bị nhiều chỉ trích trên không gian mạng, nơi mà họ không thể hoàn toàn kiểm
soát như hệ thống báo chí, sách vở được in theo cách thức truyền thống.
Một
nhà báo khác là ông Võ Văn Tạo sống ở
Nha Trang cho rằng, ngoài những quan niệm thông thường như là bảo vệ quyền lợi
kinh tế, bí mật quốc phòng của quốc gia, thì đối với những người cộng sản đang
cầm quyền, một phần lớn trong vấn đề an ninh quốc gia chính là đối phó với sự
phản đối của người dân trong nước. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn
xảy ra tại nước cộng sản láng giềng Trung Quốc, nơi ngân sách Bộ Công An lớn
hơn Bộ Quốc phòng.
Chúng
tôi đặt vấn đề an ninh quốc gia, hiểu theo nghĩa phòng chống hacker, bảo vệ những
hệ thống tài chính, kinh tế,….với một chuyên gia tin học là ông Hoàng Ngọc Diêu, hiện sống tại Úc
và đã từng làm việc tại Việt Nam cũng như quan tâm nhiều đến vấn đề này tại Việt
Nam, thì ông cho rằng từ lâu Chính phủ Việt Nam đã có thành lập những nhóm kỹ
thuật để phòng chống nạn tin tặc, nhưng đó không phải là những biện pháp hữu hiệu:
“Thì
cũng có những động thái cảnh báo về chuyện virus, chuyện hacking,… Nhưng đó là
những biện pháp có tính chất đối phó nhất thời, chứ không phải là những biện pháp
có tính chính sách, nền tảng.
Việt
Nam bây giờ là một ổ virus, spam, rất khủng khiếp ngày càng được các nhóm kỹ
thuật quan tâm. Nhưng họ lại hoàn toàn không có biện pháp nào để triệt tiêu những
cái đó. Ví dụ như là họ không có những chính sách chế tài, hay ngăn chận việc sử
dụng những phần mềm bất hợp pháp.
Năm
bảy năm gần đây, vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam trở nên tồi tệ. Cách đây
không lâu là một vụ hack vô sân bay Tân Sơn Nhất, thay đổi những nội dung trong
đó. Có vô vàn những vụ hack vô các trang nhà của các ban ngành hay bộ này khác.
Sự
việc sân bay Tân Sơn Nhất, lớn nhất Việt Nam, bị tấn công mạng xảy ra vào tháng
Ba năm 2017. Khi đó báo chí Việt Nam có loan tải phát biểu của nhà chức trách rằng
đây không phải là lần đầu tiên mà hệ thống máy tính của sân bay bị tấn công.
Trên
trang nhà của công ty bảo mật tin học Securitybox có trụ sở tại Hà Nội, viết rằng
qui mô các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam ngày càng trở nên lớn và mức độ nguy
hiểm tăng lên. Cũng theo lời công ty này, mục tiêu tấn công đang ngày càng được
chuyển hướng, nhắm vào các tập đoàn kinh tế lớn. Theo thống kê của Securitybox,
trong 9 tháng đầu năm 2017 có 9964 vụ tấn công mạng vào các tổ chức và cá nhân ở
Việt Nam.
Hoạt động
của lực lượng 47 và A68
Trở
lại vấn đề xoay quanh lực lượng 47 và A68, nhà báo Chu Vĩnh Hải nói rằng những người làm việc cho hai lực lượng
này hoạt động một cách ẩn danh:
“Chẳng
bao giờ họ sử dụng tính chính danh của họ đâu, chỉ ẩn khuất vào các nick manes
(biệt danh) nào đó thôi.”
Theo
ông Hải, ngoài hoạt động tranh luận trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, mạng
xã hội được nhiều người dùng nhất Việt Nam, để bảo vệ Đảng Cộng sản, chống lại
những quan niệm trái ngược với đảng như là đa nguyên chính trị, tam quyền phân
lập, xã hội dân sự,…các lực lượng 47 và A68 cũng có thể có những hoạt động mang
tính kỹ thuật:
“Tôi
nghĩ là trong vấn đề này có thể là lực lượng 47, hoặc A68, có một bộ phận
hacker để họ report (báo cáo) những tài khoản Facebook có uy tín đối với cộng đồng.
Thứ hai là gửi những mã độc, phần mềm độc hại đến các cá nhân có tầm ảnh hưởng
và bất đồng chính kiến với chính quyền.”
Một
trong những nạn nhân của việc báo cáo này là ông Võ Văn Tạo, có trang Facebook
được nhiều người theo dõi. Ông nói:
“Cái
chính là cãi cọ với nhau, tranh luận với nhau, còn cái nữa là làm những tiểu xảo
kỹ thuật để dập tắt những trang mà họ thấy có ảnh hưởng xã hội nhiều, tức là
report. Bản thân tôi cũng đã bị phạt mất ba ngày. Có gì đâu tôi chỉ mô tả lại vụ
Vũ nhôm thôi. Tôi đặt vấn đề Vũ nhôm là ai, tại sao Bộ Công an không lên tiếng.
Có vậy thôi mà cũng bị Facebook bảo là vi phạm qui chế cộng đồng. Chúng tôi thừa
biết đó là người của bên công an quân đội, họ đông lắm, họ xúm xít vào để
report, Facebook thì máy móc, thấy nhiều người report thì chặn, không biết nội
dung như thế nào.”
Câu
chuyện Vũ nhôm mà ông Tạo đề cập liên quan đến một vụ án tham nhũng lớn, trong
đó người bị tình nghi, ông Phan Văn Anh Vũ, biệt danh Vũ nhôm, được biết là một
sĩ quan công an.
Vào
năm 2014 đã có nhiều trang Facebook cá nhân bất đồng chính kiến nổi tiếng như
blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang Lập,…đã bị đánh sập
do bị report.
Nhà báo Chu Vĩnh Hải đánh giá tính hiệu
quả của lực lượng an ninh mạng của Đảng Cộng sản:
“Theo
tôi thì họ có phát huy được một ít, vì họ đông, và cũng có tính chuyên nghiệp,
cho nên cũng có hiệu quả. Nhưng mà dần dần thì sự thật cũng phơi bày thôi. Vì
bây giờ thông tin nhiều chiều cho nên người dân nhận thức được những vấn đề xưa
nay họ tin họ yêu, không như trước nữa, họ hiểu hơn về mặt xã hội.”
Theo
tác giả Nguyễn Thế Phương, một nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, viết trên trang báo mạng Diplomat, thì việc chống lại cái gọi là diễn
biến hòa bình, tức là thay đổi chế độ một cách hòa bình, trên mạng thông tin điện
tử đã làm cho nhà cầm quyền thấy rằng phải huấn luyện một lực lượng chuyên nghiệp
để thực hiện việc bút chiến trên mạng, nhưng theo ông thì còn sớm để đánh giá sự
thành công của lực lượng này, vì cách thức tuyên truyền mà ông gọi là theo lối
cũ đã không thể thuyết phục được những tầng lớp dân chúng trẻ tuổi ngày càng
đông tại Việt Nam nữa.
Nhà
báo Chu Vĩnh Hải thì nhấn mạnh rằng việc đổ công sức vào các lực lượng bút chiến
này là một sự lãng phí nguồn lực quốc gia, thay vì sử dụng nguồn lực đó cho những
mục đích bảo vệ an ninh quốc gia thực sự như là chống tin tặc, bảo vệ kinh tế đất
nước.
Chúng
tôi có tìm cách gửi lời yêu cầu bình luận về việc bảo vệ an ninh quốc gia trên
mạng điện tử, đến Bộ Công an Việt Nam, qua trang web của bộ này nhưng không
thành công.
No comments:
Post a Comment