Monday, December 28, 2015

Thay đổi chế độ – Tốt hay là xấu? (Gerald F. Seib, theo The Wall Street Journal)





Gerald F. Seib, theo The Wall Street Journal
Phạm Nguyên Trường dịch
Posted on Dec 29, 2015

Chiến dịch tranh cử tống thống năm 2016, mới ở giai đoạn phôi thai nhưng đã tỏ ra rất có ích đối với quốc dân, nó cho thấy quan điểm của các ứng cử viên đối với một vấn đề cực kì quan trọng, nhưng chưa được giải quyết, vẫn treo lơ lửng bên trên chính sách đối ngoại của Mĩ kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Lật đổ các chính phủ không thân thiện và nguy hiểm thì tốt hơn cho nước Mĩ hay nước này cần phải làm hòa với họ và chỉ nên thi hành những biện pháp kiềm chế mà thôi?

Hai ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa TNS Ted Cruz (trái) và TNS Marco Rubio (phải) có quan điểm khác nhau về thay đổi chế độ. Ảnh: James Lawler Duggan/Reuters

Câu hỏi này làm đau đầu không chỉ các nhà lãnh đạo quốc gia. Hôm nay, nó đã làm cho cả hai đảng bị chia rẽ, điều đó được thể hiện trong những cuộc tranh luận hồi tuần trước trong đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Kiên quyết ủng hộ việc thay đổi chế độ là Thượng nghị sĩ Dân chủ, ông Bernie Sanders và thượng nghị sĩ cộng hòa, ông Rand Paul. Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz và Donald Trump cũng đứng về phía hai ông này, tất nhiên là ở mức độ nào đó. Ngoài ra, họ chẳng đồng ý với nhau về bất cứ chuyện gì, dù bạn có tìm bao nhiêu lâu cũng vậy.

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc tranh luận này là tổng thống Syria Bashar al-Assad. Mĩ có cần tìm cách loại bỏ ông ta để rồi sau đó mọi người có thể tất cả tập trung nỗ lực vào việc đánh tan “Nhà nước Hồi giáo”, tổ chức đã xây dựng trên lãnh thổ Syria một vương quốc Hồi giáo hay không? Hay lịch sử của những năm gần đây cho thấy việc lật đổ của những kẻ giết người và những nhà cai trị độc tài chỉ tạo ra hỗn loạn, lôi kéo quân đội Mĩ vào, cũng như tạo ra những vấn đề còn tồi tệ hơn là những vấn đề đề mà Mĩ tìm cách giải quyết?

Nhưng luận cứ này dường như không chỉ liên quan tới Syria. Chúng ta đang nói về việc khác. Với cuộc xâm lược Iraq nhằm lật đổ Saddam Hussein, Mĩ đã cải thiện hay làm trầm trọng thêm tình hình ở Trung Đông và tình hình trong cuộc đấu tranh chung nhằm chống chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo? Sau khi không còn những nhà độc tài như Hosni Mubarak và Muammar Gaddafi, tình hình trong khu vực đã trở nên tốt hơn hay xấu thêm, có ổn định hơn không? Và thay đổi chế độ ở Iran có phải mục tiêu của chính sách Mỹ ở đấy hay không?

Điều này dường như là lặp lại những cuộc tranh luận về chính sách thực dụng (realpolitik), mà Henry Kissinger và những người khác đã khởi động từ những năm 1970. Thực chất của realpolitik là Mĩ phải chấp nhận sự tồn tại của những chế độ tồi tệ đủ mọi kiệu và thậm chí là cộng tác với chúng, nếu điều đó phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ.

Nhưng, những cuộc tranh luận mới về vấn đề thay đổi chế độ khác với những cuộc tranh luận trước ở một khía cạnh quan trọng. Cuộc tranh luận về realpolitik trước đây chủ yếu mang tính đạo đức: Mĩ có cần lật đổ, ví dụ, những chế độc tài tí hon ở châu Mỹ Latin, tức là những chế độ vi phạm nhân quyền, nhưng có lợi ích cho Mỹ vì họ ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản?

Hiện nay, các cuộc tranh luận về chủ đề thay đổi chế độ ít liên quan tới đạo đức mà liên quan nhiều hơn tới kết quả thực tế. Những người ủng hộ thay đổi chế độ, không nói nhiều rằng đấy lá quan điểm đúng về đạo đức mà nói nhiều hơn rằng trử khử những kẻ độc tài đáng ghét; những kẻ, bằng sự tàn bạo của mình đã đổ thêm dầu vào lửa cho chủ nghĩa cực đoan, là việc làm cần thiết nhằm củng cố ổn định, và do đó, là vì lợi ích của Mĩ. Còn những người ủng hộ việc thay đổi chế độ thì khẳng định rằng bọn độc tài đang ngồi trên thùng thuốc súng, chúng càng nắm quyền lâu thì vụ nổ sẽ càng khủng khiếp hơn.

Những người phản đối thay đổi chế độ khẳng định rằng sự ổn định do các nhà cai trị độc tài bảo đảm là điều kiện tốt đối với lợi ích của Mĩ hơn là một bước nhảy vào cái chưa biết và sự bất mãn của người dân địa phương, khi Mĩ sử dụng vũ lực nhằm trục xuất những nhà cai trị độc tài đó. Theo những người hoài nghi này, sự hỗn loạn hiện nay ở Libya và cuộc chiếm đóng đẫm máu, kéo dài một thập niên ở Iraq cho thấy những mối nguy hiểm của việc thay đổi chế độ là rất thực tế, còn lợi ích thì hóa ra chỉ là ảo tưởng. Tốt hơn hết là cứ để mặc những nhà độc tài đó. Không cần phải lật đổ họ, vì nó sẽ khơi mào cho những thứ còn tồi tệ hơn.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã kiên trì bảo vệ những lập luận như thế trong cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa diễn ra vào tuần trước: “Assad người xấu. Gaddafi là người xấu. Mubarak là kẻ khủng khiếp trong vấn đề về quyền con người. Nhưng họ đã giúp chúng ta (chí ít là Gaddafi và Mubarak đã giúp) trong cuộc chiến chống những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan. Nhưng nếu chúng ta lật đổ Assad, còn IS thì chiếm được toàn bộ Syria, thì sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho lợi an ninh quốc gia của Mĩ”.

Trump nói: “Không nên đánh nhau với Assad. Đánh nhau với Assad là chúng ta đang đánh nhau với Nga, cũng như đánh nhau với những lực lượng và phe phái khác nữa”.

Rand Paul nói một cách toàn diện hơn: “Thay đổi chế độ không dẫn tới chiến thắng. Lật đổ các nhà lãnh đạo độc tài thế tục ở Trung Đông chỉ dẫn tới hỗn loạn và làm cho cánh Hồi giáo cực đoan mạnh lên mà thôi”. Trong thời gian diễn ra các cuộc tranh luận của đảng Dân chủ, Sanders cũng ủng hộ những quan điểm này. Quan điểm của ông về thay đổi chế độ trái ngược hẳn với ý kiến của cựu Ngoại trưởng Mĩ, bà Hillary Clinton: “Tôi rất lo lắng về sự đam mê thái quá của ngoại trưởng Clinton đối với việc thay đổi chế độ và sự hung hăng quá mức của bà, bởi vì bà không biết gì về những hậu quả không mong muốn”.

Những luận cứ đối chọi nhau trong các cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa đã được thượng nghị sĩ Marco Rubio tóm tắt như sau: “Trước hết, Assad là nguyên nhân chính cho sự tồn tại của IS”. Sự tàn bạo của tổng thống Syria đối người Sunni ở Syria “đã dẫn đến sự hỗn loạn, tạo điều kiện cho IS lợi dụng tình hình và củng cố vị trí của chúng”.

Theo lời bà Clinton thì Mĩ cần phải tìm cách làm hai việc cùng một lúc: “Làm việc với những tên gian ác, những kẻ cai trị độc tài vì lợi ích của chính chúng ta, đồng thời thúc đẩy dân chủ”.

Đấy là con đường đầy khó khăn, bà nói. Chiến dịch tranh cử năm 2016 chỉ ra rằng, trong cái thế giới hỗn loạn của chúng ta, với những liên minh luôn luôn thay đổi như thế, tìm tiếng nói chung về cách đi qua nó là việc bất khả thi.




No comments: