Don Gillmor | The
Guardian
DCVOnline
dịch
thuật
Posted
on April 12, 2025
https://dcvonline.net/2025/04/12/tai-sao-trump-can-dau-canada/
Donald
Trump muốn biến Mỹ thành một pháo đài năng lượng, chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ
vào dầu mỏ của Canada. Ông ta chắc chắn sẽ thất bại.
Ảnh
của James MacDonald/Bloomberg/Getty Images
Vào
tháng 1, Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng đất nước của
ông không cần dầu khí của Canada. Ông tuyên bố, “Chúng tôi có nhiều hơn bất kỳ
ai.” Giống như nhiều điều khác mà Trump nói, điều này là không đúng sự thật. Mỹ
đứng thứ chín về trữ lượng dầu mỏ thế giới, trong khi Canada đứng thứ ba. Hai
mươi hai phần trăm lượng dầu mà Mỹ sử dụng là dầu nhập cảng từ Canada. Tuy
nhiên, vào tháng 2, Tòa Bạch Ốc đã tiến xa hơn khi tuyên bố kế hoạch khôi phục
“sự thống trị về năng lượng của Mỹ” bằng cách sản xuất nhiều dầu hơn trong nước.
Nhưng đây chỉ là một truyện tưởng tượng từ rất lâu trước khi dầu khí trở thành
ngành kinh doanh trải dài khắp châu lục như ngày nay.
Trong
hơn 50 năm qua, kỹ nghệ dầu khí đã hội nhập sâu rộng, giống như kỹ nghệ xe hơi,
xuyên biên giới của chúng ta. Mỹ nhập cảng dầu từ Canada và Mexico, trong khi
miền Đông Canada nhập cảng dầu từ những tiểu bang đông bắc và những nguồn cung
cấp nước ngoài. Hầu hết những đường ống của Canada chạy về phía nam, từ Alberta
đến những nhà máy lọc dầu của Mỹ. Đường ống dẫn dầu chính Enbridge, từ Edmonton
đến Sarnia, Ontario, xây dựng vào những năm 1950 chạy một phần qua Mỹ vì chi
phí rẻ hơn. (Một cách tiếp cận triệt để đối với sự thống trị năng lượng của Mỹ
có thể dẫn đến việc người Mỹ phải đóng cửa ngành này — họ có đủ phương tiện kỹ
thuật — làm nguồn cung trong nước giảm 500.000 thùng mỗi ngày.) Vậy tại sao
Trump lại tin rằng nước Mỹ có thể tự túc?
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2025/04/Enbridge-1536x969.jpgV
Đường
ống dẫn dầu chính Enbridge. Nguồn Enbridge.com
Một
phần là do cuộc cách mạng khai thác dầu khí đá phiến ở Mỹ đã mở ra nguồn dự trữ
dầu khí dồi dào, và hiện nay quốc gia này sản xuất nhiều dầu hơn mức tiêu thụ.
Phép toán đơn giản cho thấy rằng nước này có thể độc lập về năng lượng—nhưng
không có nhiều phép toán đơn giản trong thế giới dầu mỏ, và thị trường Mỹ vẫn
phụ thuộc vào sản phẩm rẻ hơn của Canada. Giá chuẩn của dầu từ dầu cát Alberta
là Western Canadian Select, hay WCS, thường được giao dịch ở mức chiết khấu lớn
so với West Texas Intermediate, giá chuẩn tương đương của Mỹ. Đầu tháng 4, giá
WCS dưới 50 đô la một thùng, trong khi giá WTI trên 60 đô la. Trường hợp nhập cảng
dầu từ Canada cũng tương tự: mua giá thấp, bán giá cao. Người Mỹ nhập cảng dầu
giá rẻ từ Canada và bán dầu của họ ra nước ngoài với giá cao hơn. Kết quả là
trong khi Mỹ xuất cảng hơn 10 triệu thùng mỗi ngày thì vẫn nhập cảng 8,5 triệu
thùng, gần một nửa trong số đó là dầu từ Canada.
Khả
năng lọc dầu của Mỹ cũng được thiết lập cho sản phẩm của Canada. Dầu cát sản xuất
ra bitum — loại dầu nặng, có tính axit. Nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ đã thiết lập
để sản xuất bitum, thay vì loại dầu nhẹ hơn, ngọt hơn sản xuất từ lưu
vực Permian của Texas, được vận chuyển đến những nhà máy lọc dầu khác nhau, một
số trong số đó ở nước ngoài. Nếu Mỹ muốn tái cơ cấu những nhà máy lọc dầu để phục
vụ nhu cầu dầu trong nước, quá trình này sẽ mất nhiều năm và tốn kém vô cùng.
Ngoài ra, cũng không có nguồn dầu nào có thể thay thế cho dầu của Canada; sản
phẩm gần giống nhất là dầu của Venezuela, nhưng quốc gia này hiện đang chịu lệnh
trừng phạt của Mỹ. Ngoại trừ một nhà máy lọc dầu nhỏ được xây dựng ở phía Bắc
Dakota để tinh lọc dầu đá phiến, nhà máy lọc dầu cuối cùng của Mỹ được xây dựng
vào năm 1977, và kể từ đó hàng chục nhà máy lọc dầu đã đóng cửa, hoặc là do hết
vòng đời hoạt động, được coi là không có lợi nhuận hoặc, trong trường hợp nhà
máy lọc dầu Energy Solutions ở Philadelphia, là do một vụ nổ lớn. Để đạt được
an ninh năng lượng bằng nhiên liệu hóa thạch, Mỹ sẽ cần hàng chục tỷ đô la đầu
tư. Nó cũng có thể phải đối mặt với những thách thức pháp lý và khả năng thành
lập một chính phủ Dân chủ trong tương lai.
Quan
trọng hơn, sự thống trị về năng lượng sẽ đến đúng lúc khiến nước Mỹ trở thành
nước kém phát triển về năng lượng, khi phần còn lại của thế giới ngày càng chuyển
sang nhiên liệu sạch hơn. Vào tháng 2, Tòa Bạch Ốc đã phát hành một bản tin tựa
đề “Định vị năng lượng của Mỹ cho thế kỷ tới.” Điều trớ trêu là những chính
sách của Trump đã định vị nước Mỹ cho thế kỷ trước — tất cả đều là một phần
trong nỗ lực hoài niệm của ông nhằm Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Dầu mỏ tượng
trưng cho một huyền thoại hấp dẫn nhưng đã lỗi thời của nước Mỹ. Nó tượng trưng
cho sự tự do của con đường rộng mở, cũng như sự thoái lui ổn định về thời điểm
nước Mỹ còn nhiều người da trắng, khi chỉ có hai giới tính và khi kỹ nghệ không
bị quy định cản trở. Tất nhiên, nó cũng tượng trưng cho thời kỳ trước khi có
năng lượng tái tạo. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán mức tiêu thụ dầu toàn cầu
sẽ đạt đỉnh vào năm 2030, trong khi những mô hình khác cho rằng thời điểm bùng
phát có thể xẩy ra sớm hơn. Bất kỳ khoản đầu tư vốn lớn nào vào cơ sở hạ tầng
nhiên liệu hóa thạch đều có khả năng xẩy ra tình trạng này.
Trong
nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, ông đã tích cực theo đuổi hoài niệm về quá khứ sử
dụng dầu mỏ của nước Mỹ, mở cửa đất công để khoan dầu và bãi bỏ hơn 100 quy định
về môi trường. Cùng lúc đó, những quốc gia khác cũng tích cực theo đuổi tương
lai, đặc biệt là Trung Hoa. Hiện nay, Hoa lục này đang thống trị lĩnh vực năng
lượng xanh, sản xuất 80% tấm pin mặt trời trên thế giới, kiểm soát 60% sản lượng
điện gió và sản xuất 75% pin lithium trên thế giới. Nhà sản xuất xe điện BYD của
Trung Hoa hiện đang bán chạy hơn Tesla với biên độ ngày càng rộng. Mặc dù Trung
Hoa là nước nhập cảng dầu lớn nhất thế giới, nhu cầu của nước này có thể đã đạt
đỉnh vào năm 2023. Trump đã khiến nước Mỹ tụt hậu trong nhiệm kỳ đầu tiên có phần
thiếu mục tiêu của mình—nhưng ông đã xoay xở để đưa Trung Hoa vĩ đại trở lại.
Lần
này, ông ấy tập trung hơn nhiều, nhưng mục tiêu thống trị năng lượng của ông ta
lại càng trở nên vô ích hơn. Từ năm 2010 đến năm 2020, hoạt động khai thác dầu
đá phiến ở Mỹ đã lỗ 300 tỷ đô la, một phần là do giá dầu giảm. Hai phần ba lượng
dầu của Mỹ hiện nay đến từ dầu đá phiến và vẫn đặc biệt dễ bị ảnh hưởng vì sự
biến động của giá dầu. Mỹ không thể bắt kịp Trung Hoa về năng lượng tái tạo và
phải phụ thuộc vào lực lượng thị trường khi nói đến nhiên liệu hóa thạch. Tuy
nhiên, trong nỗ lực giành quyền thống trị viển vông của mình, Trump hiện đang
đe dọa gây thiệt hại đến an ninh năng lượng mong manh của cả Mỹ và Canada.
Canada
phải làm gì? Cả Thủ tướng tirng bang Alberta Danielle Smith và Lãnh đạo Đảng Bảo
thủ Pierre Poilievre đều kêu gọi tăng sản lượng dầu khí, nới lỏng những quy định
của liên bang và khôi phục cả đường ống Northern Gateway đến bờ biển Thái Bình
Dương (bị hủy năm 2016) và đường ống Energy East (bị hủy năm 2017) chạy đến New
Brunswick. Đây hẳn là một kế hoạch khả thi cách đây hai mươi năm. Hiện nay, cuộc
thảo luận về đường ống hầu như hoàn toàn mang tính chính trị—không có công ty
tư nhân nào xếp hàng để xây dựng đường ống mới vì lập luận ích lợi kinh tế
không thuyết phục. Đảng Tự do đã chi 4,5 tỷ đô la vào năm 2018 cho đường ống
Trans Mountain với mục đích mở rộng đường ống. Đến thời điểm quá trình mở rộng
hoàn thành vào năm ngoái, chi phí đã lên tới 34 tỷ đô la, gấp hơn bốn lần so với
ước tính ban đầu. Và cả dự án Energy East và đường ống Northern Gateway đều
không mang lại nhiều lợi ích cho an ninh năng lượng. Tám mươi phần trăm lượng dầu
ở Energy East được chỉ định cho thị trường nước ngoài. Rõ ràng là ưu tiên của
Smith gắn chặt với lợi ích dầu mỏ hơn là an ninh năng lượng quốc gia.
Mặc
dù có một trong những trữ lượng nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới, Canada
vẫn chưa thể đạt được an ninh năng lượng. Và mặc dù là nước xuất cảng ròng, Mỹ
cũng không phải là nước đạt được an ninh năng lượng. Thời điểm mà một trong hai
quốc gia có thể làm được như vậy với nhiên liệu hóa thạch đã qua rồi. Một
nghiên cứu gần đây của Đại học Cambridge đã cho thấy rằng dầu cát của Alberta
là loại tài sản dễ bị thiệt hại nhất vì lượng khí thải cao và giá khai thác
cao. Kỹ nghệ khai thác khí đá phiến của Mỹ cũng không ttốn phí không kém. Cả
hai đều sử dụng rất nhiều năng lượng để khai thác năng lượng, xếp ở vị trí cuối
cùng về lợi tức đầu tư năng lượng.
Giống
như nhiều thứ khác hiện nay, năng lượng đã trở nên mang tính bộ lạc. Ở Mỹ, dầu
mỏ là của Đảng Cộng hòa, của Thiên chúa giáo và mang bản chất nam tính, trong
khi năng lượng tái tạo là của sự thức tỉnh, của xã hội chủ nghĩa và của giới
tinh hoa. Quan điểm của chúng ta ở Canada cũng không khác mấy. Trump, người có
tài tạo ra và khai thác sự chia rẽ, đã nắm bắt được sự chia rẽ này và dùng nó
như một vũ khí, mặc dù nỗ lực tốt nhất của ông nhằm đạt được an ninh năng lượng
trong ngắn hạn là một liên minh vững mạnh với Canada. Và về lâu dài, nó cần phải
nhìn xa hơn dầu mỏ.
Canada
hiện sản xuất 24 gigawatt điện gió và điện mặt trời hàng năm, tăng 46 phần trăm
trong năm năm qua, mặc dù thực tế là lãnh vực năng lượng tái tạo chỉ nhận được
một phần nhỏ trợ cấp so với dầu khí. Vào năm 2023, 1,5 triệu việc làm trong
lãnh vực năng lượng tái tạo đã được tạo ra trên toàn cầu, nhiều hơn nhiều so với
ngành dầu mỏ. Năng lượng tái tạo ít bị ảnh hưởng của những lực lượng địa chính
trị bất ổn, không bị ảnh hưởng vì giá dầu biến động và thường bị thao túng,
cũng như ít bị ảnh hưởng vì những ý thích chính trị trong một thế giới ngày
càng độc đoán. Và lý do kinh tế thì rất thuyết phục; Cơ quan Năng lượng Quốc tế
tuyên bố rằng năng lượng mặt trời hiện là dạng năng lượng rẻ nhất trên trái đất,
rẻ hơn khí đốt tự nhiên.
Tuy
nhiên, tại Alberta, Thủ tướng Danielle Smith đã áp dụng lệnh tạm ngừng lắp đặt
điện gió và điện mặt trời, ảnh hưởng đến khoản đầu tư ước tính 33 tỷ đô la vốn
có thể cung cấp 18 gigawatt năng lượng. Sự sụt giảm này đã được B.C và những tỉnh
khác bù đắp nhờ sự gia tăng đột biến trong đầu tư vào năng lượng tái tạo. Người
ta có thể trì hoãn tương lai, nhưng không thể ngăn cản nó đến. Đã có nhiều
tranh luận về việc xây dựng đường ống dẫn dầu cách đây 20 năm, nhưng hiện nay
đã không còn nhiều tranh luận như vậy nữa. Bất kỳ khoản chi tiêu vốn nào cho cơ
sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch đều sẽ rất tốn kém, chỉ mang lại lợi ích cho một
số ít người dân Canada và sẽ phải chịu rủi ro thị trường trung và dài hạn. IEA
báo cáo rằng năm 2022 là năm đầu tiên đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo vượt
quá đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch. Dòng tiền thông minh đang chuyển hướng.
Bất
kể lời đe dọa nào của Trump, dù là quan thuế hay đe dọa đến chủ quyền của chúng
ta, ông ấy vẫn là minh họa rõ ràng cho việc mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng
như thế nào trên trường quốc tế. Vì điều này, chúng ta nợ ông một lời cảm ơn.
Thời kỳ hoàng kim của dầu mỏ thực sự là thời kỳ hoàng kim, nhưng nó đã qua rồi
và không thể cứu vãn được nữa. Tôi đã là công nhân tại những mỏ dầu ở Alberta
vào những năm 1970, một thập kỷ huy hoàng của dầu mỏ. Nó đã mang lại cho chúng
ta sự tự do, sự ấm áp, hy vọng và cả sự hủy diệt. Nó vẫn sẽ ở cùng chúng ta
trong một thời gian nữa. Chưa bao giờ có thời điểm quan trọng hơn để ôm lấy
tương lai.
-------------------------
Tác
giả
| Don Gillmor là một nhà văn, nhà báo và cựu công nhân mỏ dầu ở Alberta.
Cuốn sách gần đây nhất của ông, On Oil, sẽ xuất bản vào ngày 22 tháng 4, 2025.
©
2025 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể
lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Why Trump Needs
Canadian Oil | Don Gillmor| The Guardian | Apr 8, 2025
No comments:
Post a Comment