Việt
Nam giữa lằn ranh lịch sử: Cải cách hay làm nô lệ cho Bắc Kinh?
Vũ Đức Khanh
24/10/2024
Phân
tích chính trường Việt Nam từ Đại hội Đảng XIII đến nay
Từ
đầu năm 2021, sau Đại hội Đảng XIII, chính trường Việt Nam đã trải qua nhiều biến
động lớn, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng ở các vị trí lãnh đạo cấp cao. Chỉ
trong vòng chưa đầy bốn năm, đất nước đã có bốn Chủ tịch nước khác nhau, một điều
chưa từng có trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Việc
thay đổi liên tục ở vị trí Chủ tịch nước cho thấy sự xung đột mạnh mẽ giữa các
phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, sự kiện gần đây nhất là việc
ông Tô Lâm, người giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngày 22/05/2024, bị thay thế bởi
ông Lương Cường vào ngày 21/10/2024 chỉ sau 4 tháng 29 ngày tại vị.
Quyền lực
và những biến động nội bộ
Tại
Đại hội Đảng XIII, quyền lực tiếp tục tập trung vào tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, người đã giữ chức vụ này từ năm 2011. Tuy nhiên, bên trong Đảng Cộng sản
Việt Nam, sự giằng co quyền lực giữa các phe phái đã trở nên rõ ràng hơn. Một
phe ủng hộ mô hình chính trị độc đảng bảo thủ, gần gũi với Trung Quốc, còn một
phe khác ủng hộ cải cách và mở cửa với phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng
minh châu Âu.
Ông
Tô Lâm, một nhân vật mạnh mẽ (được cho là) với tầm nhìn cải cách, đã bước lên
giữ vị trí Chủ tịch nước vào ngày 22/05/2024 và Tổng Bí thư Đảng từ ngày
03/08/2024, một dấu hiệu cho thấy xu hướng cải cách đang gia tăng. Với việc nắm
giữ hai vị trí quyền lực cao nhất, ông Tô Lâm đã có ý định đẩy mạnh cải cách
toàn diện, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị. Các chuyến công du
đến New York và Paris vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2024 của ông Tô Lâm đã
thể hiện rõ quan điểm ngoại giao mở cửa với phương Tây, tạo ra những cam kết mạnh
mẽ đối với Mỹ và châu Âu.
Trung
Quốc và sự giằng co ảnh hưởng
Sự
xuất hiện của ông Tô Lâm trên trường quốc tế với tư cách là Chủ tịch nước kiêm
Tổng Bí thư, một vị trí như một nguyên thủ quốc gia có tầm ảnh hưởng trong các
diễn đàn đa phương, đã gây lo ngại cho Trung Quốc. Với việc công khai ủng hộ
quan hệ sâu sắc hơn với phương Tây, ông Tô Lâm dường như đang đi ngược lại lợi
ích chiến lược của Bắc Kinh. Trung Quốc luôn tìm cách giữ Việt Nam trong quỹ đạo
ảnh hưởng của mình, tránh để Việt Nam rơi vào tay các liên minh quốc tế do Mỹ
lãnh đạo.
Một
giả thuyết hợp lý là Trung Quốc đã sử dụng ông Lương Cường, người được cho là
thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng và có mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, để
ngăn cản đà tiến của ông Tô Lâm. Ông Lương Cường, với vai trò là một nhân vật
quân đội, đã được bầu làm Chủ tịch nước vào ngày 21/10/2024, thay thế ông Tô
Lâm trong một quyết định không phải là hoàn toàn đột ngột nhưng cũng không phải
là không có nghi vấn vì Đảng đã không đưa ra một lý do nào cụ thể. Việc thay thế
này có thể là một động thái nhằm cô lập ông Tô Lâm khỏi các diễn đàn quốc tế, đồng
thời giữ Việt Nam dưới tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Các yếu
tố quốc tế và kế hoạch cải cách của ông Tô Lâm
Ông
Tô Lâm không chỉ giới hạn các mối quan hệ ngoại giao với Mỹ và châu Âu. Ông đã
có kế hoạch công du tới Seoul và Pyongyang (theo một nguồn tin khả tin), một bước
đi có thể thay đổi cục diện địa chính trị trong khu vực. Việt Nam, với vị thế
trung lập, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải vấn đề Bán đảo
Liên Triều, tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Bắc
Kinh, với sức mạnh chi phối Bắc Hàn, rõ ràng không muốn điều này xảy ra, và việc
ông Tô Lâm bị loại bỏ có thể liên quan trực tiếp đến nỗ lực của Trung Quốc nhằm
kiểm soát những động thái ngoại giao của Việt Nam.
Việc
ông Lương Cường lên thay Tô Lâm vào đúng thời điểm này có thể là dấu hiệu cho
thấy Bắc Kinh đã thành công trong việc cô lập “phe cải cách” ở Việt Nam. Trung
Quốc không muốn Việt Nam tiến gần hơn với phương Tây và sẽ tìm mọi cách để duy
trì ảnh hưởng của mình tại Hà Nội. Sự thay đổi nhanh chóng ở vị trí Chủ tịch nước,
từ một nhân vật cải cách sang một người thân cận với quân đội và có mối liên hệ
gần gũi với Trung Quốc, có thể là một phần trong chiến lược dài hơi của Bắc
Kinh nhằm bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực Đông Nam Á.
Cuộc
chiến thầm lặng giữa Trung Quốc và Mỹ tại Việt Nam
Việt
Nam đang trở thành một chiến trường thầm lặng giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong khi
Trung Quốc tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình thông qua các mối quan hệ kinh tế
và chính trị với các nhóm thân Bắc Kinh trong ĐCSVN, Mỹ và phương Tây lại muốn
kéo Việt Nam vào liên minh nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.
Ông
Tô Lâm, với tầm nhìn “cải cách” (kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?),
đã bị ngăn cản không chỉ bởi các lực lượng bảo thủ trong ĐCSVN mà còn bởi áp lực
từ Trung Quốc. Việc thay thế ông Tô Lâm bởi một nhân vật thân cận với Bắc Kinh
cho thấy rằng Trung Quốc đang giành ưu thế trong cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng
tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ gặp khó
khăn hơn trong việc duy trì sự độc lập và cân bằng giữa các thế lực lớn.
Con đường
cho tương lai Việt Nam
Việt
Nam đang đứng trước ngã rẽ lịch sử quan trọng, và không thể phủ nhận rằng Trung
Quốc là kẻ thù truyền kiếp và trực tiếp của dân tộc. Trung Quốc không chỉ muốn
kiểm soát Việt Nam về kinh tế, mà còn muốn thao túng chính trị để giữ Hà Nội
trong quỹ đạo của mình. Do đó, các lực lượng yêu nước cần tỉnh táo nhận diện rõ
ai là bạn, ai là thù. Chúng ta không thể để Trung Quốc tiếp tục lợi dụng các
nhóm thân Bắc Kinh trong ĐCSVN để tác động đến vận mệnh đất nước.
Cần
phải xây dựng một lực lượng chính trị mạnh mẽ, quyết tâm cải cách chính trị
toàn diện, nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Các nhà cải
cách trong ĐCSVN, những người sẵn sàng trở về với nhân dân và bảo vệ chủ quyền
quốc gia, cần nhận được sự ủng hộ từ các lực lượng dân chủ trong nước. Chỉ có cải
cách, với dân tộc và chủ quyền làm trung tâm, mới có thể giúp Việt Nam giữ vững
độc lập và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gay gắt
giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nếu
không hành động kịp thời, Việt Nam sẽ tiếp tục bị Trung Quốc thao túng, và các
lực lượng dân chủ trong nước sẽ không có tiếng nói trong những quyết sách quan
trọng của đất nước. Tương lai của Việt Nam phụ thuộc vào sự đoàn kết của các lực
lượng yêu nước, trong đó dân chủ và chủ quyền phải là những giá trị cốt lõi dẫn
dắt sự phát triển của đất nước.
Một
Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng phải là mệnh lệnh của thời đại, kim chỉ
nam hành động của tất cả các lực lượng yêu nước và dân chủ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment