Thượng
đỉnh BRICS: Cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo Liên Hiệp Quốc và tổng thống Nga
Thanh
Hà - RFI
Đăng
ngày: 24/10/2024 - 14:11 - Sửa đổi ngày: 24/10/2024 - 14:43
Sau
lễ khai mạc thượng đỉnh khối các nền kinh tế đang trỗi dậy BRICS tại Kazan
(Nga) sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay 24/10/2024 là đối thoại đầu tiên giữa
tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres về
vãn hồi hòa bình cho Ukraina.
HÌNH
:
Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đến Kazan, Nga, ngày 23/10/2024 để dự
thượng đỉnh BRICS. AP - Alexey Filippov
Hãng
tin Pháp AFP cho biết trước khi tiếp tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bên lề thượng đỉnh
khối BRICS tại Kazan, sáng nay tổng thống Nga cảnh báo phương Tây « không
che giấu mục tiêu giáng cho nước Nga một thất bại quân sự, thế nhưng tính toán
đó là điều không tưởng mà chỉ có những ai không hiểu biết gì về lịch sử nước
Nga mới dám nói ra, mà đó cũng là những người không biết rằng sự đoàn kết của
dân tộc Nga đã được tôi luyện hàng thế kỷ ».
Việc
tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhận lời mời của Matxcơva đến Kazan
đã bị nhiều chỉ trích. Tổng thống Volodymyr Zelensky đánh giá tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc đến thượng đỉnh BRICS là một « sai lầm », làm xấu đi hình ảnh
của định chế đa quốc gia này. Theo giới quan sát, trao đổi với Vladimir
Putin hôm nay, ông Guterres sẽ chỉ nhắc lại một cách chung chung rằng
« thôn tính một vùng lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành động
không phù hợp trong thế giới hiện đại ngày nay ». Có thể là lãnh đạo Liên
Hiệp Quốc sẽ nhấn mạnh đến một số điều kiện tái lập hòa bình cho Ukraina căn cứ
trên « những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế ».
Theo tin mới nhất, ông Guterres trực tiếp kêu gọi vãn hồi một nền « hòa
bình công bằng cho Ukraina ».
Ngoại
trừ Nga là bên trực tiếp liên quan, các đối tác còn lại, từ Ấn Độ đến Brazil và
nhất là Trung Quốc đã đồng loạt kêu gọi chấm dứt xung đột. Nhưng cả Ấn Độ lẫn
Trung Quốc đều tránh lên án Nga đưa quân sang Ukraina. Về phần tổng thống
Brazil Lula da Silva, ông cho rằng trách nhiệm là thuộc về cả hai phía, Kiev và
Matxcơva.
Tuyên
bố chung kêu gọi ngừng chiến tại Gaza
Ngoài
hồ sơ Ukraina, tiếp lãnh đạo các đối tác trong khối BRICS, ông Vladimir Putin cảnh
báo « toàn khu vực Trung Đông đang cận kề một cuộc chiến toàn diện ».
Trong cương vị thành viên quan trọng nhất của khối này, chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình kêu gọi ngừng bắn tại Gaza và hướng tới một giải pháp « hai Nhà
nước » Palestine và Do Thái để chấm dứt xung đột Israel–Palestine, ngừng
chiến tranh tại Liban. Tuyên bố chung của hội nghị Kazan kêu gọi « ngừng
ngay lập tức » các cuộc tấn công vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp
Quốc FINUL tại Liban, « bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ » cho Liban, và vãn
hồi hòa bình tại Gaza.
Trung
Quốc, Nga, Brazil Nam Phi và Ấn Độ là 5 thành viên ban đầu của BRICS. Nay khối
này đã đón thêm 9 thành viên mới, nhưng mới chỉ có 4 quốc gia đã chính thức
hoàn tất mọi thủ tục gia nhập khối được gọi là South Global. Bốn quốc gia đó gồm
Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Thổ Nhĩ Kỳ,
thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, vào tháng 9/2024 đã để ngỏ khả
năng gia nhập BRICS. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định mong muốn
« gắn bó duy trì đối thoại » với khối các nền kinh tế đang trỗi dậy.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
ĐIỂM
BÁO
Putin
dùng BRICS để chứng tỏ không bị cô lập, lôi kéo chống phương Tây
PHÂN
TÍCH
Hấp
lực của BRICS là hướng tới một trật tự thế giới mới
No comments:
Post a Comment