Vị Xuyên
Vị Xuyên (Danlambao) – Trong lịch sử thì nhà nước chiếm hữu nô lệ chỉ tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến tồn tại trong xã hội hội phong kiến và đến thời kỳ xã hội tư bản cũng như vậy. Có nghĩa là xã hội nào thì nhà nước ấy, xã hội sinh ra nhà nước chứ không phải nhà nước sinh ra xã hội…
Tính thực tiễn của phạm trù Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Từ trước cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam vẫn chính thức thừa nhận rằng xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH, chỉ có điều lúc thì tuyên bố là đang ở giai đoạn này lúc khác lại tuyên bố đang giai đoạn khác. Tuyên bố như vậy nhưng họ không nêu ra được thời kỳ quá độ có bao nhiêu giai đoạn, thời hạn của từng giai đoạn, thời gian của cả thời kỳ quá độ; đặc trưng nhận biết, phân biệt của từng giai đoạn, thước đo hay lượng hóa khách quan nó mà chỉ mang cảm tính, chủ quan. Tóm lại: CNXH hay XHCN là chưa có ở Việt Nam.
Trong lịch sử thì nhà nước chiếm hữu nô lệ chỉ tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến tồn tại trong xã hội hội phong kiến và đến thời kỳ xã hội tư bản cũng như vậy. Có nghĩa là xã hội nào thì nhà nước ấy, xã hội sinh ra nhà nước chứ không phải nhà nước sinh ra xã hội. Những năm cuối thế kỷ 20 các xã hội Đông Âu đã minh chứng rằng chưa có XHCN ở Đông Âu nên các nhà nước XHCN ở Đông Âu đã sụp đổ. Vì vậy về bản chất nhà nước XHCN không thể tồn tại trong xã hội tư bản. Nên tên gọi là nhà nước XHCN không làm nên đặc trưng hay thay đổi bản chất nhà nước thành nhà nước XHCN. Nhà nước XHCN chỉ có thể được sinh ra và tồn tại trong XHCN, không có XHCN thì không có Nhà nước XHCN. Ở Việt Nam chưa có XHCN tất yếu chưa có Nhà nước XHCN mặc dù tên gọi là Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Tính khoa học của phạm trù Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Phạm trù nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được pháp điển hóa, quy định Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001): “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Nhưng XHCN là gì thì chưa được pháp điển hóa tức ghi nhận tại một văn bản pháp nào. Do đó phạm trù Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong pháp luật cũng không có lý tính, định lượng. Thế nhưng chương XI Các tội xâm phạm an ninh quốc gia của Bộ luật hình sự 1999 có 15 điều thì 6 điều liên quan đến phạm trù XHCN. Điều này là nguyên nhân dẫn đến những tùy tiện, thiếu căn cứ khi áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam.
24/12/2010
1509 Vị Xuyên,
Danlambao
Danlambao
.
.
.
No comments:
Post a Comment