Nguyễn Bặc
Đăng ngày 29/12/2010 lúc 21:08:48 EST
Đăng ngày 29/12/2010 lúc 21:08:48 EST
Cách đây mấy tuần, tôi có đọc một bài viết rất ý nhị của ông Nguyễn Hưng Quốc về chữ “phản biện”. Ông có nhiều bài viết rất hay trong Blog của mình trên trang nhà của đài VOA. Trong bài nói trên, Nguyễn Hưng Quốc đã định nghĩa rất chi tiết chữ phản biện. Theo ông, “phản biện là dùng lí lẽ để chống lại một cái gì đó… “Cái gì đó” trong định nghĩa trên không phải bao hàm con người hay sản phẩm (bất kể loại gì) của con người… Phản biện chủ yếu là chống lại một luận điểm, bằng cách đề xuất một cách nhìn hay một góc nhìn khác để. Thứ nhất, người bị phản biện phải cố gắng chứng minh quan điểm của mình là đúng đắn nhất. Thứ hai, để mọi người có thể lựa chọn… Như vậy, phản biện được xây dựng trên tinh thần đối thoại, và do đó, có tính tích cực và xây dựng”. Là một nhà phê bình văn học, đương nhiên Nguyễn Hưng Quốc rất thích chữ “phản biện“ này.
Người Cộng Sản thì khác. Họ không thích chữ “phản biện”. Họ không muốn, không cần và cũng không thèm phản biện. Người Cộng Sản đã chứng tỏ sự không thích của mình đối với các tiếng nói phản biện ôn hoà, như trên mấy trang Talawas, Bô xít Việt Nam, Thông Luận, Mạng Ý Kiến… hoặc trên các blog của Điếu Cày, Ba Sàm, Mẹ Nấm, Đinh Tấn Lực, X-Café… cho nên các trang này đã bị Hacker đánh phá tơi tả (càng gần đến ngày Đại hội đảng thì có vẽ càng bị dữ tợn hơn), nhiều nhà phản biện trong nước được đặc cách cho đi nghỉ mát dài hạn trong… nhà đá, mà gần đây nhất là TS Cù Huy Hà Vũ. Khi gặp ai đang muốn “phản biện trên tinh thần đối thoại, có tính tích cực và xây dựng” một cách nghiêm túc theo định nghĩa của ông Nguyễn Hưng Quốc, thì họ chỉ ngay vào cái mồm của mình và đưa ra một luận điểm chắc nịch, không tài nào phản biện tiếp tục được nữa: "Mồm tao là luật!" Một sĩ quan cấp tá công an Cộng sản ViệtNam đã cúp lời của LS Lê Chí Quang như thế trước khi bắt bỏ tù anh năm 2002. Đôi khi, thô bỉ hơn, nhưng nhanh gọn hơn, họ không thèm dùng lí luận cùn nào cả, mà chỉ cần đứng sau lưng người phản biện, thò tay bịt miệng cái rụp là xong chuyện. Từ khi bị vố này đến nay, có lẽ LM Nguyễn Văn Lý cũng không còn hứng thú phản biện nữa.
Thật ra, nói rằng người Cộng Sản không thích phản biện là không chính xác lắm. Những ông tổ Cộng Sản Karl Marx và Friedrich Engels chính là những ông vua về phản biện. Các-Mác và Phri-đrich Ăng-ghen -
như cách viết trong nước - đã dành suốt cả cuộc đời mình để phản biện chủ nghĩa Tư bản trong hàng ngàn lá thư và bài báo, cũng như trong cả mấy chục tập sách dày cộm về Tư bản và Học thuyết về giá trị thặng dư. Nhưng hơn một thế kỉ rưỡi sau, truyền đến đời chắt chít con rơi con rớt của những Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết, thì truyền thống phản biện này đã thực sự thất truyền toàn bộ, duy còn lại pháp môn "Mồm tao là luật!". Rất tiếc!
Tuy không thích chữ “phản biện”, nhưng đảng và nhà nước Cộng Sản ViệtNam lại rất thích chữ “phản động”. Ai không tin thì cứ giở những trang báo lề phải trên mạng ra xem: Nào là “Mặc áo tu hành, nhận tiền phản động” (nói về Đại lão Hoà Thượng Quảng Độ), nào là “Những kẻ phản động trong số du học sinh” (nói về người trẻ yêu nước Nguyễn Tiến Trung), “Bắc Giang: 300 tên phản động” (nói về cuộc biểu tình bộc phát của dân chúng Bắc Giang khi họ kéo về trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh phản đối việc Công an cộng Sản Việt Nam hạ sát một thanh niên vì đi xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm)… Trên 600-700 tờ báo của đảng, người ta có thể đọc mệt nghỉ về các tổ chức phản động, đối tượng phản động, tài liệu phản động, nội dung phản động, lập trường phản động... Và không khỏi phải tự hỏi: Sao nhiều phản động thế?
Vậy phản động là gì?
Khác với chữ phản biện, được dùng chưa lâu lắm ở ViệtNam thì chữ phản động trong lãnh vực chính trị đã được nghe tại nước ta khoảng 100 năm trở lại đây mà người sử dụng từ này một cách lạm phát, như đã nói trên, chính là đảng Cộng Sản Việt Nam . Cán bộ lớn bé rất thường dùng từ này để hăm he, doạ nạt và quy chụp cho người khác một cách rất tuỳ tiện. Những ai có thái độ, lời nói, bài viết không phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước, thậm chí chỉ cần làm trái ý một cán bộ thấp lè tè như chú công an xã hay anh cảnh sát đứng đường, đều bị chụp cho cái mũ phản động rất dễ dàng.
Nhưng có lẽ nhiều cán bộ Cộng Sản từng sử dụng từ phản động này một cách vung vít, cũng không hề biết rằng trước khi từ này du nhập vào nước ta, nó đã cần đến hơn 150 năm và phải đi cả nửa vòng trái đất. Trong lãnh vực chính trị, chữ phản động (1) được phổ biến rộng rãi hồi cuối thế kỉ thứ 18, thời Cách mạng Pháp 1789, để chỉ những thế lực chống cưỡng lại các lí tưởng và những thay đổi về chính trị, xã hội, kinh tế và đạo đức của cuộc cách mạng tư sản này, nhằm tái lập chế độ cũ mà họ cho là ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh lịch sử đó, phản động đồng nghĩa với phản cách mạng và trái nghĩa với tiến bộ. Khi nói rằng phản động là trái nghĩa với cách mạng và tiến bộ, thì người ta đã công nhiên bao hàm tư duy về tiến bộ, mà một tiền đề triết học lịch sử của nó quy định rằng lịch sử phát triển đi lên theo đường thẳng (2).
Sau đó hơn nửa thế kỉ, trong Bản Tuyên ngôn của đảng Cộng sản được công bố vào tháng 2/1848 tại Luân Đôn, chữ phản động được Karl Marx gắn liền vào ý niệm giai cấp: Ông này cho rằng trong một cuộc cách mạng vô sản, ngoài giai cấp công nhân ra, các giai cấp khác đều là phản động cả: Giai cấp tư sản thì đã đành, mà ngay cả giai cấp trung lưu, tiểu tư sản cũng muốn xoay lại bánh xe lịch sử.
Từ đó đến nay hàng loạt cuộc cách mạng đã xảy ra từ Âu sang Á, vô sản hay tư sản thì không biết, nhưng các lãnh tụ mập mạp hồng hào của chúng đều thích đeo huy hiệu cờ đỏ và búa liềm trên túi áo, hồ hởi phấn khởi hát bài Quốc tế ca và nhất là rất sẵn sàng đóng dấu lên trán bất cứ người nào dám khác chính kiến với họ một cái mác “phản động” (3). Các đồng chí Stalin, Mao hay Castro đều làm một sách như thế cả, tất nhiên người học trò tiên tiến của nước ta là Hồ Chí Minh cũng không chịu thua kém ai.
Người Cộng Sản thì khác. Họ không thích chữ “phản biện”. Họ không muốn, không cần và cũng không thèm phản biện. Người Cộng Sản đã chứng tỏ sự không thích của mình đối với các tiếng nói phản biện ôn hoà, như trên mấy trang Talawas, Bô xít Việt Nam, Thông Luận, Mạng Ý Kiến… hoặc trên các blog của Điếu Cày, Ba Sàm, Mẹ Nấm, Đinh Tấn Lực, X-Café… cho nên các trang này đã bị Hacker đánh phá tơi tả (càng gần đến ngày Đại hội đảng thì có vẽ càng bị dữ tợn hơn), nhiều nhà phản biện trong nước được đặc cách cho đi nghỉ mát dài hạn trong… nhà đá, mà gần đây nhất là TS Cù Huy Hà Vũ. Khi gặp ai đang muốn “phản biện trên tinh thần đối thoại, có tính tích cực và xây dựng” một cách nghiêm túc theo định nghĩa của ông Nguyễn Hưng Quốc, thì họ chỉ ngay vào cái mồm của mình và đưa ra một luận điểm chắc nịch, không tài nào phản biện tiếp tục được nữa: "Mồm tao là luật!" Một sĩ quan cấp tá công an Cộng sản Việt
Thật ra, nói rằng người Cộng Sản không thích phản biện là không chính xác lắm. Những ông tổ Cộng Sản Karl Marx và Friedrich Engels chính là những ông vua về phản biện. Các-Mác và Phri-đrich Ăng-ghen -
như cách viết trong nước - đã dành suốt cả cuộc đời mình để phản biện chủ nghĩa Tư bản trong hàng ngàn lá thư và bài báo, cũng như trong cả mấy chục tập sách dày cộm về Tư bản và Học thuyết về giá trị thặng dư. Nhưng hơn một thế kỉ rưỡi sau, truyền đến đời chắt chít con rơi con rớt của những Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết, thì truyền thống phản biện này đã thực sự thất truyền toàn bộ, duy còn lại pháp môn "Mồm tao là luật!". Rất tiếc!
Tuy không thích chữ “phản biện”, nhưng đảng và nhà nước Cộng Sản Việt
Vậy phản động là gì?
Khác với chữ phản biện, được dùng chưa lâu lắm ở Việt
Nhưng có lẽ nhiều cán bộ Cộng Sản từng sử dụng từ phản động này một cách vung vít, cũng không hề biết rằng trước khi từ này du nhập vào nước ta, nó đã cần đến hơn 150 năm và phải đi cả nửa vòng trái đất. Trong lãnh vực chính trị, chữ phản động (1) được phổ biến rộng rãi hồi cuối thế kỉ thứ 18, thời Cách mạng Pháp 1789, để chỉ những thế lực chống cưỡng lại các lí tưởng và những thay đổi về chính trị, xã hội, kinh tế và đạo đức của cuộc cách mạng tư sản này, nhằm tái lập chế độ cũ mà họ cho là ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh lịch sử đó, phản động đồng nghĩa với phản cách mạng và trái nghĩa với tiến bộ. Khi nói rằng phản động là trái nghĩa với cách mạng và tiến bộ, thì người ta đã công nhiên bao hàm tư duy về tiến bộ, mà một tiền đề triết học lịch sử của nó quy định rằng lịch sử phát triển đi lên theo đường thẳng (2).
Sau đó hơn nửa thế kỉ, trong Bản Tuyên ngôn của đảng Cộng sản được công bố vào tháng 2/1848 tại Luân Đôn, chữ phản động được Karl Marx gắn liền vào ý niệm giai cấp: Ông này cho rằng trong một cuộc cách mạng vô sản, ngoài giai cấp công nhân ra, các giai cấp khác đều là phản động cả: Giai cấp tư sản thì đã đành, mà ngay cả giai cấp trung lưu, tiểu tư sản cũng muốn xoay lại bánh xe lịch sử.
Từ đó đến nay hàng loạt cuộc cách mạng đã xảy ra từ Âu sang Á, vô sản hay tư sản thì không biết, nhưng các lãnh tụ mập mạp hồng hào của chúng đều thích đeo huy hiệu cờ đỏ và búa liềm trên túi áo, hồ hởi phấn khởi hát bài Quốc tế ca và nhất là rất sẵn sàng đóng dấu lên trán bất cứ người nào dám khác chính kiến với họ một cái mác “phản động” (3). Các đồng chí Stalin, Mao hay Castro đều làm một sách như thế cả, tất nhiên người học trò tiên tiến của nước ta là Hồ Chí Minh cũng không chịu thua kém ai.
Suốt 65 năm nắm quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam, trước là tại miền Bắc, sau trên cả nước, biết bao triệu người dân vô tội đã bị chụp cho cái mũ phản động và bị đấu tố, tù đày, tra tấn, hành quyết hay thủ tiêu chết tức tưởi. Chỉ riêng trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất 1953-1956 mà đường lối của đảng là "trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" và chỉ dựa vào các số liệu thống kê chính thức của họ mà thôi, thì đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, trong đó có 123.266 người bị quy sai, tức là hơn 70% bị oan (4)! Sau đó trong phong trào Nhân văn Giai phẩm 1955-1958, lại biết bao người đã bị quy chụp về tội phản động. Chúng ta phải đọc lại những lời lẽ buộc tội hung hăng bọ xít, côn đồ và hạ cấp của Tố Hữu, Uỷ viên Bộ Chính Trị thời đó (5), rồi nhớ lại rằng vào tháng 2/2007, tức là 50 năm sau, Chủ tịch nước Công hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nguyễn Minh Triết đã phải ký quyết định tặng thưởng giải thưởng Nhà nước cho 4 nhà văn thuộc Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm (gồm Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần và Phùng Quán) để thấy tất cả sự tắc trách của những quy chụp phản động trước đây. Vậy mà mãi cho đến thời Mạnh-Dũng-Triết hôm nay thì chứng nào vẫn tật nấy (6)!
Tuy vậy, ngày nay, danh từ phản động ít khi được các nhà lý thuyết Cộng Sản ViệtNam định nghĩa là phản cách mạng (phản ngược lại phong trào cách mạng và lí tưởng cách mạng) như ý nghĩa nguyên thuỷ của nó. Lí do cũng dễ hiểu thôi: Trước những vụ tham ô nhũng nhiễu từ trên xuống dưới, trước những “Pờ-Mu 18”, thối đến độ phải đợi chính phủ Nhật ra tay cúp viện trợ, làm áp lực trong một buổi họp công khai mới chịu đem ra xét xử (lúc ban đầu rất qua loa), trước những con bạc triệu đô đem tiền hối lộ đi sát phạt đỏ đen và trước sự kiện đương kim Thủ tướng (“Anh Ba Dũng”) xây nhà thờ họ hơn một triệu đô tại Kiên Giang (7), hay vụ một quan tỉnh trưởng thông đồng với hiệu trưởng trung học để mua dâm nữ sinh rồi bị tung hình loã lồ trên mạng… thì người Cộng Sản thật khó mà đem chiêu bài cách mạng và đạo đức cách mạng của phe ta ra mà phản biện với “bọn phản động”! Đó là chúng ta chưa muốn nói dài dòng đến việc các quan đầu tỉnh cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn hay “dự án lớn” Bauxite tại Tây Nguyên và “quả đấm sắt” Vinashin đang te tua vỡ nợ v.v.
Khi dùng từ phản động để quy chụp những người khác chính kiến với họ, người Cộng Sản cố ý lập lờ ngữ nghĩa chính xác của nó. Tĩnh từ “Phản động” bị dùng như tĩnh từ “xấu”: Đối tượng phản động, trang Web phản động, nội dung phản động là có ý nói đối tượng xấu, trang Web xấu, nội dung xấu v.v. Ai tiến bộ, ai phản động, cái gì gọi là tốt, cái gì là xấu? Tại ViệtNam tất cả đều do đảng ấn định. Đảng nói ai phản động thì người đó là phản động, đảng nói ai tiến bộ thì người đó là tiến bộ.
Hiếm khi, phải bị đối chất (ví dụ trong một phiên toà), thì người Cộng Sản thường đánh đồng danh từ “phản động“ với chống Đảng, chống nhà nước, chống nhân dân, chống tổ quốc (phản quốc). Cách giải thích này thật sự không ổn và không lương thiện. Nó là một nguỵ biện. Vì chống đảng Cộng Sản của một ông Nông Đức Mạnh nào đó và chống nhà nước Cộng Sản của một ông Nguyễn Tấn Dũng nào đó, hoàn toàn không đồng nghĩa với việc chống nhân dân Việt Nam và chống tổ quốc Việt Nam. Đảng Cộng Sản chỉ là một tập thể chính trị và nhà nước Cộng Sản chỉ là một bộ máy hành chính, chứ đó không phải là nhân dân Việt Nam và tổ quốc Việt Nam.
Vỗ ngực nhập nhoạng đảng mình và nhà nước Cộng Sản thành ra nhân dân và tổ quốc ViệtNam , đó là một chiêu bài đánh lận con đen tương đối rẻ tiền.
Đó còn là một sự mạo nhận cực kì phản động!
Tuy vậy, ngày nay, danh từ phản động ít khi được các nhà lý thuyết Cộng Sản Việt
Khi dùng từ phản động để quy chụp những người khác chính kiến với họ, người Cộng Sản cố ý lập lờ ngữ nghĩa chính xác của nó. Tĩnh từ “Phản động” bị dùng như tĩnh từ “xấu”: Đối tượng phản động, trang Web phản động, nội dung phản động là có ý nói đối tượng xấu, trang Web xấu, nội dung xấu v.v. Ai tiến bộ, ai phản động, cái gì gọi là tốt, cái gì là xấu? Tại Việt
Hiếm khi, phải bị đối chất (ví dụ trong một phiên toà), thì người Cộng Sản thường đánh đồng danh từ “phản động“ với chống Đảng, chống nhà nước, chống nhân dân, chống tổ quốc (phản quốc). Cách giải thích này thật sự không ổn và không lương thiện. Nó là một nguỵ biện. Vì chống đảng Cộng Sản của một ông Nông Đức Mạnh nào đó và chống nhà nước Cộng Sản của một ông Nguyễn Tấn Dũng nào đó, hoàn toàn không đồng nghĩa với việc chống nhân dân Việt Nam và chống tổ quốc Việt Nam. Đảng Cộng Sản chỉ là một tập thể chính trị và nhà nước Cộng Sản chỉ là một bộ máy hành chính, chứ đó không phải là nhân dân Việt Nam và tổ quốc Việt Nam.
Vỗ ngực nhập nhoạng đảng mình và nhà nước Cộng Sản thành ra nhân dân và tổ quốc Việt
Đó còn là một sự mạo nhận cực kì phản động!
Nguyễn Bặc
26/12/2010
26/12/2010
Chú thích:
(1) La réaction; réactionnaire.
(2) Lineares historisches Fortschrittsdenken.
(3) Dấu ấn của quỷ: Phim của đạo diễn Việt Linh, Hãng phim Giải Phóng 1992.
(4) Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập hai)
(5) “Lật bộ áo ‘Nhân Văn - Giai Phẩm” thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm”: Tố Hữu. Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ. Nhà xuất bản Văn Hoá 1958 (trang 9).
(6) Sớm đưa vụ án xâm phạm an ninh quốc gia ra xử
(7) Nhà thờ họ của Thủ tướng
© Thông Luận2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment