David R. Dreyer
Lenoir-Rhyne University
Dinh_Kim_Phuc dịch
Tháng Mười Hai 30, 2010
Lời Người Dịch : Dưới đây là bản dịch một trong các bài viết mới nhất, tóm tắt các sự khám phá trong cuộc nghiên cứu về các yếu tố tương quan với nhau của chiến tranh, áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng chuyên sâu trong khoa chính trị học, và dùng cuộc chiến tranh Trung Hoa – Việt Nam năm 1979 làm trường hợp nghiên cứu điển hình.
Quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thực tế hiện có các sự căng thẳng có thể nói là nhiều hơn cả tình trạng của năm 1979, bất kể các lời tuyên truyền về khẩu hiệu bang giao 16 chữ vàng do Trung Hoa đề ra. Việt Nam đang ở ngã ba đường và ở thời điểm sẽ phải lấy một quyết định chiến lược quan trọng, có tinh chất hệ trọng đến tương lai dân tộc. Bài viết vì thế, nếu được đọc kỹ, hy vọng sẽ giúp người đọc rút ra ít nhiều dữ liệu hữu ích để suy ngẫm.
Quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thực tế hiện có các sự căng thẳng có thể nói là nhiều hơn cả tình trạng của năm 1979, bất kể các lời tuyên truyền về khẩu hiệu bang giao 16 chữ vàng do Trung Hoa đề ra. Việt Nam đang ở ngã ba đường và ở thời điểm sẽ phải lấy một quyết định chiến lược quan trọng, có tinh chất hệ trọng đến tương lai dân tộc. Bài viết vì thế, nếu được đọc kỹ, hy vọng sẽ giúp người đọc rút ra ít nhiều dữ liệu hữu ích để suy ngẫm.
_____
Khác hơn sự tranh giành trên một vấn đề này hay vấn đề kia (chẳng hạn như về lãnh thổ hay tư thế) dẫn đến chiến tranh, trong tập nghiên cứu này điều được lập luận rằng chiến tranh nhiều phần thường là kết quả của một vòng xoắn ốc các sự việc – một tiến trình năng động trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề tích dồn lại. Một khi sự bất đồng vấn đề tiên khởi được tạo lập, sự phát triển các hình ảnh kẻ thù có thể khiến các quốc gia nhìn thái độ và các ý định “của nước kia” liên quan đến các vấn đề bổ túc như sự đe dọa. Các quốc gia sau đó có thể tìm cách dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm ngăn chặn kẻ cạnh tranh của một quốc gia không làm như thế, hay để dành được đòn bẩy trên các vấn đề khác. Các hành động xâm lấn của một quốc gia liên quan đến các vấn đề mới có khuynh hướng tăng cường các sự nhận thức của phe đối đầu với nó rằng quốc gia đã có các ý định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đã được tạo lập trước đó, càng làm gia tăng sự căng thẳng thêm. Hơn nữa, sự tích lũy vấn đề làm gia tăng các vốn liếng của sự cạnh tranh, điều sẽ tăng cường khả tính rằng các nước sẽ sẵn lòng gánh chịu các phí tổn của chiến tranh nhằm tìm kiếm sự giải quyết vấn đề thuận lợi. Khi các sự căng thẳng dâng cao và tính hợp lý của việc tham gia vào cuộc tranh chấp quân sự hóa trên quy mô lớn gia tăng, một quốc gia có thể khởi phát chiến tranh nếu một đối thủ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn dắt kẻ cạnh tranh của mình cũng sẽ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên các vấn đề khác. Một sự khảo sát các quan hệ giữa Trung Hoa và Việt Nam trong thập niên 1970 phát hiện rằng một vòng xoáy trôn ốc các sự việc, trong đó việc này dẫn đến việc kia và sự chồng chất các vấn đề góp phần vào việc làm tồi tệ các quan hệ, đã xô đẩy Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam 1979.
_____
Trung Hoa và Việt Nam tham dự vào một cuộc chiến tranh ngắn nhưng hao phí từ ngày 17 Tháng Hai cho đến 16 Tháng Ba, 1979. 1 Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam đã là cuộc tranh chấp quân sự quan trọng đầu tiên giữa Trung Hoa và Việt Nam tiếp theo sau sự thiết lập của cả hai nước cộng sản này. 80,000 binh sĩ Trung Hoa và 75,000 – 100,000 binh sĩ Việt Nam đã tham dự vào cuộc tranh chấp. Ngay dù các hoạt động được giới hạn, các tổn thất đưa ra số ước lượng là 25,000 người Trung Hoa và 20,000 người Việt Nam (Womack 2006: 200).
Điều đặc biệt gây ngạc nhiên là vì Trung Hoa và Việt Nam trước đây có vẻ là các đồng minh chặt chẽ. Trong suốt cuộc chiến tranh của Việt Nam chống lại Hoa Kỳ, Trung Hoa và Virệt Nam cam kết cho một mối quan hệ “hợp tác mật thiết” đặt trên sự trợ giúp của Trung Hoa, và các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã gửi đến Việt Nam “các lời chào mừng nồng nhiệt” trước sự giải phóng Sàigòn (Burton 1978-79: 704). Trung Hoa và Việt Nam, được nói, “mật thiết với nhau như môi với răng” (Womack 2006: 162-163) . Lý do tại sao, bất kể cả hai quốc gia đều theo định hướng cộng sản và bất kể xem ra đã có các quan hệ chặt chẽ đến thế trong nhiều thập niên, Trung Hoa và Việt Nam đã cầm vũ khí đánh lại nhau hồi Tháng Hai năm 1979?
Các cuộc khảo cứu trước đây nêu ý kiến rằng một số vấn đề nào đó có thể mang tính chất tranh chấp nhiều hơn các vấn đề khác (Hensel 1996; Senese 1996; Ben-Yehuda 2004). Đặc biệt, sự hiểu biết thông thường rằng các tranh chấp về lãnh thổ nhiều phần dễ leo thang thành chiến tranh hơn các loại tranh cãi khác (Vasquez và Henehan 2001); Senese và Vasquez 2008; Vasquez và Valeriano 2008). Sự khảo cứu như thế dựa trên các dữ liệu được đánh theo ám số bởi dự án Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh (Correlates of War project) xác định các sự tranh cãi liên quốc gia bị quân sự hóa như được thúc đẩy bởi vấn đề lãnh thổ, chính sách, chế độ, hay một số loại vấn đề “ khác “ của chủ nghĩa xét lại (revisionism) (Jones, Bremer, và Singer 1996). Bởi vì chỉ có một vấn đề được xác định là dính líu một cách nghiêm trọng cho mỗi cuộc xung đột bị quân sự hóa, giả định mặc nhiên rằng có một vấn đề có tầm quan trọng chính yếu cho mỗi cuộc tranh chấp hay chiến tranh. 2 Tương tự, liên quan đến Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam, một số học giả đã cố gắng xác định vấn đề trung tâm đã dẫn dắt Trung Hoa và Việt Nam tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp. James Mulvenon (1995), thí dụ, lập luận rằng mặc dù đã có một số điểm bất đồng giữa Trung Hoa và Việt Nam, chính sự xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt dịp Giáng Sinh năm 1978 đã là nguyên do chính yếu của Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam.
Khác hơn sự tranh giành trên một vấn đề này hay vấn đề kia (chẳng hạn như về lãnh thổ hay tư thế) dẫn đến chiến tranh, trong tập nghiên cứu này điều được lập luận rằng chiến tranh nhiều phần thường là kết quả của một vòng xoắn ốc các sự việc – một tiến trình năng động trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề tích dồn lại. Một khi sự bất đồng vấn đề tiên khởi được tạo lập, sự phát triển các hình ảnh kẻ thù có thể khiến các quốc gia nhìn thái độ và các ý định “của nước kia” liên quan đến các vấn đề bổ túc như sự đe dọa. Các quốc gia sau đó có thể tìm cách dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm ngăn chặn kẻ cạnh tranh của một quốc gia không làm như thế, hay để dành được đòn bẩy trên các vấn đề khác. Các hành động xâm lấn của một quốc gia liên quan đến các vấn đề mới có khuynh hướng tăng cường các sự nhận thức của phe đối đầu với nó rằng quốc gia đã có các ý định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đã được tạo lập trước đó, càng làm gia tăng sự căng thẳng thêm. Hơn nữa, sự tích lũy vấn đề làm gia tăng các vốn liếng của sự cạnh tranh, điều sẽ tăng cường cho khả tính rằng các nước sẽ sẵn lòng gánh chịu các phí tổn của chiến tranh nhằm tìm kiếm sự giải quyết vấn đề thuận lợi. Khi các sự căng thẳng dâng cao và tính hợp lý của việc tham gia vào cuộc tranh chấp quân sự hóa trên quy mô lớn gia tăng, một quốc gia có thể khởi phát chiến tranh nếu một đối thủ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn dắt kẻ cạnh tranh của mình cũng sẽ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên các vấn đề khác.
Phần kế tiếp duyệt xét tài liệu liên hệ và giới thiệu khái niệm về một vòng xoắn trôn ốc các sự việc. Một sự phân loại vấn đề (issue typology) sau đó được sử dụng để xác định các vấn đề tranh cãi liên quan đến các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970. Liệu sự bất đồng trên một vấn đề có khuynh hướng trợ lực cho sự phát triển một vấn đề khác hay không và liệu sự tích lũy vấn đề có khuynh hướng dẫn đến tình trạng suy đồi trong các quan hệ hay không sẽ đuợc lượng định. Sự ủng hộ cho các sự kỳ vọng liên quan đến tính trung tâm của các vòng xoắn ốc sự việc đối với sự khai diễn chiến tranh sẽ khuyến cáo rằng đúng ra nên thận trọng khi di chuyển quá việc so sánh các sự khác biệt cắt ngang các vấn đề liên quan đến các biến số chẳng hạn như mức độ thù nghịch đê khảo sát động lực của sự tích lũy các vấn đề.
CÁC VÒNG XOẮN ỐC SỰ VIỆC
Các khảo hướng hiện thực có khuynh hướng giả định rằng bất kể một quốc gia định nghĩa các mục đích trong chính sách ngoại giao của nó ra sao, các quốc gia phải theo đuổi quyền lực hầu đạt được các mục tiêu dân tộc. Hậu quả, sự biến thiên trong các vấn đề thuộc chính sách ngoai giao tương đối không quan trọng và chính trị quốc tế có thể được tiêu biểu như một cuộc đấu tranh quyền lực không dứt (Morgenthau 1948). Phái cấp tiến cũng có khuynh hướng không đặt tiêu điểm vào sự biến thiên sự việc trong khi tìm cách giải thích các hậu quả, mà đúng hơn đã khảo sát theo truyền thống các biến số chẳng hạn như loại chế độ, trình độ liên lập về kinh tế (economic interdependence), và tầm mức của sự can dự vào các tổ chức liên chính phủ (Russett và O’Neal 2001).
Tuy nhiên, sự nghiên cứu vấn đề cho thấy rằng các quan hệ liên quốc gia có khuynh hướng biến đổi liên quan đến loại vấn đề bị tranh cãi bởi các vấn đề khác nhau có các đặc tính khác nhau (Mansbach và Vasquez 1981; Hensel 2001). Một số vấn đề nào đó có khuynh hướng leo thang hơn các vấn đề khác. Các cuộc chạy đua vũ trang nhiều phần xảy ra hơn trong khung cảnh tranh giành lãnh thổ hơn là cạnh tranh trên các vấn đề khác (Rider 2009). Hơn nữa, các cuộc tranh cãi lãnh thổ tạo ra một số tử vong cao hơn (Senese 1996) và nhiều phần dễ leo thang thành chiến tranh hơn các tranh cãi về chính sách hay chế độ (Vasquez và Henehan 2001; Senese và Vasquez 2008).
Mặc dù sự nghiên cứu đã khảo sát là liệu một số loại tranh cãi nào đó có khuynh hướng dễ bay hơi hơn các vấn đề khác, các quốc gia đôi khi có thể tranh chấp trên nhiều vấn đề cùng một lúc. Một khi một sự bất đồng trên vấn đề đầu tiên đã được tạo lập, các quốc gia có thể phát triển các hình ảnh kẻ thù về một nước khác. Một hình ảnh kẻ thù là một niềm tin rằng một số “kẻ khác” đang sẵn sàng đe dọa (Holsti 1962, 1967; Silverstein và Holt 1989). Các tin tức thích hợp với các hình ảnh như thế có khuynh hướng được chấp nhận trong khi các tin tức sai biệt có khuynh hướng bị xem nhẹ, làm ngơ, hay bị đồng hóa sao cho nó thích hợp với hình ảnh (Finlay, Holsti, và Fagen 1967; Jervis 1976; Jervis, Lebow, và Srein 1985). Do sự hình thành các hình ảnh kẻ thù như là một hậu quả của sự tranh chấp trên vấn đề tiên klhởi, một quốc gia có thể bắt đầu giả định rằng “nước khác” có các ý định thù nghịch trên các vấn đề bổ túc. Các quốc gia mà một cách khác có thể có quyền lợi trong nguyên trạng có thể tham gia vào thái độ xét lại liên quan đến các vấn đề mới đối diện các quốc gia đối chọi nhau lo sợ rằng nếu họ không làm như thế, đối thủ của họ sẽ làm. 3
Hơn thế, một quốc gia có thể tìm cách để dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm dành được đòn bẩy trên các vấn đề khác. Thí dụ, hai quốc gia có thể trở thành các kẻ cạnh tranh bởi sự tranh chấp trên vấn đề tư thế — sự tranh biện liên can đến ảnh hưởng trên các hoạt động và uy tín trong khuôn khổ một hệ thống hay tiểu hệ thống bên dưới (Thompson 1995, 2001; Colaresi, Rasler, và Thompson 2008). Do sự cạnh tranh như thế, một quốc gia có thể chiếm giữ một khu vực lãnh thổ, lo sợ rằng nước đua tranh với mình có thể làm như thế và nhằm để nâng cao khả năng phóng chiếu quyền lực khắp vùng và nâng cao ảnh hưởng về tư thế của mình. Hành vi như thế có thể dẫn đến sự tranh giành về lãnh thổ ngoài cuộc tranh cãi về tư thế. 4
Sự khởi phát cuộc tranh chấp trên vấn đề và sự phát triển các hình ảnh kẻ thù cũng có thể đưa đến một sự tái lượng giá hiện trạng liên quan đến các vấn đề khác. Các thực tế không có tính đe dọa trước đây giờ này có thể xem ra đe dọa, dẫn đến sự tạo lập các bất đồng trên các vấn đề bổ túc. Thí dụ, các nhà lãnh đạo một quốc gia có thể không nhìn sự hiện diện dòng dõi chủng tộc của một quốc gia khác nằm trong ranh giới của chính mình có vấn đề chừng nào các quốc gia không phải là các kẻ đối địch. Nếu các quốc gia trở thành đối nghịch, các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu tin rằng một sự hiện diện đông đảo dòng giống của đối thủ nằm trong ranh giới quốc gia của họ làm phương hại đến an ninh của họ. Hậu quả một quốc gia có thể áp dụng các biện pháp khắc nghiệt để chống lại hay tìm cách trục xuất các cá nhân thuộc chủng tộc của đối thủ, có tiềm năng dẫn đến sự phát triển một cuộc tranh chấp vấn đề mới trong đó một quốc gia phản kháng sự ngược đãi dòng giống thuộc chủng tộc của mình cư ngụ tại một nước khác.5
Tác phong xét lại liên quan đến các vấn đề mới nhiều phần bị nhìn bởi các quốc gia đói địch như tính chất xâm lược không xác đáng. Các nhà lãnh đạo một quốc gia có thể không nhận thức rằng một số trong các hành động của chính họ bị nhìn bởi các kẻ khác là có tính chất đe dọa. Hậu quả, các hành động xâm lấn của quốc gia khác trên các vấn đề mới nhiều phần được nhìn như là không có tính chất khiêu khích và có thể tiếp nhận như một dấu hiệu của ác ý phi lý của một đối thủ, theo đó củng cố và tăng cường các hình ảnh về sự thù nghịch (Jervis 1976).
Sự xuất hiện các vấn đề mới có thể làm căng thẳng các quan hệ liên quan đên các sự bất đồng trên vấn đề đã được tạo lập trước đây khi các quốc gia nhìn các hành động xâm lấn “của nước kia” liên quan đến các vấn đề mới là không khiêu khích và như một dấu hiệu chỉ dẫn rằng ke/ cạnh tranh của một nước có các ý định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đã được tạo lập trước đây. Thí dụ, một quốc gia chiếm giữ lãnh thổ tìm cách dành đoạt một lợi thế trên một nước tranh đua về tư thế có thể tăng cường sự nhận thức của nước tranh đua rằng đối thủ của họ đang tìm kiếm một cách hung hăng ưu thế tối thượng trong vùng. Sự chiếm giữ đất đai do đó có thể không chỉ phát khởi sự cạnh tranh trên các mối quan tâm về lãnh thổ, mà cũng còn tăng cường sự cạnh tranh về tư thế.
Sự phát triển các hình ảnh kẻ thù có thể dẫn đến một vòng xoắn ốc sự việc trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề chồng chất nhau. Sự thiết lập một cuộc xung đột trên vấn đề và sự phát triển một hình ảnh kẻ thù có thể dẫn đến sự tích lũy vấn đề, điều kế đó làm gia tăng sự bất tin tưởng và nghi ngờ “nước khác”. Sự căng thẳng gia tăng và các quốc gia có thể bắt đầu nhìn “nước khác” như trở ngại chính trong việc giải quyết mọi bất đồng (Senese và Vasquez 2008: 17). Các vòng xoắn ốc sự việc làm gia tăng sự nhận thức về nỗi lo sợ và bất tin tưởng, và có thể dẫn đến sự kết luận rằng cách duy nhất để đạt được sự giải quyết vấn đề thuận lợi liên quan đến mọi bất đồng là xuyên qua việc áp đặt ý chí của mình.
Cùng với các hậu quả tâm lý của các vòng xoắn ốc các sự việc có thể làm gia tăng xác xuất của chiến tranh, các vòng xoắn ốc sự việc cũng làm gia tăng tính hợp lý của một quốc gia lựa chọn giải pháp chiến tranh trong việc tìm cách giải quyết các bất đồng của mình (bằng cách để cho đối thủ của mình không muốn và không có khả năng để tiếp tục cạnh tranh trên các vấn đề liên quan). Sự tích lũy sự việc làm gia tăng vốn liếng đặt vào cuộc cạnh tranh. Thí dụ, địa vị và ảnh hưởng bị đe dọa đối với các quốc gia cạnh tranh trên các mối quan tâm về tư thế. Nếu một vấn đề lãnh thổ tích lũy lại, các tài nguyên quý báu (thí dụ, nhiên liệu, nước, khoáng sản) giờ đây cũng có thể bị đe dọa. Với giả định rằng chiến tranh thì tốn kém, các quốc gia có thể sẵn lòng để gánh chịu các tốn phí của chiến tranh khi các lợi lộc tiềm ẩn của sự giải quyết vấn đề thuận lợi thì cao hơn (việc thiết định địa vị/ảnh hưởng và việc thụ đắc các nguồn tài nguyên, đối với việc thiết định địa vị/ảnh hưởng không thôi). 6
Khi sự căng thẳng và tính hợp lý của việc tham gia vào cuộc xung đột quân sự hóa trên một quy mô rộng lớn gia tăng, một quốc gia có thể phát động chiến tranh nếu một đói thủ thúc đẩy các đòi hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn kẻ cạnh tranh của mình đẩy ra các đòi hỏi của nó trên các vấn đề khác nữa. Một sự khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ có thể rằng các quốc gia đã ngập ngừng để nhượng bộ trước các đòi hỏi lãnh thổ lo sợ là làm như thế sẽ khuyến khích các nước cạnh tranh khác thúc đẩy các đòi hỏi của riêng họ trên các vấn đề khác (Hensel 2000; Walter 2003). Tương tự, các quốc gia có thể không sẵn lòng để nhượng bộ đòi hỏi của một đối thủ trên một vấn đề khi các vấn đề gai góc gấp bội còn đang dưới sự tranh cãi, lo sợ rằng làm như thế sẽ dẫn đối thủ của mình thúc đẩy các đòi hỏi của nó trên các bất đồng khác. 7
Trong dự án này, tôi lập luận rằng một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng góp phần vào sự phát triển vấn đề khác và sự tranh giành trên các vấn đề phức tạp làm gia tăng xác xuất rằng các quốc gia sẽ tham gia vào cuộc xung đột được quân sự hóa. Nhằm khảo sát sự tích lũy các vấn đề, việc cần thiết là dựa trên một sự phân loại vấn đề. Phần kế tiếp do đó thảo luận về một lược đồ phân loại vân đề được sử dụng để lượng định các vấn đề tranh chấp liên quan đến các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970.
Điều đặc biệt gây ngạc nhiên là vì Trung Hoa và Việt Nam trước đây có vẻ là các đồng minh chặt chẽ. Trong suốt cuộc chiến tranh của Việt Nam chống lại Hoa Kỳ, Trung Hoa và Virệt Nam cam kết cho một mối quan hệ “hợp tác mật thiết” đặt trên sự trợ giúp của Trung Hoa, và các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã gửi đến Việt Nam “các lời chào mừng nồng nhiệt” trước sự giải phóng Sàigòn (Burton 1978-79: 704). Trung Hoa và Việt Nam, được nói, “mật thiết với nhau như môi với răng” (Womack 2006: 162-163) . Lý do tại sao, bất kể cả hai quốc gia đều theo định hướng cộng sản và bất kể xem ra đã có các quan hệ chặt chẽ đến thế trong nhiều thập niên, Trung Hoa và Việt Nam đã cầm vũ khí đánh lại nhau hồi Tháng Hai năm 1979?
Các cuộc khảo cứu trước đây nêu ý kiến rằng một số vấn đề nào đó có thể mang tính chất tranh chấp nhiều hơn các vấn đề khác (Hensel 1996; Senese 1996; Ben-Yehuda 2004). Đặc biệt, sự hiểu biết thông thường rằng các tranh chấp về lãnh thổ nhiều phần dễ leo thang thành chiến tranh hơn các loại tranh cãi khác (Vasquez và Henehan 2001); Senese và Vasquez 2008; Vasquez và Valeriano 2008). Sự khảo cứu như thế dựa trên các dữ liệu được đánh theo ám số bởi dự án Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh (Correlates of War project) xác định các sự tranh cãi liên quốc gia bị quân sự hóa như được thúc đẩy bởi vấn đề lãnh thổ, chính sách, chế độ, hay một số loại vấn đề “ khác “ của chủ nghĩa xét lại (revisionism) (Jones, Bremer, và Singer 1996). Bởi vì chỉ có một vấn đề được xác định là dính líu một cách nghiêm trọng cho mỗi cuộc xung đột bị quân sự hóa, giả định mặc nhiên rằng có một vấn đề có tầm quan trọng chính yếu cho mỗi cuộc tranh chấp hay chiến tranh. 2 Tương tự, liên quan đến Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam, một số học giả đã cố gắng xác định vấn đề trung tâm đã dẫn dắt Trung Hoa và Việt Nam tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp. James Mulvenon (1995), thí dụ, lập luận rằng mặc dù đã có một số điểm bất đồng giữa Trung Hoa và Việt Nam, chính sự xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt dịp Giáng Sinh năm 1978 đã là nguyên do chính yếu của Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam.
Khác hơn sự tranh giành trên một vấn đề này hay vấn đề kia (chẳng hạn như về lãnh thổ hay tư thế) dẫn đến chiến tranh, trong tập nghiên cứu này điều được lập luận rằng chiến tranh nhiều phần thường là kết quả của một vòng xoắn ốc các sự việc – một tiến trình năng động trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề tích dồn lại. Một khi sự bất đồng vấn đề tiên khởi được tạo lập, sự phát triển các hình ảnh kẻ thù có thể khiến các quốc gia nhìn thái độ và các ý định “của nước kia” liên quan đến các vấn đề bổ túc như sự đe dọa. Các quốc gia sau đó có thể tìm cách dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm ngăn chặn kẻ cạnh tranh của một quốc gia không làm như thế, hay để dành được đòn bẩy trên các vấn đề khác. Các hành động xâm lấn của một quốc gia liên quan đến các vấn đề mới có khuynh hướng tăng cường các sự nhận thức của phe đối đầu với nó rằng quốc gia đã có các ý định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đã được tạo lập trước đó, càng làm gia tăng sự căng thẳng thêm. Hơn nữa, sự tích lũy vấn đề làm gia tăng các vốn liếng của sự cạnh tranh, điều sẽ tăng cường cho khả tính rằng các nước sẽ sẵn lòng gánh chịu các phí tổn của chiến tranh nhằm tìm kiếm sự giải quyết vấn đề thuận lợi. Khi các sự căng thẳng dâng cao và tính hợp lý của việc tham gia vào cuộc tranh chấp quân sự hóa trên quy mô lớn gia tăng, một quốc gia có thể khởi phát chiến tranh nếu một đối thủ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn dắt kẻ cạnh tranh của mình cũng sẽ đẩy mạnh các đòi hỏi của nó trên các vấn đề khác.
Phần kế tiếp duyệt xét tài liệu liên hệ và giới thiệu khái niệm về một vòng xoắn trôn ốc các sự việc. Một sự phân loại vấn đề (issue typology) sau đó được sử dụng để xác định các vấn đề tranh cãi liên quan đến các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970. Liệu sự bất đồng trên một vấn đề có khuynh hướng trợ lực cho sự phát triển một vấn đề khác hay không và liệu sự tích lũy vấn đề có khuynh hướng dẫn đến tình trạng suy đồi trong các quan hệ hay không sẽ đuợc lượng định. Sự ủng hộ cho các sự kỳ vọng liên quan đến tính trung tâm của các vòng xoắn ốc sự việc đối với sự khai diễn chiến tranh sẽ khuyến cáo rằng đúng ra nên thận trọng khi di chuyển quá việc so sánh các sự khác biệt cắt ngang các vấn đề liên quan đến các biến số chẳng hạn như mức độ thù nghịch đê khảo sát động lực của sự tích lũy các vấn đề.
CÁC VÒNG XOẮN ỐC SỰ VIỆC
Các khảo hướng hiện thực có khuynh hướng giả định rằng bất kể một quốc gia định nghĩa các mục đích trong chính sách ngoại giao của nó ra sao, các quốc gia phải theo đuổi quyền lực hầu đạt được các mục tiêu dân tộc. Hậu quả, sự biến thiên trong các vấn đề thuộc chính sách ngoai giao tương đối không quan trọng và chính trị quốc tế có thể được tiêu biểu như một cuộc đấu tranh quyền lực không dứt (Morgenthau 1948). Phái cấp tiến cũng có khuynh hướng không đặt tiêu điểm vào sự biến thiên sự việc trong khi tìm cách giải thích các hậu quả, mà đúng hơn đã khảo sát theo truyền thống các biến số chẳng hạn như loại chế độ, trình độ liên lập về kinh tế (economic interdependence), và tầm mức của sự can dự vào các tổ chức liên chính phủ (Russett và O’Neal 2001).
Tuy nhiên, sự nghiên cứu vấn đề cho thấy rằng các quan hệ liên quốc gia có khuynh hướng biến đổi liên quan đến loại vấn đề bị tranh cãi bởi các vấn đề khác nhau có các đặc tính khác nhau (Mansbach và Vasquez 1981; Hensel 2001). Một số vấn đề nào đó có khuynh hướng leo thang hơn các vấn đề khác. Các cuộc chạy đua vũ trang nhiều phần xảy ra hơn trong khung cảnh tranh giành lãnh thổ hơn là cạnh tranh trên các vấn đề khác (Rider 2009). Hơn nữa, các cuộc tranh cãi lãnh thổ tạo ra một số tử vong cao hơn (Senese 1996) và nhiều phần dễ leo thang thành chiến tranh hơn các tranh cãi về chính sách hay chế độ (Vasquez và Henehan 2001; Senese và Vasquez 2008).
Mặc dù sự nghiên cứu đã khảo sát là liệu một số loại tranh cãi nào đó có khuynh hướng dễ bay hơi hơn các vấn đề khác, các quốc gia đôi khi có thể tranh chấp trên nhiều vấn đề cùng một lúc. Một khi một sự bất đồng trên vấn đề đầu tiên đã được tạo lập, các quốc gia có thể phát triển các hình ảnh kẻ thù về một nước khác. Một hình ảnh kẻ thù là một niềm tin rằng một số “kẻ khác” đang sẵn sàng đe dọa (Holsti 1962, 1967; Silverstein và Holt 1989). Các tin tức thích hợp với các hình ảnh như thế có khuynh hướng được chấp nhận trong khi các tin tức sai biệt có khuynh hướng bị xem nhẹ, làm ngơ, hay bị đồng hóa sao cho nó thích hợp với hình ảnh (Finlay, Holsti, và Fagen 1967; Jervis 1976; Jervis, Lebow, và Srein 1985). Do sự hình thành các hình ảnh kẻ thù như là một hậu quả của sự tranh chấp trên vấn đề tiên klhởi, một quốc gia có thể bắt đầu giả định rằng “nước khác” có các ý định thù nghịch trên các vấn đề bổ túc. Các quốc gia mà một cách khác có thể có quyền lợi trong nguyên trạng có thể tham gia vào thái độ xét lại liên quan đến các vấn đề mới đối diện các quốc gia đối chọi nhau lo sợ rằng nếu họ không làm như thế, đối thủ của họ sẽ làm. 3
Hơn thế, một quốc gia có thể tìm cách để dành đoạt một lợi thế trên một vấn đề mới nhằm dành được đòn bẩy trên các vấn đề khác. Thí dụ, hai quốc gia có thể trở thành các kẻ cạnh tranh bởi sự tranh chấp trên vấn đề tư thế — sự tranh biện liên can đến ảnh hưởng trên các hoạt động và uy tín trong khuôn khổ một hệ thống hay tiểu hệ thống bên dưới (Thompson 1995, 2001; Colaresi, Rasler, và Thompson 2008). Do sự cạnh tranh như thế, một quốc gia có thể chiếm giữ một khu vực lãnh thổ, lo sợ rằng nước đua tranh với mình có thể làm như thế và nhằm để nâng cao khả năng phóng chiếu quyền lực khắp vùng và nâng cao ảnh hưởng về tư thế của mình. Hành vi như thế có thể dẫn đến sự tranh giành về lãnh thổ ngoài cuộc tranh cãi về tư thế. 4
Sự khởi phát cuộc tranh chấp trên vấn đề và sự phát triển các hình ảnh kẻ thù cũng có thể đưa đến một sự tái lượng giá hiện trạng liên quan đến các vấn đề khác. Các thực tế không có tính đe dọa trước đây giờ này có thể xem ra đe dọa, dẫn đến sự tạo lập các bất đồng trên các vấn đề bổ túc. Thí dụ, các nhà lãnh đạo một quốc gia có thể không nhìn sự hiện diện dòng dõi chủng tộc của một quốc gia khác nằm trong ranh giới của chính mình có vấn đề chừng nào các quốc gia không phải là các kẻ đối địch. Nếu các quốc gia trở thành đối nghịch, các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu tin rằng một sự hiện diện đông đảo dòng giống của đối thủ nằm trong ranh giới quốc gia của họ làm phương hại đến an ninh của họ. Hậu quả một quốc gia có thể áp dụng các biện pháp khắc nghiệt để chống lại hay tìm cách trục xuất các cá nhân thuộc chủng tộc của đối thủ, có tiềm năng dẫn đến sự phát triển một cuộc tranh chấp vấn đề mới trong đó một quốc gia phản kháng sự ngược đãi dòng giống thuộc chủng tộc của mình cư ngụ tại một nước khác.5
Tác phong xét lại liên quan đến các vấn đề mới nhiều phần bị nhìn bởi các quốc gia đói địch như tính chất xâm lược không xác đáng. Các nhà lãnh đạo một quốc gia có thể không nhận thức rằng một số trong các hành động của chính họ bị nhìn bởi các kẻ khác là có tính chất đe dọa. Hậu quả, các hành động xâm lấn của quốc gia khác trên các vấn đề mới nhiều phần được nhìn như là không có tính chất khiêu khích và có thể tiếp nhận như một dấu hiệu của ác ý phi lý của một đối thủ, theo đó củng cố và tăng cường các hình ảnh về sự thù nghịch (Jervis 1976).
Sự xuất hiện các vấn đề mới có thể làm căng thẳng các quan hệ liên quan đên các sự bất đồng trên vấn đề đã được tạo lập trước đây khi các quốc gia nhìn các hành động xâm lấn “của nước kia” liên quan đến các vấn đề mới là không khiêu khích và như một dấu hiệu chỉ dẫn rằng ke/ cạnh tranh của một nước có các ý định xâm lấn liên quan đến các sự bất đồng đã được tạo lập trước đây. Thí dụ, một quốc gia chiếm giữ lãnh thổ tìm cách dành đoạt một lợi thế trên một nước tranh đua về tư thế có thể tăng cường sự nhận thức của nước tranh đua rằng đối thủ của họ đang tìm kiếm một cách hung hăng ưu thế tối thượng trong vùng. Sự chiếm giữ đất đai do đó có thể không chỉ phát khởi sự cạnh tranh trên các mối quan tâm về lãnh thổ, mà cũng còn tăng cường sự cạnh tranh về tư thế.
Sự phát triển các hình ảnh kẻ thù có thể dẫn đến một vòng xoắn ốc sự việc trong đó sự căng thẳng gia tăng khi nhiều vấn đề chồng chất nhau. Sự thiết lập một cuộc xung đột trên vấn đề và sự phát triển một hình ảnh kẻ thù có thể dẫn đến sự tích lũy vấn đề, điều kế đó làm gia tăng sự bất tin tưởng và nghi ngờ “nước khác”. Sự căng thẳng gia tăng và các quốc gia có thể bắt đầu nhìn “nước khác” như trở ngại chính trong việc giải quyết mọi bất đồng (Senese và Vasquez 2008: 17). Các vòng xoắn ốc sự việc làm gia tăng sự nhận thức về nỗi lo sợ và bất tin tưởng, và có thể dẫn đến sự kết luận rằng cách duy nhất để đạt được sự giải quyết vấn đề thuận lợi liên quan đến mọi bất đồng là xuyên qua việc áp đặt ý chí của mình.
Cùng với các hậu quả tâm lý của các vòng xoắn ốc các sự việc có thể làm gia tăng xác xuất của chiến tranh, các vòng xoắn ốc sự việc cũng làm gia tăng tính hợp lý của một quốc gia lựa chọn giải pháp chiến tranh trong việc tìm cách giải quyết các bất đồng của mình (bằng cách để cho đối thủ của mình không muốn và không có khả năng để tiếp tục cạnh tranh trên các vấn đề liên quan). Sự tích lũy sự việc làm gia tăng vốn liếng đặt vào cuộc cạnh tranh. Thí dụ, địa vị và ảnh hưởng bị đe dọa đối với các quốc gia cạnh tranh trên các mối quan tâm về tư thế. Nếu một vấn đề lãnh thổ tích lũy lại, các tài nguyên quý báu (thí dụ, nhiên liệu, nước, khoáng sản) giờ đây cũng có thể bị đe dọa. Với giả định rằng chiến tranh thì tốn kém, các quốc gia có thể sẵn lòng để gánh chịu các tốn phí của chiến tranh khi các lợi lộc tiềm ẩn của sự giải quyết vấn đề thuận lợi thì cao hơn (việc thiết định địa vị/ảnh hưởng và việc thụ đắc các nguồn tài nguyên, đối với việc thiết định địa vị/ảnh hưởng không thôi). 6
Khi sự căng thẳng và tính hợp lý của việc tham gia vào cuộc xung đột quân sự hóa trên một quy mô rộng lớn gia tăng, một quốc gia có thể phát động chiến tranh nếu một đói thủ thúc đẩy các đòi hỏi của nó trên một vấn đề lo sợ rằng sự thiếu sót việc bày tỏ quyết tâm sẽ dẫn kẻ cạnh tranh của mình đẩy ra các đòi hỏi của nó trên các vấn đề khác nữa. Một sự khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ có thể rằng các quốc gia đã ngập ngừng để nhượng bộ trước các đòi hỏi lãnh thổ lo sợ là làm như thế sẽ khuyến khích các nước cạnh tranh khác thúc đẩy các đòi hỏi của riêng họ trên các vấn đề khác (Hensel 2000; Walter 2003). Tương tự, các quốc gia có thể không sẵn lòng để nhượng bộ đòi hỏi của một đối thủ trên một vấn đề khi các vấn đề gai góc gấp bội còn đang dưới sự tranh cãi, lo sợ rằng làm như thế sẽ dẫn đối thủ của mình thúc đẩy các đòi hỏi của nó trên các bất đồng khác. 7
Trong dự án này, tôi lập luận rằng một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng góp phần vào sự phát triển vấn đề khác và sự tranh giành trên các vấn đề phức tạp làm gia tăng xác xuất rằng các quốc gia sẽ tham gia vào cuộc xung đột được quân sự hóa. Nhằm khảo sát sự tích lũy các vấn đề, việc cần thiết là dựa trên một sự phân loại vấn đề. Phần kế tiếp do đó thảo luận về một lược đồ phân loại vân đề được sử dụng để lượng định các vấn đề tranh chấp liên quan đến các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970.
Sự Cạnh Tranh Vấn Đề Đa Kích Thước
Sự nghiên cứu đã khảo sát rằng liệu một số vấn đề nào đó có tính cách dễ gây tranh giành hơn các vấn đề khác có khuynh hướng dựa trên loại Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh của chủ nghĩa xét lại được liên kết với các dữ liệu tranh cãi liên quốc gia được quân sự hóa trong đó các sự tranh cãi được xếp loại như về lãnh thổ, chính sách, chế độ, hay một số vấn đề “khác” hay không (Jones và các tác giả khac 1996). Các tranh cãi lãnh thổ liên can đến việc đưa ra các sự xác quyết về lãnh thổ, các tranh cãi chính sách liên can đến việc tuyên bố ý định không tôn trọng chính sách của quốc gia khác, và các tranh cãi chế độ liên can đến việc mưu toan lật đổ chế độ của quốc gia khác. Mọi cuộc tranh cãi liên quốc gia được quân sự hóa từ 1816 đến 1992 được ghi theo ám hiệu dành riêng cho một vấn đề này hay vấn đề kia, theo dự án Các Yếu Tố Tương Liên của Chiến Tranh. 8 Cuộc Chiến Tranh Ả Rập – Do Thái, Cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày, và Cuộc Chiến Tranh Yom Kippur War, thí dụ, mỗi cuộc chiến tranh được ghi ám hiệu như là các cuộc tranh cãi lãnh thổ, trong khi Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam được ghi ám hiệu như là một cuộc tranh chấp chính sách.
Khảo hướng Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh không cứu xét rằng các cuộc chiến tranh có thể bị đưa đẩy bởi nhiều vấn đề. Các cuộc chiến tranh mà Do Thái đã tham dự cùng với các lân bang của nó xem ra không chỉ có một chiều kích lãnh thổ (và về nước uống) duy nhất, mà còn có chiều kích chủng tộc / tôn giáo. Tương tự, một cuộc khảo sát các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam có thể phát lộ rằng có hơn một vấn đề chính sách duy nhất nằm dưới sự tranh cãi vào lúc có chiến tranh năm 1979.
Không giống như khảo hướng Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh, các dữ liệu được thu thập trên sự xung đột về vấn đề lãnh thổ bởi các tác giả Huth và Allee (2002) và các dữ liệu trong Các Yếu Tố Tương Liên Sự Việc (Issue Correlates of War: ICOW) về các sự xác quyết lãnh thổ, sông ngòi, và đường biển (Hensel, Mitchell, Sowers, và Thyne 2008) cho phép một khả tính rằng các quốc gia có thể có các vấn đề đa tầng phức tạp đang tiếp diễn. Các dữ liệu như thế cũng bao gồm các số đo của mức độ gai góc của vấn đề làm tốt hơn việc tiên đoán những tranh cãi nhiều phần sẽ leo thang thành chiến tranh. Trong khi cung cấp phương tiện cho một sự điều tra sâu xa hơn về sự tranh chấp lãnh thổ, cả hai dự án hiện đang giới hạn vào việc khảo sát các vấn đề địa chính tri (geopolitical).
Nhằm xác định các vấn đề lãnh thổ và phi lãnh thổ liên hệ của sự tranh giành, trong bài nghiên cứu này tôi dựa trên một sự phân loại mở rộng trên công trình đã phân loại các đối thủ như về không gian và/hay tư thế trong bản chất (Thompson 1995, 2001; Colaresi và các tác giả khác 2008). 9 Các kẻ tranh giành về không gian là những quốc gia có các xác quyết trên lãnh thổ xung đột nhau. Các kẻ tranh biện tư thế tranh giành trên việc thiết định ảnh hưởng và uy tín trong khuôn khổ một hệ thống và tiểu hệ thống. Các quốc gia cũng có thể cạnh tranh về ý thức hệ bởi các hệ thống tin điều chính trị khác biệt nhau, hay có thể tham dự vào cuộc xung đột về vấn đề căn cước trong đó sự thù nghịch bắt nguồn từ các sự óan hận về dân tộc, tôn giáo, hay một quốc gia phản đối sự ngược đãi nhìn thấy rõ đối với các cá nhân của một nhóm dân tộc ít người tại một nước khác (Dreyer 2010).
Cùng với việc tranh giành tiềm ẩn trên các loại vấn đề khác nhau (không gian, tư thế, ý thức hệ, căn cước), các quốc gia có thể tranh giành trên các xác quyết về vấn đề phức tạp trong mỗi loại vấn đề. Thí dụ, có thể có các xác quyết vấn đề lãnh thổ đa tầng phức tạp giữa các nước tranh giành không gian hay các xác quyết vấn đề đa tầng phức tạp liên hệ đến sự canh tranh tư thế. Hậu quả, số lượng các khẳng quyết vấn đề mà các quốc gia có thể tranh giành ở bất kỳ thời điểm xác định nào có thể có nhiều. Sự phân tích các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam sẽ cho phép khả tính không chỉ rằng Trung Hoa và Việt Nam có thể tham dự vào các loại khác nhau của sự cạnh tranh vấn đề cùng một lúc, mà còn rằng các nước tranh đua có thể tham dự vào các sự bất đồng vấn đề đa tầng phức tạp liên quan đến mỗi loại xung đột trên vấn đề. Như cuộc thảo luận sẽ phát hiện, các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam có thể được tượng trưng như tập trung vào sự tranh giành không gian, tư thế, và căn cước, và Trung Hoa cùng Việt Nam đã tham dự vào các cuộc tranh chấp vấn đề không gian phức tạp và các tranh chấp tư thế phức tạp, đưa dến nhiều sự xác quyết vấn đề nằm dưới sự tranh giành cùng một lúc.
Phần kế tiếp sẽ nhắm vào hai câu hỏi liên hệ. Trước tiên, sự tham dự vào một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng trợ lực cho sự phát triển các sự bất đồng trên các vấn đề bổ túc hay không? Nói cách khác, liệu một việc có khuynh hướng dẫn dắt đến việc khác hay không sẽ được khảo sát. Thứ nhì, các vấn đê phức tạp trên lịch trình có khuynh hương đưa đến sự leo thang, tụt thang, hay liệu có mối quan hệ nào giữa số lượng các vấn đề nằm dưới sự tranh giành với mức độ thù nghịch hay không?
Sự nghiên cứu đã khảo sát rằng liệu một số vấn đề nào đó có tính cách dễ gây tranh giành hơn các vấn đề khác có khuynh hướng dựa trên loại Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh của chủ nghĩa xét lại được liên kết với các dữ liệu tranh cãi liên quốc gia được quân sự hóa trong đó các sự tranh cãi được xếp loại như về lãnh thổ, chính sách, chế độ, hay một số vấn đề “khác” hay không (Jones và các tác giả khac 1996). Các tranh cãi lãnh thổ liên can đến việc đưa ra các sự xác quyết về lãnh thổ, các tranh cãi chính sách liên can đến việc tuyên bố ý định không tôn trọng chính sách của quốc gia khác, và các tranh cãi chế độ liên can đến việc mưu toan lật đổ chế độ của quốc gia khác. Mọi cuộc tranh cãi liên quốc gia được quân sự hóa từ 1816 đến 1992 được ghi theo ám hiệu dành riêng cho một vấn đề này hay vấn đề kia, theo dự án Các Yếu Tố Tương Liên của Chiến Tranh. 8 Cuộc Chiến Tranh Ả Rập – Do Thái, Cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày, và Cuộc Chiến Tranh Yom Kippur War, thí dụ, mỗi cuộc chiến tranh được ghi ám hiệu như là các cuộc tranh cãi lãnh thổ, trong khi Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam được ghi ám hiệu như là một cuộc tranh chấp chính sách.
Khảo hướng Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh không cứu xét rằng các cuộc chiến tranh có thể bị đưa đẩy bởi nhiều vấn đề. Các cuộc chiến tranh mà Do Thái đã tham dự cùng với các lân bang của nó xem ra không chỉ có một chiều kích lãnh thổ (và về nước uống) duy nhất, mà còn có chiều kích chủng tộc / tôn giáo. Tương tự, một cuộc khảo sát các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam có thể phát lộ rằng có hơn một vấn đề chính sách duy nhất nằm dưới sự tranh cãi vào lúc có chiến tranh năm 1979.
Không giống như khảo hướng Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh, các dữ liệu được thu thập trên sự xung đột về vấn đề lãnh thổ bởi các tác giả Huth và Allee (2002) và các dữ liệu trong Các Yếu Tố Tương Liên Sự Việc (Issue Correlates of War: ICOW) về các sự xác quyết lãnh thổ, sông ngòi, và đường biển (Hensel, Mitchell, Sowers, và Thyne 2008) cho phép một khả tính rằng các quốc gia có thể có các vấn đề đa tầng phức tạp đang tiếp diễn. Các dữ liệu như thế cũng bao gồm các số đo của mức độ gai góc của vấn đề làm tốt hơn việc tiên đoán những tranh cãi nhiều phần sẽ leo thang thành chiến tranh. Trong khi cung cấp phương tiện cho một sự điều tra sâu xa hơn về sự tranh chấp lãnh thổ, cả hai dự án hiện đang giới hạn vào việc khảo sát các vấn đề địa chính tri (geopolitical).
Nhằm xác định các vấn đề lãnh thổ và phi lãnh thổ liên hệ của sự tranh giành, trong bài nghiên cứu này tôi dựa trên một sự phân loại mở rộng trên công trình đã phân loại các đối thủ như về không gian và/hay tư thế trong bản chất (Thompson 1995, 2001; Colaresi và các tác giả khác 2008). 9 Các kẻ tranh giành về không gian là những quốc gia có các xác quyết trên lãnh thổ xung đột nhau. Các kẻ tranh biện tư thế tranh giành trên việc thiết định ảnh hưởng và uy tín trong khuôn khổ một hệ thống và tiểu hệ thống. Các quốc gia cũng có thể cạnh tranh về ý thức hệ bởi các hệ thống tin điều chính trị khác biệt nhau, hay có thể tham dự vào cuộc xung đột về vấn đề căn cước trong đó sự thù nghịch bắt nguồn từ các sự óan hận về dân tộc, tôn giáo, hay một quốc gia phản đối sự ngược đãi nhìn thấy rõ đối với các cá nhân của một nhóm dân tộc ít người tại một nước khác (Dreyer 2010).
Cùng với việc tranh giành tiềm ẩn trên các loại vấn đề khác nhau (không gian, tư thế, ý thức hệ, căn cước), các quốc gia có thể tranh giành trên các xác quyết về vấn đề phức tạp trong mỗi loại vấn đề. Thí dụ, có thể có các xác quyết vấn đề lãnh thổ đa tầng phức tạp giữa các nước tranh giành không gian hay các xác quyết vấn đề đa tầng phức tạp liên hệ đến sự canh tranh tư thế. Hậu quả, số lượng các khẳng quyết vấn đề mà các quốc gia có thể tranh giành ở bất kỳ thời điểm xác định nào có thể có nhiều. Sự phân tích các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam sẽ cho phép khả tính không chỉ rằng Trung Hoa và Việt Nam có thể tham dự vào các loại khác nhau của sự cạnh tranh vấn đề cùng một lúc, mà còn rằng các nước tranh đua có thể tham dự vào các sự bất đồng vấn đề đa tầng phức tạp liên quan đến mỗi loại xung đột trên vấn đề. Như cuộc thảo luận sẽ phát hiện, các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam có thể được tượng trưng như tập trung vào sự tranh giành không gian, tư thế, và căn cước, và Trung Hoa cùng Việt Nam đã tham dự vào các cuộc tranh chấp vấn đề không gian phức tạp và các tranh chấp tư thế phức tạp, đưa dến nhiều sự xác quyết vấn đề nằm dưới sự tranh giành cùng một lúc.
Phần kế tiếp sẽ nhắm vào hai câu hỏi liên hệ. Trước tiên, sự tham dự vào một sự bất đồng trên vấn đề có khuynh hướng trợ lực cho sự phát triển các sự bất đồng trên các vấn đề bổ túc hay không? Nói cách khác, liệu một việc có khuynh hướng dẫn dắt đến việc khác hay không sẽ được khảo sát. Thứ nhì, các vấn đê phức tạp trên lịch trình có khuynh hương đưa đến sự leo thang, tụt thang, hay liệu có mối quan hệ nào giữa số lượng các vấn đề nằm dưới sự tranh giành với mức độ thù nghịch hay không?
Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam
Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970 được khảo sát như trường hợp chính yếu cho sự phân tích vì nhiều lý do. Mặc dù các vấn đề lãnh thổ nằm dưới sự tranh giành giữa Trung Hoa và Việt Nam trong suốt thời kỳ điều nghiên, sự tranh giành trên lãnh thổ không phải là lý do chủ yếu cho Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam. Tác giả Kenny (2002: 53) đề cập đến các sự tuyên xác lãnh thổ như các vấn đề “có tầm quan trọng thứ yêu”, trong khi sự xác định Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh như một sự tranh luận về chính sách cho thấy rằng lãnh thổ không phải là vấn đề trung tâm của sự bất đồng. Bằng chứng hậu thuẫn vì thế sẽ nêu ý kiến rằng cuộc chiến tranh xảy ra do động lực xoắn ốc các vân đề hơn là chỉ đơn thuần là một cuộc chiến tranh do ở tầm gay gắt về lãnh thổ. Hơn nữa, một trường hợp bổ túc sẽ được trình bày một cách vắn tắt (Thái Lan – Việt Nam) để khảo sát rằng liệu các vòng xoắn ốc sự việc trong đó lãnh thổ không phải là một vấn đề gây tranh giành có khuynh hướng dẫn đến sự leo thang và chiên tranh hay không.
Trung Hoa – Việt Nam (cùng với Thái Lan – Việt Nam) là một trường hợp của “sự đối đầu chiến lược” (Thompson 2001). Các đối thủ chiến lược nhìn kẻ kia như các kẻ cạnh tranh và kẻ thù (Colaresi và các tác giả khác 2008: 3-4). Với sự hiện hữu của các nhận thức về kẻ thù giữa các quốc gia đối địch và sự phân loại vấn đề đối tranh được áp dụng trong dự án này, sự cẩn trọng cần phải được thi hành trong việc tổng quát hóa các sự khám phá bên ngoài các trường hợp của sự đối tranh (rivalry). Tuy thế, các cuộc khảo cứu gần đây về sự xung đột về vấn đề đa chiều kich nêu ý kiến rằng điều không phải là khác thường cho các đối thủ tranh cãi nhau trên các vấn đề phức tạp. Tám mươi hai đối thủ chiến lược đã tranh giành nhau trên nhiều hơn một loại vấn đề (các xác quyết về không gian, tư thế, ý thức hệ, và hàng hải) duy nhất (Dryer 2010). 10 Liên quan đến các vân đề địa chính trị (các xác quyết về lãnh thổ, sông ngòi, và hàng hải) tại Tây Bán Cầu và Tây Âu, có 66 trường hợp đối tranh trong đó có các xác quyết trên vấn đề đang tiếp diễn đa tầng phức tạp (Mitchell và Thies 2010). Bằng chứng như thế nêu ý kiến rằng sự tích lũy vấn đề tương đối thông thường giữa các đối thủ quốc tế. Chính vì thế, các sự khám phá từ trường hợp nghiên cứu điển hình có thể được tổng quát hóa đến một số lượng lớn các trường hợp khác về sự đối tranh.
Trường hợp Trung Hoa – Việt Nam (cũng như trường hợp Thái Lan – Việt Nam) cùng cung cấp sự biến thiên liên quan đến các biến số về quyền lợi. Như cuộc thảo luận theo sau sẽ phát hiện, các quan hệ Trung Hoa – Vệt Nam đã biến đổi về số các vấn đề nằm dưới sự tranh cãi. Liệu một sự bất đồng vấn đề đã trợ lực vào sự phát triển các bất đồng bổ túc hay không hay liệu các vấn đề mới xuất hiện độc lập với các bất đồng trước đây, bởi thế, có thể được lượng định hay không. Trong sự liên quan đến mức độ thù nghịch, Trung Hoa và Việt Nam ở trong tình trạng hòa bình với nhau hồi đầu thập niên 1970, trải qua các cuộc đụng độ dọc biên giới hồi giữa thập niên 1970 (không leo thang thành chiến tranh toàn diên), và tham dự vào chiến tranh hồi cuối thập niên 1970, kết quả, Trung Hoa và Việt Nam đã trải qua các thời đại của các mức độ thù nghịch thấp, trung bình và cao, giúp cho việc thực hiện được một cuộc điều tra rằng liệu các mức độ thù nghịch có biến đổi liên quan đến số lượng các vấn đề nằm dưới sự tranh cãi hay không.
Một lý do cuối cùng để khảo sát trường hợp Trung Hoa – Việt Nam vì rằng câu hỏi tại sao Trung Hoa và Việt Nam đã tham dự vào chiến tranh chỉ 4 năm sau sự kết thúc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhì tiếp theo sau các năm hợp tác vững chắc trước đó cấu thành một câu đó thực nghiệm. Như đã ghi nhận nơi phần dẫn nhập, Trung Hoa và Việt Nam có vẻ như là các đồng minh chặt chẽ trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Tìm cách để chứng thực cuộc cách mạng cộng sản của chính mình, Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã tự cam kết với việc ủng hộ các phong trào cách mạng ngoài nước. Sự ủng hộ của Trung Hoa và Liên Bang Sô Viết đã trợ lực cho Bắc Việt trong sự truy tìm của Bắc Việt sự thống nhất quốc gia và sự triệt thoái của Hoa Kỳ. Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam từ 1950 đến 1975 đã được mô tả như một “tình đồng chí mật thiết” (Womack 2006: 164-174). Bất kể các mức độ hợp tác chặt chẽ trước đây, Trung Hoa và Việt Nam đã tham dự vào cuộc chiến tranh năm 1979. Đâu là nguyên do khiến cho các quan hệ biến đổi một cách quyết liệt từ các đồng minh sát cánh thành các đối thủ trong chiến tranh?
Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam trong thập niên 1970 được khảo sát như trường hợp chính yếu cho sự phân tích vì nhiều lý do. Mặc dù các vấn đề lãnh thổ nằm dưới sự tranh giành giữa Trung Hoa và Việt Nam trong suốt thời kỳ điều nghiên, sự tranh giành trên lãnh thổ không phải là lý do chủ yếu cho Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Việt Nam. Tác giả Kenny (2002: 53) đề cập đến các sự tuyên xác lãnh thổ như các vấn đề “có tầm quan trọng thứ yêu”, trong khi sự xác định Các Yếu Tố Tương Liên Của Chiến Tranh như một sự tranh luận về chính sách cho thấy rằng lãnh thổ không phải là vấn đề trung tâm của sự bất đồng. Bằng chứng hậu thuẫn vì thế sẽ nêu ý kiến rằng cuộc chiến tranh xảy ra do động lực xoắn ốc các vân đề hơn là chỉ đơn thuần là một cuộc chiến tranh do ở tầm gay gắt về lãnh thổ. Hơn nữa, một trường hợp bổ túc sẽ được trình bày một cách vắn tắt (Thái Lan – Việt Nam) để khảo sát rằng liệu các vòng xoắn ốc sự việc trong đó lãnh thổ không phải là một vấn đề gây tranh giành có khuynh hướng dẫn đến sự leo thang và chiên tranh hay không.
Trung Hoa – Việt Nam (cùng với Thái Lan – Việt Nam) là một trường hợp của “sự đối đầu chiến lược” (Thompson 2001). Các đối thủ chiến lược nhìn kẻ kia như các kẻ cạnh tranh và kẻ thù (Colaresi và các tác giả khác 2008: 3-4). Với sự hiện hữu của các nhận thức về kẻ thù giữa các quốc gia đối địch và sự phân loại vấn đề đối tranh được áp dụng trong dự án này, sự cẩn trọng cần phải được thi hành trong việc tổng quát hóa các sự khám phá bên ngoài các trường hợp của sự đối tranh (rivalry). Tuy thế, các cuộc khảo cứu gần đây về sự xung đột về vấn đề đa chiều kich nêu ý kiến rằng điều không phải là khác thường cho các đối thủ tranh cãi nhau trên các vấn đề phức tạp. Tám mươi hai đối thủ chiến lược đã tranh giành nhau trên nhiều hơn một loại vấn đề (các xác quyết về không gian, tư thế, ý thức hệ, và hàng hải) duy nhất (Dryer 2010). 10 Liên quan đến các vân đề địa chính trị (các xác quyết về lãnh thổ, sông ngòi, và hàng hải) tại Tây Bán Cầu và Tây Âu, có 66 trường hợp đối tranh trong đó có các xác quyết trên vấn đề đang tiếp diễn đa tầng phức tạp (Mitchell và Thies 2010). Bằng chứng như thế nêu ý kiến rằng sự tích lũy vấn đề tương đối thông thường giữa các đối thủ quốc tế. Chính vì thế, các sự khám phá từ trường hợp nghiên cứu điển hình có thể được tổng quát hóa đến một số lượng lớn các trường hợp khác về sự đối tranh.
Trường hợp Trung Hoa – Việt Nam (cũng như trường hợp Thái Lan – Việt Nam) cùng cung cấp sự biến thiên liên quan đến các biến số về quyền lợi. Như cuộc thảo luận theo sau sẽ phát hiện, các quan hệ Trung Hoa – Vệt Nam đã biến đổi về số các vấn đề nằm dưới sự tranh cãi. Liệu một sự bất đồng vấn đề đã trợ lực vào sự phát triển các bất đồng bổ túc hay không hay liệu các vấn đề mới xuất hiện độc lập với các bất đồng trước đây, bởi thế, có thể được lượng định hay không. Trong sự liên quan đến mức độ thù nghịch, Trung Hoa và Việt Nam ở trong tình trạng hòa bình với nhau hồi đầu thập niên 1970, trải qua các cuộc đụng độ dọc biên giới hồi giữa thập niên 1970 (không leo thang thành chiến tranh toàn diên), và tham dự vào chiến tranh hồi cuối thập niên 1970, kết quả, Trung Hoa và Việt Nam đã trải qua các thời đại của các mức độ thù nghịch thấp, trung bình và cao, giúp cho việc thực hiện được một cuộc điều tra rằng liệu các mức độ thù nghịch có biến đổi liên quan đến số lượng các vấn đề nằm dưới sự tranh cãi hay không.
Một lý do cuối cùng để khảo sát trường hợp Trung Hoa – Việt Nam vì rằng câu hỏi tại sao Trung Hoa và Việt Nam đã tham dự vào chiến tranh chỉ 4 năm sau sự kết thúc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhì tiếp theo sau các năm hợp tác vững chắc trước đó cấu thành một câu đó thực nghiệm. Như đã ghi nhận nơi phần dẫn nhập, Trung Hoa và Việt Nam có vẻ như là các đồng minh chặt chẽ trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Tìm cách để chứng thực cuộc cách mạng cộng sản của chính mình, Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã tự cam kết với việc ủng hộ các phong trào cách mạng ngoài nước. Sự ủng hộ của Trung Hoa và Liên Bang Sô Viết đã trợ lực cho Bắc Việt trong sự truy tìm của Bắc Việt sự thống nhất quốc gia và sự triệt thoái của Hoa Kỳ. Các quan hệ Trung Hoa – Việt Nam từ 1950 đến 1975 đã được mô tả như một “tình đồng chí mật thiết” (Womack 2006: 164-174). Bất kể các mức độ hợp tác chặt chẽ trước đây, Trung Hoa và Việt Nam đã tham dự vào cuộc chiến tranh năm 1979. Đâu là nguyên do khiến cho các quan hệ biến đổi một cách quyết liệt từ các đồng minh sát cánh thành các đối thủ trong chiến tranh?
.
.
.
No comments:
Post a Comment