Nguyễn Trung | Washington , DC
Thứ Năm, 30 tháng 12 2010
Thưa quý vị, khi chương trình ‘Câu chuyện Việt Nam ’ tuần này được phát sóng, chúng ta đã bước qua ngày đầu tiên của năm 2011. Trong năm 2010, qua 48 chương trình đến với quý vị vào tối thứ Bảy hàng tuần, Nguyễn Trung đã chuyển tới quý vị những sự kiện cũng như các nhân vật khác nhau thuộc mọi tầng lớp xã hội nhưng đều có điểm chung là gắn với những câu chuyện liên quan tới Việt Nam. Trong chương trình cuối cùng của năm này, mời quý vị theo dõi Nguyễn Trung điểm lại những chủ đề đã phát trong 12 tháng qua.
Thưa quý vị, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đã trở thành một đề tài làm ‘dậy sóng’ trên trường quốc tế hồi tháng Bảy, sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội về ‘quyền lợi quốc gia’ của Hoa Kỳ trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh hải ở khu vực này.
Nhưng ngay từ đầu năm,Washington đã tỏ rõ sự quan tâm đối với cuộc tranh chấp giữa nhiều nước ở châu Á – Thái Bình Dương này. Một cuộc điều trần về sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông, đã diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ, với sự tham gia của nhiều chuyên gia và các nhà ngoại giao cấp cao.
Trao đổi với VOA, một người tham gia điều trần, Tiến sĩ Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu Henry L. Stimson ở thủ đô Washington, nhận định rằng Bắc Kinh ‘đang ngày càng mạnh bạo’, thậm chí là ‘khiêu khích’, khi khẳng định chủ quyền ở khu vực biển Đông (mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa).
Ông Cronin nói: ‘Tôi nghĩ rằng các tuyên bố của Trung Quốc bấy lâu nay không được thừa nhận theo Công ước Quốc tế về Luật Biển. Phần lớn khu vực biển Nam Trung Hoa là vùng lãnh hải mang tính lịch sử. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở vùng biển trong Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của ViệtNam , Philippines và một số nước khác. Hơn nữa, Trung Quốc đã gây áp lực buộc các công ty dầu mỏ nước ngoài không khai thác tại các lô mà Việt Nam đề nghị họ thăm dò.
Ông Tiến sĩ này nói thêm: 'Bắc Kinh đã nói với các công ty này rằng nếu họ khai thác ở các khu vực mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, họ sẽ không thể hoạt động kinh doanh ở đất nước đông dân nhất thế giới. Theo tôi biết, các công ty này còn được hứa rằng nếu họ không thăm dò ở vùng biển tranh chấp, họ sẽ được cho phép khai thác thêm các lô thuộc lãnh hải Trung Quốc trên vùng biển Nam Trung Hoa. Đó là một áp lực ảnh hưởng tới ViệtNam và các nước khác vì họ không thể khai thác các mỏ dầu khí ở ngoài khơi nếu Trung Quốc chưa cho phép’.
Nhà nghiên cứu Cronin cũng cho rằng ‘việc Bắc Kinh tăng cường hải quân đe dọa tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Nhưng sẽ còn lâu khả năng của Trung Quốc mới có thể thách thức hải quân Hoa Kỳ’.
Trong năm vừa qua, chính quyền đất nước đông dân nhất thế giới tuyên bố rằng Biển Đông là một trong những ‘lợi ích cốt lõi’ của họ như Đài Loan và Tây Tạng. Trả lời Nguyễn Trung, Tiến sĩ Giản Quân Ba thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải, cho rằng tuyên bố đó sẽ dẫn tới ‘chạy đua vũ trang ở châu Á’.
Ông Ba nói: ‘Tôi cho rằng trong khoảng thời gian vài năm tới, xét về một mức độ nào đó, chạy đua vũ trang sẽ gia tăng ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Nhật Bản và các quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có lẽ sẽ tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn nữa với Hoa Kỳ về mặt chính trị. Ngoài ra, ASEAN có thể sẽ đoàn kết nội bộ để hợp nhất hơn trong việc đối phó với Trung Quốc'.
Tiến sĩ họ Giản nói thêm: 'Về lâu dài, tôi cho rằng chính sách cứng rắn hơn của Trung Quốc đối với biển Nam Trung Hoa sẽ mang lại các cuộc đàm phán mang tính xây dựng và thực tế hơn giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng vì thực ra các chính sách mang tính hòa nhã của họ đã dẫn tới quá nhiều xung đột và các căng thẳng tiềm tàng. Một phần bởi vì các nước láng giềng coi Trung Quốc là ‘con hổ giấy’, nên không sẵn lòng tuân theo nguyên tắc ‘gác lại tranh chấp để cùng phát triển’. Nhưng giờ thì họ sẽ phải chú ý tới thái độ và quan điểm của Trung Quốc. Tóm lại, tuyên bố trên của Trung Quốc sẽ gây cẳng thẳng trước mắt, nhưng về lâu về dài, nó sẽ mở đường cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề biển Đông’.
Tuy nhiên, sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố ‘quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ’ trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, báo chí nhà nước Trung Quốc đã không ngớt lời ‘công kích' tuyên bố đó.
Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho ban Việt Ngữ, Đài VOA, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun cho biết, ông không nghĩ là Trung Quốc đã ‘giận dữ’.
Nhưng ngay từ đầu năm,
Trao đổi với VOA, một người tham gia điều trần, Tiến sĩ Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu Henry L. Stimson ở thủ đô Washington, nhận định rằng Bắc Kinh ‘đang ngày càng mạnh bạo’, thậm chí là ‘khiêu khích’, khi khẳng định chủ quyền ở khu vực biển Đông (mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa).
Ông Cronin nói: ‘Tôi nghĩ rằng các tuyên bố của Trung Quốc bấy lâu nay không được thừa nhận theo Công ước Quốc tế về Luật Biển. Phần lớn khu vực biển Nam Trung Hoa là vùng lãnh hải mang tính lịch sử. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở vùng biển trong Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt
Ông Tiến sĩ này nói thêm: 'Bắc Kinh đã nói với các công ty này rằng nếu họ khai thác ở các khu vực mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, họ sẽ không thể hoạt động kinh doanh ở đất nước đông dân nhất thế giới. Theo tôi biết, các công ty này còn được hứa rằng nếu họ không thăm dò ở vùng biển tranh chấp, họ sẽ được cho phép khai thác thêm các lô thuộc lãnh hải Trung Quốc trên vùng biển Nam Trung Hoa. Đó là một áp lực ảnh hưởng tới Việt
Nhà nghiên cứu Cronin cũng cho rằng ‘việc Bắc Kinh tăng cường hải quân đe dọa tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Nhưng sẽ còn lâu khả năng của Trung Quốc mới có thể thách thức hải quân Hoa Kỳ’.
Trong năm vừa qua, chính quyền đất nước đông dân nhất thế giới tuyên bố rằng Biển Đông là một trong những ‘lợi ích cốt lõi’ của họ như Đài Loan và Tây Tạng. Trả lời Nguyễn Trung, Tiến sĩ Giản Quân Ba thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải, cho rằng tuyên bố đó sẽ dẫn tới ‘chạy đua vũ trang ở châu Á’.
Ông Ba nói: ‘Tôi cho rằng trong khoảng thời gian vài năm tới, xét về một mức độ nào đó, chạy đua vũ trang sẽ gia tăng ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Nhật Bản và các quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có lẽ sẽ tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn nữa với Hoa Kỳ về mặt chính trị. Ngoài ra, ASEAN có thể sẽ đoàn kết nội bộ để hợp nhất hơn trong việc đối phó với Trung Quốc'.
Tiến sĩ họ Giản nói thêm: 'Về lâu dài, tôi cho rằng chính sách cứng rắn hơn của Trung Quốc đối với biển Nam Trung Hoa sẽ mang lại các cuộc đàm phán mang tính xây dựng và thực tế hơn giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng vì thực ra các chính sách mang tính hòa nhã của họ đã dẫn tới quá nhiều xung đột và các căng thẳng tiềm tàng. Một phần bởi vì các nước láng giềng coi Trung Quốc là ‘con hổ giấy’, nên không sẵn lòng tuân theo nguyên tắc ‘gác lại tranh chấp để cùng phát triển’. Nhưng giờ thì họ sẽ phải chú ý tới thái độ và quan điểm của Trung Quốc. Tóm lại, tuyên bố trên của Trung Quốc sẽ gây cẳng thẳng trước mắt, nhưng về lâu về dài, nó sẽ mở đường cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề biển Đông’.
Tuy nhiên, sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố ‘quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ’ trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, báo chí nhà nước Trung Quốc đã không ngớt lời ‘công kích' tuyên bố đó.
Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho ban Việt Ngữ, Đài VOA, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun cho biết, ông không nghĩ là Trung Quốc đã ‘giận dữ’.
Ông Yun nói: ‘Tôi không nghĩ là tôi có cùng quan điểm cho rằng Trung Quốc đã ‘giận dữ’, bởi lẽ sau khi vấn đề này được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn An ninh Khu vực và các hội nghị sau đó như Diễn đàn Các bộ trưởng quốc phòng (ADMM+) cũng ở Hà Nội, tôi cho rằng đã có những tiến triển. Lấy ví dụ, khi chúng ta đang nói chuyện ở đây, Trung Quốc đang gặp các quốc gia ASEAN tại Côn Minh trong khuôn khổ của hội nghị Trung Quốc – ASEAN về biển Nam Trung Hoa'.
Nhà ngoại giao này nói thêm: 'Tôi tin rằng việc chúng tôi đề cập tới chủ đề này đã dẫn tới các cuộc họp mang tính đa phương và theo đuổi đường lối giải quyết ngoại giao. Đây là cách thức nên được dùng để giải quyết vấn đề. Chúng tôi nêu lên một vấn đề gây quan ngại đối với chúng tôi và các bên phản ứng bằng cách tổ chức các cuộc họp sau đó. Tôi nghĩ đấy là một dấu hiệu tuyệt vời’.
Trong cuộc phỏng vấn khác dành riêng cho VOA Việt Ngữ, ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách về Nam và Đông Nam Á, nhấn mạnh rằng ‘An ninh biển là một lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ với VN’.
Ông Scher nói: ‘Chúng tôi muốn đảm bảo và chúng tôi đã nói rõ rằng một trong các quyền lợi chính của Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa là vấn đề tự do lưu thông hàng hải, khả năng sử dụng vùng biển chung và quyền luân chuyển trên biển. Chúng tôi muốn bảo đảm rằng chúng tôi có thể sử dụng các khu vực lãnh hải đó để phục vụ cho tự do thương mại, ngoại giao cũng như con người. Đó là một trong các quyền lợi cơ bản và là một trong các mối quan tâm của chúng tôi không chỉ ở khu vực biển Nam Trung Hoa mà còn ở Đông Á và trên toàn cầu’.
Trong khi đó, đánh giá về các hợp đồng mua bán vũ khí kỷ lục giữa Hà Nội và Moscow thời gian qua, ông Stephen Blank, Giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia, tại Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Chiến sự Quân đội Hoa Kỳ, cho rằng ‘Việt Nam gia tăng phòng thủ trước Trung Quốc bằng vũ khí của Nga’.
Trả lời câu hỏi về việc liệu ông có bất ngờ trước các thương vụ khí tài trị giá nhiều tỷ đôla giữa hai nước, ông Blank nói ông ‘không ngạc nhiên’: ‘Nói chung, tôi không thấy có gì đáng ngạc nhiên cả. Lâu nay, Nga đã tăng cường nỗ lực gia tăng thị phần buôn bán vũ khí tại Đông Nam Á. Không bất ngờ khi các nước ở khu vực này tăng cường mua vũ khí, bởi lẽ một số cảm thấy bất an trước tình trạng khủng bố, còn số khác quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc'.
Giáo sư Blank nhận định tiếp: 'ViệtNam rõ ràng lo lắng trước nước láng giềng lớn mạnh. Thêm nữa, Bắc Kinh đã khiến Hà Nội không hài lòng về quan điểm liên quan tới khu vực biển Đông. Việt Nam cũng chứng kiến Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự. Vì thế, chính quyền Hà Nội buộc phải tăng cường tiềm lực quốc phòng. Nhưng họ không chỉ mua vũ khí của Nga’.
Ngoài vấn đề Biển Đông, trong năm 2010, chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách đã nhìn về các khía cạnh khác nhau của mối bang giao Việt – Mỹ khi hai nước đánh dấu 15 năm bình thường hóa quan hệ. ‘Quan hệ quân sự Việt – Mỹ đã tiến một bước dài’; 'Quan hệ Việt - Mỹ có thể chống chọi các bất đồng'; ‘Lòng tin giữa VN và Hoa Kỳ gia tăng rất nhiều’ hay‘Quan hệ Việt – Mỹ phát triển cả về chiều sâu và bề rộng’ là những ý kiến của các giới chức cả Việt Nam và Hoa Kỳ khi trả lời chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ về quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù trong hơn mười năm qua.
Sau khi tham gia cuộc đối thoại lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng giữa ở Hà Nội ông Andrew Shapiro, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về chính trị và quân sự, nhận xét rằng cuộc đối thoại ‘có ý nghĩa hơn nữa trong bối cảnh Hoa Kỳ và Việt Nam sắp chính thức kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ’.
Ông Shapiro nói: ‘Lễ kỷ niệm này là một cơ hội hiếm có để hai bên ngồi lại thảo luận mối quan hệ hợp tác trên mọi cấp độ giữa chính phủ hai nước nhằm tìm ra các tiến bộ đã đạt được trong 15 năm qua và các vấn đề trọng tâm cho các hợp tác trong tương lai. Cuộc đối thoại chính trị và quân sự chỉ là một trong nhiều lĩnh vực hợp tác giữa Hoa Kỳ và ViệtNam ’.
Nhận định về các thách thức, ông Scot Marciel, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương (Hiện là Đại sứ Hoa Kỳ tại Indonesia), tán đồng quan điểm cho rằng tình trạng nhân quyền ‘có thể khiến tiến bộ về một số lĩnh vực trở nên khó khăn hơn’ trong mối bang giao giữa hai nước.
Ông đánh giá: ‘Dĩ nhiên tình trạng nhân quyền cùng quan ngại về các vấn đề liên quan ở ViệtNam chắc chắn ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước. Có lẽ đây cũng là vấn đề làm chậm tốc độ phát triển mối bang giao giữa hai quốc gia hơn so với tiềm năng. Ngoài ra, vấn đề này có thể ảnh hưởng tới thương mại giữa hai nước vì bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giữa hai quốc gia cần phải được Quốc hội của chúng tôi thông qua, và đôi khi họ nêu lên quan ngại về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Ngoài ra còn có các vấn đề khác nữa như khi chúng ta xem xét về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences) thì yếu tố nhân quyền không đóng vai trò lớn, nhưng các vấn đề như quyền lao động sẽ được xem xét theo như yêu cầu của luật pháp’.
Thưa quý vị, năm qua, một chủ đề từng dẫn tới các cuộc tranh luận sôi nổi đó là việc dân biểu gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Hoa Kỳ, ông Cao Quang Ánh khước từ đề nghị đối thoại ‘cởi mở và thẳng thắn’ từ chính phủ Việt Nam. Ông Ánh cũng nêu ra một số yêu cầu và bước đi cụ thể để Hà Nội ‘chứng tỏ thiện chí’, trước khi đồng ý tiếp xúc.
Trước đó, phát biểu với báo giới hải ngoại sau khi về nước sau chuyến công du, ông Ánh từng cho biết ông ‘hãnh diện vì là một người Việt’.
Dân biểu này nói: 'Lúc tôi tới ViệtNam thì nói chung tâm trạng của tôi rất vui vẻ vì tôi được về tới nước Việt của bố, mẹ, và là nơi tôi đã sinh sống trong tám năm đầu tiên. Tôi hãnh diện vì tôi là một người Việt. Và nói chung, lúc tôi ngồi xuống nói chuyện với những người trong chính quyền Việt Nam với tư cách là một dân biểu của chính phủ Mỹ, đó là một điều đặc biệt, và là một lợi thế tôi đã sử dụng để nói lên các vấn đề như tự do tôn giáo, và nhân quyền'.
Ngoài các vấn đề chính trị, còn nhiều chủ đề khác về xã hội như đời sống công nhân lao động, cuộc sống nơi xứ người của các cô dâu Việt hay những chuyến về nguồn của những em bé trong các chiến dịch không vận cô nhi ‘Operation babylift’, đã được chuyển tới quý vị trong năm qua.
Về kinh tế, trả lời Nguyễn Trung trong những ngày cuối năm, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng ‘lòng tin của người dân Việt Nam đã giảm sút nhiều’ trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhiều biến động trong năm 2010.
Kinh tế gia này nói: ‘Đời sống của người lao động rất là khó khăn, nhất là những người làm công ăn lương, vì mức lương không tăng lên tương xứng. Tôi đã gặp những người lao động thu nhập thấp. Hiện nay họ chuyển từ một ngày ăn ba bữa thành ăn hai bữa thôi. Họ chỉ ăn bữa sáng và bữa tối ở nhà. Còn bữa trưa khi họ đi làm, thì thường bây giờ họ nhịn. Họ không ăn gì thêm. Đặc biệt là những em sinh viên nghèo ở nông thôn mà đang học đại học ở các thành phố, khi gặp tôi, thì đã trình bày rằng các em rất là khó khăn. Và tôi nghĩ rằng tình hình khó khăn đó rất đúng đối với người nào mà bị mắc bệnh, phải đi chữa’.
Nguyễn Trung xin mượn lời của Alexandria Huỳnh, người được ba trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, trong đó có Harvard, trao học bổng toàn phần để làm tiến sĩ về miễn dịch học, để làm lời kết chương trình ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.
Nữ sinh người Mỹ gốc Việt 17 tuổi từng chia sẻ, xin trích, ‘nói có vẻ sáo rỗng, nhưng nếu một khi bạn quyết tâm hết sức để thực hiện một điều gì đó mình yêu thích, bạn có thể làm mọi điều. Có thể bạn không phải là người xuất sắc nhất, nhưng nếu bạn nỗ lực không mệt mỏi vì một mục tiêu nào đó, bạn có thể đạt được bất kỳ điều gì’.
Nhân đây, Nguyễn Trung xin được cám ơn quý vị luôn lắng nghe, đón đọc và gửi ý kiến đóng góp cho chương trình ‘Câu chuyện Việt Nam’ phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần cũng như được đăng tải trên trang web của Ban Việt Ngữ, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ở địa chỉ www.voatiengviet.com. Trước khi kết thúc chương trình, Nguyễn Trung xin chúc quý vị một năm mới nhiều sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc. Mong quý vị tiếp tục đồng hành với Nguyễn Trung trong năm mới 2011. Xin chào và hẹn gặp lại.
.
Nhà ngoại giao này nói thêm: 'Tôi tin rằng việc chúng tôi đề cập tới chủ đề này đã dẫn tới các cuộc họp mang tính đa phương và theo đuổi đường lối giải quyết ngoại giao. Đây là cách thức nên được dùng để giải quyết vấn đề. Chúng tôi nêu lên một vấn đề gây quan ngại đối với chúng tôi và các bên phản ứng bằng cách tổ chức các cuộc họp sau đó. Tôi nghĩ đấy là một dấu hiệu tuyệt vời’.
Trong cuộc phỏng vấn khác dành riêng cho VOA Việt Ngữ, ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách về Nam và Đông Nam Á, nhấn mạnh rằng ‘An ninh biển là một lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ với VN’.
Ông Scher nói: ‘Chúng tôi muốn đảm bảo và chúng tôi đã nói rõ rằng một trong các quyền lợi chính của Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa là vấn đề tự do lưu thông hàng hải, khả năng sử dụng vùng biển chung và quyền luân chuyển trên biển. Chúng tôi muốn bảo đảm rằng chúng tôi có thể sử dụng các khu vực lãnh hải đó để phục vụ cho tự do thương mại, ngoại giao cũng như con người. Đó là một trong các quyền lợi cơ bản và là một trong các mối quan tâm của chúng tôi không chỉ ở khu vực biển Nam Trung Hoa mà còn ở Đông Á và trên toàn cầu’.
Trong khi đó, đánh giá về các hợp đồng mua bán vũ khí kỷ lục giữa Hà Nội và Moscow thời gian qua, ông Stephen Blank, Giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia, tại Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Chiến sự Quân đội Hoa Kỳ, cho rằng ‘Việt Nam gia tăng phòng thủ trước Trung Quốc bằng vũ khí của Nga’.
Trả lời câu hỏi về việc liệu ông có bất ngờ trước các thương vụ khí tài trị giá nhiều tỷ đôla giữa hai nước, ông Blank nói ông ‘không ngạc nhiên’: ‘Nói chung, tôi không thấy có gì đáng ngạc nhiên cả. Lâu nay, Nga đã tăng cường nỗ lực gia tăng thị phần buôn bán vũ khí tại Đông Nam Á. Không bất ngờ khi các nước ở khu vực này tăng cường mua vũ khí, bởi lẽ một số cảm thấy bất an trước tình trạng khủng bố, còn số khác quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc'.
Giáo sư Blank nhận định tiếp: 'Việt
Ngoài vấn đề Biển Đông, trong năm 2010, chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách đã nhìn về các khía cạnh khác nhau của mối bang giao Việt – Mỹ khi hai nước đánh dấu 15 năm bình thường hóa quan hệ. ‘Quan hệ quân sự Việt – Mỹ đã tiến một bước dài’; 'Quan hệ Việt - Mỹ có thể chống chọi các bất đồng'; ‘Lòng tin giữa VN và Hoa Kỳ gia tăng rất nhiều’ hay‘Quan hệ Việt – Mỹ phát triển cả về chiều sâu và bề rộng’ là những ý kiến của các giới chức cả Việt Nam và Hoa Kỳ khi trả lời chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ về quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù trong hơn mười năm qua.
Sau khi tham gia cuộc đối thoại lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng giữa ở Hà Nội ông Andrew Shapiro, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về chính trị và quân sự, nhận xét rằng cuộc đối thoại ‘có ý nghĩa hơn nữa trong bối cảnh Hoa Kỳ và Việt Nam sắp chính thức kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ’.
Ông Shapiro nói: ‘Lễ kỷ niệm này là một cơ hội hiếm có để hai bên ngồi lại thảo luận mối quan hệ hợp tác trên mọi cấp độ giữa chính phủ hai nước nhằm tìm ra các tiến bộ đã đạt được trong 15 năm qua và các vấn đề trọng tâm cho các hợp tác trong tương lai. Cuộc đối thoại chính trị và quân sự chỉ là một trong nhiều lĩnh vực hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt
Nhận định về các thách thức, ông Scot Marciel, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương (Hiện là Đại sứ Hoa Kỳ tại Indonesia), tán đồng quan điểm cho rằng tình trạng nhân quyền ‘có thể khiến tiến bộ về một số lĩnh vực trở nên khó khăn hơn’ trong mối bang giao giữa hai nước.
Ông đánh giá: ‘Dĩ nhiên tình trạng nhân quyền cùng quan ngại về các vấn đề liên quan ở Việt
Thưa quý vị, năm qua, một chủ đề từng dẫn tới các cuộc tranh luận sôi nổi đó là việc dân biểu gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Hoa Kỳ, ông Cao Quang Ánh khước từ đề nghị đối thoại ‘cởi mở và thẳng thắn’ từ chính phủ Việt Nam. Ông Ánh cũng nêu ra một số yêu cầu và bước đi cụ thể để Hà Nội ‘chứng tỏ thiện chí’, trước khi đồng ý tiếp xúc.
Trước đó, phát biểu với báo giới hải ngoại sau khi về nước sau chuyến công du, ông Ánh từng cho biết ông ‘hãnh diện vì là một người Việt’.
Dân biểu này nói: 'Lúc tôi tới Việt
Ngoài các vấn đề chính trị, còn nhiều chủ đề khác về xã hội như đời sống công nhân lao động, cuộc sống nơi xứ người của các cô dâu Việt hay những chuyến về nguồn của những em bé trong các chiến dịch không vận cô nhi ‘Operation babylift’, đã được chuyển tới quý vị trong năm qua.
Về kinh tế, trả lời Nguyễn Trung trong những ngày cuối năm, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng ‘lòng tin của người dân Việt Nam đã giảm sút nhiều’ trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhiều biến động trong năm 2010.
Kinh tế gia này nói: ‘Đời sống của người lao động rất là khó khăn, nhất là những người làm công ăn lương, vì mức lương không tăng lên tương xứng. Tôi đã gặp những người lao động thu nhập thấp. Hiện nay họ chuyển từ một ngày ăn ba bữa thành ăn hai bữa thôi. Họ chỉ ăn bữa sáng và bữa tối ở nhà. Còn bữa trưa khi họ đi làm, thì thường bây giờ họ nhịn. Họ không ăn gì thêm. Đặc biệt là những em sinh viên nghèo ở nông thôn mà đang học đại học ở các thành phố, khi gặp tôi, thì đã trình bày rằng các em rất là khó khăn. Và tôi nghĩ rằng tình hình khó khăn đó rất đúng đối với người nào mà bị mắc bệnh, phải đi chữa’.
Nguyễn Trung xin mượn lời của Alexandria Huỳnh, người được ba trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, trong đó có Harvard, trao học bổng toàn phần để làm tiến sĩ về miễn dịch học, để làm lời kết chương trình ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.
Nữ sinh người Mỹ gốc Việt 17 tuổi từng chia sẻ, xin trích, ‘nói có vẻ sáo rỗng, nhưng nếu một khi bạn quyết tâm hết sức để thực hiện một điều gì đó mình yêu thích, bạn có thể làm mọi điều. Có thể bạn không phải là người xuất sắc nhất, nhưng nếu bạn nỗ lực không mệt mỏi vì một mục tiêu nào đó, bạn có thể đạt được bất kỳ điều gì’.
Nhân đây, Nguyễn Trung xin được cám ơn quý vị luôn lắng nghe, đón đọc và gửi ý kiến đóng góp cho chương trình ‘Câu chuyện Việt Nam’ phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần cũng như được đăng tải trên trang web của Ban Việt Ngữ, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ở địa chỉ www.voatiengviet.com. Trước khi kết thúc chương trình, Nguyễn Trung xin chúc quý vị một năm mới nhiều sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc. Mong quý vị tiếp tục đồng hành với Nguyễn Trung trong năm mới 2011. Xin chào và hẹn gặp lại.
.
.
.
No comments:
Post a Comment