Saturday, December 4, 2010

Ở NHIỀU NƯỚC, BLOGGER BỊ ĐÁNH ĐỒNG VỚI KẺ PHẢN QUỐC (Sergei Balmasov)

Đăng bởi anhbasam on 04/12/2010

“Báo Đảng” thứ thiệt đây! Cơ quan ngôn luận của ĐCS Liên Xô, nay thuộc ĐCS Nga
PRAVDA (SỰ THẬT)
Ở nhiều quốc gia hoạt động blog bị đánh đồng với tội phản quốc

Một blogger có thể bị coi là tội phạm ngay cả khi không công kích các nhà chức trách nước mình. Bất cứ biểu hiện lỡ mồm nào hay một lời bình luận ngoài lề nào cũng có thể đủ hứng chịu. Đây là một đặc điểm khác thường của các thể chế độc đoán vốn coi Internet như là một mối đe doạ đối với sự sống còn của họ. Người dân có thể nói mọi điều mà họ muốn trên blog của mình, và những quan điểm của họ có thể không phải lúc nào cũng đồng nhất với quan điểm chính thống của một chính phủ nào đó.
Ngày 5-5-2009

Các chính phủ đưa ra những biện pháp đề phòng nhằm chống lại các nhà báo mạng trực tuyến. Uỷ ban Bảo vệ các Nhà báo đã cho công bố danh sách mười quốc gia đã có những nỗ lực kiểm soát Internet, đặc biệt là các blogger. Bản danh sách đen bao gồm bốn quốc gia Ả rập và một nước cộng hòa trong Liên bang Sô Viết trước đây.
Myanmar (Burma) đứng thứ nhất trong danh sách. Iran, Syria, Cuba, Saudi Arabia, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenisstan (thuộc Liên Xô cũ) và Ai Cập nối tiếp theo sau quốc gia khét tiếng này.

Các nhà chức trách Cuba đã bỏ tù ít nhất 20 blogger. Số lượng blogger có nhận thức phóng khoáng song vẫn bị bỏ tù ở Trung Quốc đã lên tới 24 người. Các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế nói rằng Uzbekistan, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cũng có thể bị đưa vào danh sách nêu trên.

Số những người lướt web trên Internet ở Myanmar chiếm chưa tới 1% dân số cả nước. Các công dân của quốc gia này thậm chí không thể mơ tưởng có được một đường truyền tới mạng toàn cầu từ nhà mình. Internet có sẵn tại vài quán cà phê ở những thành phố lớn. Không cần phải nói thì ai cũng biết rằng các nhà chức trách giám sát hoàn toàn hoạt động của các quán cà phê trong các thành phố lớn. Có một cơ quan cảnh sát đặc biệt ở nước này chuyên rà tất cả những tin nhắn qua thư điện tử [email message] mà người dân gửi đi.
Nếu như có ai đó ở Myanmar mua một chiếc máy tính cá nhân, anh ta hoặc chị ta sẽ phải có thiết bị được đăng ký. Nếu không thì kẻ may mắn đó sẽ phải đối diện 15 năm rất buồn thảm trong các nhà tù Miến Điện[Myanmar].
Chính phủ Myanmar không cho phép dân chúng truy cập vào bất cứ trang web nào mà họ muốn. Các nhà chức trách dành sự chú ý đặc biệt đến những nguồn tin tức nước ngoài, bao gồm những nguồn thông tin thuộc loại chống đối. Các nhà chức trách địa phương đã bỏ tù hai blogger mà không có lý do đặc biệt nào.

Nhiều người có lẽ còn nhớ rằng đất nước này đã phải chịu đựng sự tấn công tàn phá của Cơn bão Nargis một năm trước. Cơn bão đã cướp đi sinh mạng khoảng 35.000 người và hủy hoại nhiều nhà cửa tài sản.
Các nước khác đã đưa ra đề nghị giúp đỡ Myanmar. Quá ngạc nhiên, chính phủ Myanmar đã từ chối những đề nghị bất chấp thực tế là nước này cần sự giúp đỡ khẩn cấp. Một blogger, được biết đến qua biệt danh trên màn hình là Zarganar, đã cho đăng một lời phản đối trên nhật ký trực tuyến của mình và đưa lên một đoạn phim video về hậu quả của cơn bão. Hành động đó đã làm cho anh ta nổi tiếng khắp thế giới, đúng hơn là người bị hành hạ nổi tiếng. Blogger này đã bị kết án 59 năm tù về việc đã phân phát những thông tin vu khống và gây nên thiệt hại nặng nề cho đất nước Miến Điện.

Không ai ở Myanmar lại ngạc nhiên về những tin tức đó. Phe đối lập trong nước nói rằng sẽ là đặc biệt nguy hiểm cho một blogger ở nước này bởi vì nó làm cho một con người trở thành kẻ phản kháng công khai chống lại chế độ hiện hữu.

Một blogger khác, anh Nay Phone Latt, vào năm 2008 đã bị kết án tù giam hơn 20 năm khi đưa lên mạng những tài liệu chứng thực những hành động tàn bạo mà chính phủ đã thực hiện để chống lại các thành viên của cuộc nổi loạn quy mô năm 2007.

Thật đáng để lưu ý rằng bản danh sách được đề cập ở trên không bao gồm Bắc Triều Tiên, quốc gia nầy rõ ràng có thể đứng trong số ba quốc gia bí ẩn nhất trên thế giới. Chắc chắn Uỷ ban Bảo vệ các Nhà báo đã lập luận rằng Internet là thứ xa xỉ không thể được cho phép ở Bắc Triều Tiên. Sử dụng Internet ở Bắc Triều Tiên là thứ đặc quyền tuyệt đối của vài chục công dân trong hàng ngũ quan chức hàng đầu của nước này.

Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
.
.
.

No comments: