The Voice of Russia
4.12.2010, 11:06
Với sự hỗ trợ của các đồng minh gần gũi nhất, Hoa Kỳ đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới tại khu vực Viễn Đông. Giới chuyên viên quân sự đánh giá như vậy về loạt tập trận quy mô ở khu vực Đông Bắc Á.
Lần đầu tiên trong mấy chục năm qua, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ mở rộng hoạt động quân sự với quy mô lớn như vậy. Mới đây đã kết thúc cuộc tập trận hải quân của Mỹ và Hàn Quốc nhằm chống CHDCND Triều Tiên và cả chống Trung Quốc. Theo tin của Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc, trước cuối năm nay, ở vùng biển Hoàng hải lực lượng hải quân hai nước sẽ tiến hành một cuộc tập trận nữa. Như dự định, các đơn vị lính thủy đánh bộ sẽ tập luyện đổ bộ trên bờ phía Tây ở vùng Hoàng hải, tức là sát gần biên giới Trung Quốc.
Đã giới thiệu kế hoạch tổ chức loạt cuộc tập trận quân sự quy mô ở phía Nam quần đảo Nhật Bản. Tham gia hoạt động này sẽ có các binh chủng lực lượng phòng vệ Nhật Bản, còn từ phía Mỹ có các đơn vị lính thủy đánh bộ, không quân cũng như các tàu chiến của Hạm đội 7, kể cả hàng không mẫu hạm nguyên tử “George Washington”. Theo kịch bản tập trận, lực lượng hải quân phải bảo vệ các hòn đảo xa xôi. Ở đây nói về quần đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đảo và luôn coi là lãnh thổ của CHND Trung Hoa. Sau đó, các đơn vị bộ binh Nhật và lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ tập luyện đối tác trên địa bàn các tỉnh phía Nam Nhật Bản, là địa bàn đối diện với các tỉnh phía Đông Trung Quốc. Báo “Nikkei” của Nhật Bản viết rằng, mục đích của cuộc tập trận quy mô lớn nhất trong thời gian hậu chiến là gây sức ép không chỉ với Bắc Triều Tiên mà cả với Trung Quốc. Theo ý kiến của Washington và Tokyo, thời gian gần đây Bắc Kinh thể hiện độ hoạt tính cao trong hành động hải quân ở vùng biển này.
Bản thân Hoa Kỳ đang biến căn cứ quân sự trên đảo Guam thành tiền đồn chính ở phía Tây Thái Bình Dương. Chẳng hạn, Mỹ đang xây dựng ụ tàu mới có khả năng tiếp nhận tàu sân bay, thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa, mở rộng sân bay. Đường lối chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có mục đích giành ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực quân sự. Đó là ý kiến của chuyên viên Vadim Kozyulin, Viện các vấn đề địa chính trị. Ông Kozyulin nói: “Mỹ coi vùng lãnh thổ xung quanh Trung Quốc là khu vực lợi ích an ninh quốc gia của họ. Mỗi khi Washington gọi sự cố này hay sự cố khác là mối nguy cơ đe dọa các căn cứ Mỹ, thì đều có phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh, vì các sự kiện đó diễn ra sát gần biên giới Trung Quốc. Không loại trừ khả năng là mối quan hệ giữa hai nước sẽ bị ảm đạm bởi đợt căng thẳng mới do những bất đồng trong lĩnh vực này”.
Đồng thời, Washington cũng không muốn Bắc Kinh cắt đứt liên hệ quân sự song phương mỗi khi Trung Quốc tỏ ra không hài lòng với bước đi này hay bước đi khác của Hoa Kỳ. Ngày 1 tháng 12, đô đốc Michael Mallen, Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Mỹ đã tuyên bố như vậy. Đô đốc Mallen cho rằng, việc sớm khôi phục liên hệ quân sự với Trung Quốc sẽ giúp cho hai bên hiểu thấu ý muốn chiến lược của nhau. Còn hiện nay thì Washington đang tìm cách lý giải cho vấn đề: vì sao Bắc Kinh bắt tay thực hiện chương trình thiết kế các loại vũ khí, có giả thiết nhằm chống lại Mỹ. Đô đốc Mallen nêu câu hỏi một cách hùng biện: "Trung Quốc gia tăng tiềm lực quân sự, phải chăng là để đối phó với Hoa Kỳ ?”
.
.
.
No comments:
Post a Comment