Sunday, December 5, 2010

NỘI QUY CƠ QUAN hay là LUẬT RỪNG (Đỗ Việt Khoa)

Đỗ Việt Khoa
Đăng ngày: 11:37 04-12-2010

Hiện nay, trong hầu hết các cơ quan đơn vị từ tư nhân tới nhà nước đều tự treo bảng NỘI QUY, hoặc Quy chế nội bộ. Không ít nội quy có chứa các điều cấm lạ luật.
     Nơi thì cấm nhân viên tiếp xúc trả lời báo chí, viện cớ làm lộ bí mật cơ quan.
     Nơi thì cấm Đảng viên thông tin nội dung cuộc họp cho người ngoài Đảng biết, viện cớ lộ bí mật của Đảng.
     Sở GD ĐT Hải Phòng tháng 10.2010 định cấm HS ghi âm trong trường học sau vụ ghi âm cô giáo chửi học trò 18 phút.
     Liên tục có các vụ nhà báo bị cảnh sát, bị cán bộ, thậm chí bị người dân tịch thu máy ghi âm ghi hình, viện cớ nội quy (miệng) nơi này cấm thế.
     Hôm thứ ba ngày 29-11-2010, phó chánh án toà án huyện Lục Nam - Bắc Giang đã lệnh cho thẩm phán, thư ký và bảo vệ xông ra giữ người để khám túi thu giữ máy ảnh của nguyên đơn trong 1 buổi hoà giải tại toà vì nguyên đơn có dùng máy ảnh chụp lại biển hiệu. Không biết theo Nội quy nào của toà án mà họ làm như vậy.
     Nội quy của trường THPT Vân Tảo, Hà Nội có điều cấm giáo viên chụp ảnh ghi âm quay phim trong cơ quan. GV dạy học máy chiếu không đăng ký trước thì bị phạt 100 điểm (tức là sẽ bị xếp loại không hoàn thanh nhiệm vụ).
    Ngày khai giảng 4.9.2010, 1 em học sinh bị tịch thu máy ảnh mini và đình chỉ học vì lý do "mang máy ảnh tới trường chụp ảnh chưa xin phép nhà trường".

     Lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc cái sự biết làm ngơ, ra vẻ không thèm chấp của nhiều người, lãnh đạo các cơ quan thường xuyên tạc luật bằng cách đưa thêm vào bảng nội quy đó nhiều điều khoản theo ý riêng mình. Thế là nội quy đã trở thành 1 luật riêng, hạn chế quyền con người, vi phạm pháp luật. Nhưng nó vẫn ngang nhiên tồn tại và trở thành thứ LUẬT RỪNG, được mọi người mặc nhiên chấp nhận.
      Kiểu luật rừng này có tác dụng phòng hộ, che chắn cho các hành vi phạm luật  trong cơ quan. Thế nên nó được lãnh đạo cơ quan tận dụng triệt để, sáng tạo ra nhiều điều khoản không hề có trong các văn bản pháp luật.
     Hỏi thì họ cãi: Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, cho nên cơ quan phải có luật lệ riêng là đương nhiên.
     Tác hại của Quy chế nội bộ - luật rừng đó  không hề nhỏ.
- Nó bóp chết dân chủ. Quyền con người dù được phát luật bảo vệ thì nay bị lãnh đạo cơ quan tước đoạt.
- Nó làm mất đi cơ hôi thu thập tài liệu chứng cớ để tố cáo, xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực và các tệ nạn XH.
- Nó sẽ là tiền lệ kinh nghiệm ma xó cho các thế hệ lãnh đạo kế cận vận dụng làm công cụ bảo vệ quyền lợi của bọn tham quan.
- Mỗi cấp mỗi địa phương sẽ sinh ra những luật riêng, làm mất tính thống nhất của hệ thống pháp luật trên cả nước. Thế là tệ 12 xứ quân tự nó xuất hiện.
- Vận dụng mang về gia đình  hoặc cơ quan khác để  sinh ra luật rừng và  lệ rừng khác.
     Nhiều tỉnh, sở, huyện, xã, thôn xóm cũng ra quy chế riêng theo kiểu phép vua thua lệ làng.
     Mới đây Sở Thông tin TT DL Hà Nội thì có hẳn chỉ đạo cấm Internet sau 23h, thậm chí Đà Nẵng thì cấm Internet sau 22h, trong khi thông tư của Bộ chủ quản chỉ cấm sau 24h. Có luật sư đã cảnh báo các Sở này có thể bị khởi kiện vì phạm luật.
     TPHCM và  Hà Nội lại muốn có luật riêng của mình: Đặt ra mức phạt hành chính đối với vi phạm giao thông cao hơn luật định, hay dự định cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố.
     Nhiều thôn xã ở nông thôn thì bị ép buộc người nông dân phải đóng góp các khoản tiền trái phép, nếu không thì sẽ không được đóng dấu hay cấp phát các loại giấy tờ chứng nhận.
     Ở cấp gia đình thì thấy có lệ cấm nói chuyện khi ăn, cấm cãi cha mẹ, cấm giao du, cấm yêu, cấm khóc, cấm cười....
      Ra đường thì có lệ cấm nhìn đểu.
      Qúa nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội, chính trị hiện nay được chi phối bằng những luật lệ không có trong quy định của luật pháp. Gọi đó là luật rừng cũng không sai.
      Có nơi có lúc luật rừng còn được nâng tầm thành những khẩu hiệu rừng.
      Môi trường giáo dục là nơi có nhiều kiểu cấm đoán hơn cả. Điều này đi ngược với mục tiêu đào tạo ra con người có hiểu biết và tôn trọng pháp luật.


Khẩu hiệu ...rừng của trường THPT Vân Tảo. Chữ vàng trên nền đỏ là vi phạm pháp lệnh về biển hiệu quảng cáo. Thương hiệu 4 năm nay của trường là một ngôi trường gian dối lừa đảo, là chỗ trũng trong tuyển sinh: Đầu vào thường đứng cuối cùng trong tổng số104 trường của Hà Nội- Tuyển sinh cả thí sinh điểm thi 0.25 điểm/bàithi. Phải tuyển sinh nguyện vọng 3 toàn thành phố HN mà vẫn không đủ chỉ tiêu.

     Tóm lại:
NỘI QUY CƠ QUAN XUYÊN TẠC CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LÀ VĂN BẢN PHẠM PHÁP, LÀ THỨ LUẬT LỆ RỪNG CẦN PHẢI BÃI BỎ.
     Mới đây, thượng tướng bộ công an Lê Thế Tiệm khẳng định chụp ảnh là quyền của người dân, hành vi công an tịch thu máy ảnh của dân là sai. Tuy nhiên liệu có bao nhiêu công an, cán bộ công chức biết phân biệt đúng sai pháp luật như vậy?
    Tiếc rằng hiếm khi thấy cơ quan chức năng can thiệp. Lại càng rất ít người trong cơ quan lên tiếng ngăn chặn những thứ luật lệ rừng đó.
     Cho nên luật rừng còn tồn tại dài dài và gây tác hại dài dài.
.
.
.

No comments: