VI ANH
Việt Báo Thứ Tư, 12/8/2010, 12:00:00 AM
Julian Assange người chủ trương trang Wikileaks đã nhơn danh nguyên tắc minh bạch truyền thông để công bố ba lần, hàng triệu tài liệu kín, mật về chiến tranh Iraq, Afghanistan và ngoại giao toàn cầu của Mỹ trên Internet. Truyền thông lại được dịp thừa mứa đề tài. Dân chúng thoả mãn tánh hiếu kỳ, ngạc nhiên, buồn cười như khi đọc tờ báo lá cải phanh phui những người thuộc «phương diện quốc gia » nói năng «bình dân» như dân dao búa. Nhưng sự hiểu biết thông thường của con người bình thường trong xã hội không thể không suy nghĩ về sự minh bạch tuyệt đối, minh bạch với bất cứ giá nào trong thế giới vạn vật vô thường và tương đối này.
Một, không có gì tuyệt đối trong cõi ta bà vô thường và vạn vật tương đối này. Chánh quyền trong những trường họp vì quyền lợi quốc gia, sinh mạng tài sản nhân dân có nhiệm vụ phải giữ kín hay bảo mật. Một học sinh tiểu học cũng biết việc bảo mật của nhà nước rất cần trong bang giao, ngoại giao. Nếu các lãnh đạo quốc gia, ngoại trưởng, sứ thần, nhà ngoại giao không có những cuộc vận động, thảo luận trong vòng kín đáo thì thế giới này đâu có mật đàm, hội nghị kín hay công khai, thoả hiệp, hiệp ước. Đại đa số các sáng kiến của các quyết định lớn xuất phát từ sau những phòng cửa đóng kín, gặp gỡ riêng tư.
Ý thức sâu sắc quyển lợi quốc gia dân tộc, khi làm nhiệm vụ thông tin, nghị luận các cơ quan truyền thông đâu có đụng gì nói nấy, gặp đâu nói đó. Nhà báo nào cũng có trách nhiệm với độc giả vì sống là sống với người khác. Nhà báo nào cũng có quốc tịch, quốc gia dân tộc của mình . Nên không thiếu những cơ quan truyền thông qui mô như New York Times, Washiungton Post, Le Monde, Figaro, truyền hình CNN từng thương thảo với những giới chức thầm quyền để rút ra khỏi bản tin những yếu tố đính líu đến an ninh quốc gia hay sinh mạng tài sản của người này hay người khác.
Nhưng người quá lý tưởng đến hoang tưởng, vô chánh phủ cho đó là nhượng bộ và phê bình chỉ trích. Nhưng những người đó sai lầm. Trong một môi trường đầy dẫy những xung đột, đụng chạm, quan hệ chồng chéo nhau như mặt trận ngoại giao, nhà nước có những việc không thể làm việc dưới cái nhìn thường trực và toàn bộ của công luận và dư luận được.
Văn minh Nhân Loại bảo vệ sư riêng tư cá nhân của Con Người, thì Nhà Nước là pháp nhân cũng có những bí mật cần phải giữ. Ngay trong những chế độ dân chủ cởi mở nhứt, thiết tha với nhân quyền nhứt, người ta cũng cần nhà nước và cho nhà nước có một số quyền bảo vệ bí mật như cá nhân bảo vệ sự riêng tư vậy. Tất cả các nước trên thế giới vì quyền lợi quốc gia dân tộc chấp nhận quyền bảo mật. Hiến pháp, luật pháp, qui định cơ quan qui định thời gian nhà nước bảo mật và giải mật cho công chúng.
Trở lại vụ Wikileaks, thật là một nghịch lý, cần đặt một dấu hỏi lớn tại sao Wikileaks chỉ phanh phui hồ sơ mật của những chế độ dân chủ mà để một bên các chế độ độc tài kín bưng và đàn áp.
Và thật là một an ủi khi thấy những nhà ngoại giao Mỹ như tai mắt khắp nơi của nước Mỹ, báo cáo những điều nghe thấy cho trung ương rất trung thực để trung ương là trái tim, khối óc của nước Mỹ tùy nghi sử dụng.
Hai, những phanh phui của Wikileaks không phải, không thế là những tin tức báo chí. Đồng ý báo chí không thể nào bỏ qua một khối lượng tài liệu như vậy. Nhưng khai thác thành tin tức đúng nghĩa, thí báo chí như Le Monde của Pháp và
Thông thường nhà báo có nhiêm vụ nghề nghiệp và có nhu cầu khai thác tin tức khi thấy nhà nước hay thế lực mạnh nào đó muốn dàn dựng, vo tròn bóp méo công luận hay gây một tội lỗi nào đó, thì nhà báo làm mọi cách để phanh phui vì đệ tứ quyền là giám sát và cân bằng quyền hành của nhà nước.
Nhưng không một báo cáo nào trong số 250,000 báo cáo ngoại giao của Mỹ mà Wikileaks tiết lộ chứng tỏ có một tội phạm nào đó. Không có nhiệm vụ nào đòi hỏi nhà báo phải phổ biến những tài liệu ăn cắp mà một số sự kiện bên trong không bất hợp pháp vì ngành ngoại giao, nhà ngoại giao nước nào cũng làm như vậy.
Wilileaks không đưa ra nguồn gốc, nguồn tin bảo đảm cho nhà báo và tôn trọng đời tư của con người mà báo chí có nhiệm vụ phải bảo vệ.
Ba, những tiết lộ của Wikileaks không thế là những sử liệu. Sử gia không thể sử dụng vì đó là những sự kiện đang diễn biến, chớ không phải hoàn thành. Thông thường chánh quyền cần từ 20 năm đến 75 năm mới giải mật và nhà sử học có đủ độ lùi thời gian để đánh giá thành sự kiện lịch sử.
Ngay ở nước Mỹ việc truy nhập khá tự do, một khối kếch sù những báo cáo ngoại giao tại chỗ, chưa đầy đủ, sơ khởi, đang diễn biến, chưa có đánh giá, kết luận thành chính sách như vậy không thể là sự kiện lịch sử định hình. Số tài liệu Wikileaks phanh phui ra chỉ tạo cảm tưởng hay đúng hơn là ảo tưởng lịch sử sơ khởi, lịch sử mì ăn liền, fast food mà thôi, chớ không phải lịch sữ đúng nghĩa sử học.
Nó cũng không vô tư vì chính Julian Assange dành cho mình độc quyền minh bạch, toàn quyền cắt bớt, phổ biến cái gì, nước nào, cho báo nào.
Sử gia không làm việc được vì Wikileaks tung ra thì nhiều nhưng không cho biết những thứ không có không được trong phương pháp khảo sử khoa học – là nguồn gốc của tài liệu, sự kiện diễn biến trong hoàn cảnh và điểu kiện ra sao.
Vi vậy sau những ngạc nhiên, tức cười ban đầu như mới đọc tờ báo lá cải chuyên phanh phui nhìều chuyện trên đời, người ta thấy những người cộng tác với Assange và các tổ chức trên Internet nhận chuyển tiền lạc quyên như PayPal, phổ biến rộng cho Wilileaks như Amazon đã từ bỏ Wikileaks. Và nước Úc nơi Assange sanh ra dự trù truy tố Assange tội tiết lộ bí mật quốc gia. Nước Thụy Điển truy tố Assange tội hiếp dâm và khuấy nhiều tình dục đã nhờ Cảnh sát Quốc tế truy tầm Assange.
Assange một người đòi hỏi thiên hạ phải minh bạch với bất cứ giá nào, minh bạch tuyệt đối lại vốn là một tin tặc ở Úc và hiện là người tại đào không có địa chỉ ở Anh. Có tin y đã ra đầu thú và bị giam giữ ở Anh ngày 7-12-2010 và tranh thủ không bị trục xuất về Thụy điển./. ( Vi Anh)
.
.
.
No comments:
Post a Comment