Trọng Nghĩa - RFI
Thứ tư 08 Tháng Mười Hai 2010
Hai ngày trước lễ trao giải Nobel Hòa bình tại Oslo, Hạ viện Mỹ thông qua vào hôm nay 08/12/2010, một bản nghị quyết tôn vinh nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2010, đang bị Trung Quốc cầm tù nên không thể đến Na Uy nhận giải.
Đây chỉ là một nghị quyết mang tính chất biểu tượng, ca ngợi lời kêu gọi cải cách dân chủ tại Trung Quốc mà ông Lưu Hiểu Ba đã đưa ra, đồng thời yêu cầu chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho nhân vật này, cũng như bãi bỏ biện pháp quản thúc tại gia nhắm vào bà Lưu Hà, vợ của ông.
Trong bài phát biểu hậu thuẫn cho bản dự thảo nghị quyết, bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc trả tự do « ngay lập tức và vô điều kiện » cho ông Lưu Hiểu Ba, và tỏ ý sẽ kiên quyết gây sức ép trên chính quyền Bắc Kinh trong lãnh vực nhân quyền. Theo kế hoạch dự trù, chủ tịch Hạ viện Mỹ sẽ có mặt tại Oslo vào thứ sáu 10/12 tới đây để dự lễ trao giải thưởng Nobel.
Xin nhắc lại là vào tháng 10 vừa qua, giải Nobel Hòa bình đã được trao cho ông Lưu Hiểu Ba, nhà ly khai Trung Quốc đã bị kết án 11 năm tù vào tháng 12 năm 2009 với tội danh ‘phản nghịch’ vì đã đồng soạn thảo bản Hiến chương 08 kêu gọi cải tổ dân chủ tại một nước Trung Quốc theo chế độ độc đảng.
Trung Quốc đã hết sức phẫn nộ trước quyết định của Ủy Ban Nobel Hòa bình, và đã dồn sức tìm cách phá hoại buổi lễ trao giải. Một mặt Bắc Kinh cô lập hoàn toàn nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, quản thức vợ ông, ngăn không cho những người thân của ông xuất ngoại để không ai có thể thay mặt ông nhận giải. Một mặt khác, Bắc Kinh gây áp lực ngoại giao trên các nước khác, buộc các nước này tẩy chay buổi lễ trao giải Nobel.
Cho đến hôm qua, Trung Quốc tuyên bố là có đến 100 nước sẽ không đi dự lễ trao giải Nobel. Phát biểu này ngay sau đó đã bị Ủy ban Nobel Hòa bình tại Oslo gián tiếp bác bỏ khi cho rằng chỉ có 19 nước từ chối lời mời dự lễ.
Hành động chống phá Giải Nobel Hòa bình của Trung Quốc đã bị nhiều nghị sĩ Mỹ cực lực phê phán. Một số dân biểu tên tuổi đã không ngần ngại so sánh Trung Quốc với chế độ Đức quốc xã của Hitler trong lãnh vực này. Lý do rất dễ hiểu. Trong lịch sử giải Nobel, chỉ có duy nhất một trường hợp là bản thân người đoạt giải, hay đại diện hợp pháp của người này là không có mặt tại Oslo để nhận giải vì bị chính quyền cấm đoán. Đó là vào năm 1935 khi chế độ phát xít Đức không cho nhân vật đấu tranh vì Hòa bình Carl von Ossietzky qua Na Uy nhận giải Nobel Hòa bình đã được trao cho ông.
Còn tại Trung Quốc, song song với việc gia tăng áp lực, kêu gọi các nước tẩy chay lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Oslo ngày 10/12 sắp tới, chính quyền Bắc Kinh đã lập ra một giải mang tên « Khổng Tử Hòa bình », với hy vọng làm đối trọng với giải Nobel Hòa bình.
Giải « Khổng Tử Hòa bình » đầu tiên này sẽ được trao cho ông Liên Chiến, cựu phó tổng thống Đài Loan và lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày mai, 09/12. Ban tổ chức cho biết các ứng viên được xem xét trao giải Khổng Tử Hòa bình thì ngoài ông Liên Chiến, còn có chủ tịch cơ quan quyền lực Palestine, Mahmoud Abbas, cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, người sáng lập Microsoft Bill Gates…
.
.
.
08-12-2010
19 nước không tham dự buổi trao giải Nobel Hoà bình
Oslo, Na Uy – Trung Quốc và 18 nước khác đã quyết định từ chối không tham dự buổi lễ trao giải Nobel Hoà bình năm nay nhằm vinh danh nhà bất đồng chính kiến người Trung Hoa ông Liu Xiaobo, các viên chức trong tổ chức giải Nobel nói hôm qua thứ Ba ngày 7 tháng Mười Hai, cùng lúc Trung Quốc lên tiếng chế giễu quyết định trao giải trên.
Giới chức Trung Hoa ở Bắc Kinh gọi những người ủng hộ ông Liu là “những tên hề” trong một trò hề chống Trung Hoa, chỉ mấy ngày trước khi lễ trao giải được tổ chức ở Oslo, thủ đô Na Uy vào ngày 10 tháng Mười Hai này.
Bắc Kinh xem việc thừa nhận ông Liu đồng nghĩa với việc tấn công hệ thống luật pháp và chính trị của Trung Quốc, và nói rằng chính sách của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi những lực lượng bên ngoài mà Bắc Kinh gọi là “sự can thiệp thô bạo trắng trợn lên chủ quyền của Trung Quốc.”
Ông Liu, 54 tuổi, bị án tù 11 năm vì tội lật đổ nhà nước sau khi ông cùng ký tên đồng tác giả lời kêu gọi mạnh mẽ, đòi thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị độc đảng của đảng Cộng sản Trung Quốc được biết đến như Hiến chương 08.
Những nước từ chối lời mời tham dự buổi lễ hôm thứ Sáu này bao gồm những nước đồng minh của Trung Quốc như Pakistan, Venezuela và Cuba, và những nước láng giềng của Trung Quốc như Nga, Phi Luật Tân, và Kazakhstan, và đối tác thương mãi của Trung Quốc như Saudi Arabia và Iran.
Những nước không xuất hiện ở thị sảnh Thủ đô Oslo bao gồm Ukraine, Colombia, Egypt, Sydan, Tunisia, Iraq, Việt Nam, Afghanistan, Serbia và Morroco.
Nhưng tối thiểu có 44 trong tổng số 65 toà đại sứ ởOslo đã được mời và nhận lời, ủy ban trao giải nói.
Oslo, Na Uy – Trung Quốc và 18 nước khác đã quyết định từ chối không tham dự buổi lễ trao giải Nobel Hoà bình năm nay nhằm vinh danh nhà bất đồng chính kiến người Trung Hoa ông Liu Xiaobo, các viên chức trong tổ chức giải Nobel nói hôm qua thứ Ba ngày 7 tháng Mười Hai, cùng lúc Trung Quốc lên tiếng chế giễu quyết định trao giải trên.
Giới chức Trung Hoa ở Bắc Kinh gọi những người ủng hộ ông Liu là “những tên hề” trong một trò hề chống Trung Hoa, chỉ mấy ngày trước khi lễ trao giải được tổ chức ở Oslo, thủ đô Na Uy vào ngày 10 tháng Mười Hai này.
Bắc Kinh xem việc thừa nhận ông Liu đồng nghĩa với việc tấn công hệ thống luật pháp và chính trị của Trung Quốc, và nói rằng chính sách của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi những lực lượng bên ngoài mà Bắc Kinh gọi là “sự can thiệp thô bạo trắng trợn lên chủ quyền của Trung Quốc.”
Ông Liu, 54 tuổi, bị án tù 11 năm vì tội lật đổ nhà nước sau khi ông cùng ký tên đồng tác giả lời kêu gọi mạnh mẽ, đòi thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị độc đảng của đảng Cộng sản Trung Quốc được biết đến như Hiến chương 08.
Những nước từ chối lời mời tham dự buổi lễ hôm thứ Sáu này bao gồm những nước đồng minh của Trung Quốc như Pakistan, Venezuela và Cuba, và những nước láng giềng của Trung Quốc như Nga, Phi Luật Tân, và Kazakhstan, và đối tác thương mãi của Trung Quốc như Saudi Arabia và Iran.
Những nước không xuất hiện ở thị sảnh Thủ đô Oslo bao gồm Ukraine, Colombia, Egypt, Sydan, Tunisia, Iraq, Việt Nam, Afghanistan, Serbia và Morroco.
Nhưng tối thiểu có 44 trong tổng số 65 toà đại sứ ở
Biểu tình yêu cầu trả tự do cho ông Liu Xiaobo ở Hồng Kông. Nguồn: AFP
Ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Jiang Yu lên án ủy ban trao giải Nobel tội “tự dàn dựng một trò hề chống Trung Quốc.”
“Chúng tôi không thay đổi vì sự can thiệp của một vài tên hề và chúng tôi sẽ không thay đổi hướng đi của chúng tôi,” bà nói.
Sự tuyên bố cứng rắn đến cùng lúc nhà cầm quyền Trung Quốc quản thúc tại gia những người ủng hộ ông Liu, bao gồm vợ ông ta là bà Liu Xia, và ngăn chận nhiều người khác như luật sư, học giả và người hoạt động không cho rời Trung Quốc – rõ ràng là nhằm ngăn cấm họ không được đi Oslo dự lễ.
Cho đến bây giờ, chỉ có một trong số khoảng 140 người Trung Hoa hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, được vợ ông Liu mời tham dự buổi lễ nói rằng ông ta có thể tham dự được, theo những người tổ chức – và ông ta không sống ở Trung Quốc.
Thư ký ủy ban giải Nobel ông Geir Lundestad nói các nước có nhiều lý do để không tham dự nhưng “một số các nước này rõ ràng bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc.” Ông nói là ủy ban lấy làm hài lòng khi thấy hai phần ba toà đại sứ đã chống lại cái áp lực Trung Hoa và đã chấp nhận lời mời của ủy ban.
“Chúng tôi đặc biệt vui mừng khi thấy các nước quan trọng như Ấn Độ, Nam Dương, Ba Tây và Nam Phi đến tham dự buổi lễ,” ông Lundestad nói.
Viên chức ủy ban giải Nobel nói rằng giải thưởng hoà bình sẽ không được phát vào thứ Sáu tới vì không có ai trong gia đình ông Liu có thể tham dự. Phần thưởng rất có uy tín trị giá 1.4 triệu đô-la này chỉ có thể được nhận với người được tặng giải thưởng hay thân nhân trực hệ.
Trung Quốc không phải là nước đầu tiên bị nhức nhối bởi Giải Nobel Hoà bình này – nhưng sự trấn áp của nhà nước Trung Quốc có nghĩa là bằng thưởng và huân chương Nobel sẽ không được trao cho người được giải, và đây là lần đầu tiên kể từ năm 1936, khi Adolf Hitler ngăn không cho người đấu tranh cho hoà bình người Đức Carl von Ossietzky được nhận giải này trong năm đó.
Ngay cả những nhà bất đồng chính kiến thời Chiến tranh Lạnh như ông Andrei Sakharov người Nga và ông Lech Walesa người Ba Lan cũng có thể nhờ vợ mình đi lãnh giải giùm. Giải thưởng của nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ ngườiMyanmar bà Aung San Suu Kyi được nhận bởi người con trai 18 tuổi của bà năm 1991.
Những lời bình luận của bà Jiang hôm qua thứ Ba là loạt mới nhất trong một loạt tấn công đầy cuồng nộ đối với ông Liu, ủy ban trao giải Nobel và những người ủng hộ. Bắc kinh giận điên lên khi giải Nobel Hoà bình được trao cho người đấu tranh cho dân chủ và cũng là nhà phê bình văn học và Bắc Kinh đã tìm cách thuyết phục những nhà ngoại giao ngoại quốc đừng tham dự lễ trao giải này.
“Chúng tôi không thay đổi vì sự can thiệp của một vài tên hề và chúng tôi sẽ không thay đổi hướng đi của chúng tôi,” bà nói.
Sự tuyên bố cứng rắn đến cùng lúc nhà cầm quyền Trung Quốc quản thúc tại gia những người ủng hộ ông Liu, bao gồm vợ ông ta là bà Liu Xia, và ngăn chận nhiều người khác như luật sư, học giả và người hoạt động không cho rời Trung Quốc – rõ ràng là nhằm ngăn cấm họ không được đi Oslo dự lễ.
Cho đến bây giờ, chỉ có một trong số khoảng 140 người Trung Hoa hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, được vợ ông Liu mời tham dự buổi lễ nói rằng ông ta có thể tham dự được, theo những người tổ chức – và ông ta không sống ở Trung Quốc.
Thư ký ủy ban giải Nobel ông Geir Lundestad nói các nước có nhiều lý do để không tham dự nhưng “một số các nước này rõ ràng bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc.” Ông nói là ủy ban lấy làm hài lòng khi thấy hai phần ba toà đại sứ đã chống lại cái áp lực Trung Hoa và đã chấp nhận lời mời của ủy ban.
“Chúng tôi đặc biệt vui mừng khi thấy các nước quan trọng như Ấn Độ, Nam Dương, Ba Tây và Nam Phi đến tham dự buổi lễ,” ông Lundestad nói.
Viên chức ủy ban giải Nobel nói rằng giải thưởng hoà bình sẽ không được phát vào thứ Sáu tới vì không có ai trong gia đình ông Liu có thể tham dự. Phần thưởng rất có uy tín trị giá 1.4 triệu đô-la này chỉ có thể được nhận với người được tặng giải thưởng hay thân nhân trực hệ.
Trung Quốc không phải là nước đầu tiên bị nhức nhối bởi Giải Nobel Hoà bình này – nhưng sự trấn áp của nhà nước Trung Quốc có nghĩa là bằng thưởng và huân chương Nobel sẽ không được trao cho người được giải, và đây là lần đầu tiên kể từ năm 1936, khi Adolf Hitler ngăn không cho người đấu tranh cho hoà bình người Đức Carl von Ossietzky được nhận giải này trong năm đó.
Ngay cả những nhà bất đồng chính kiến thời Chiến tranh Lạnh như ông Andrei Sakharov người Nga và ông Lech Walesa người Ba Lan cũng có thể nhờ vợ mình đi lãnh giải giùm. Giải thưởng của nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ người
Những lời bình luận của bà Jiang hôm qua thứ Ba là loạt mới nhất trong một loạt tấn công đầy cuồng nộ đối với ông Liu, ủy ban trao giải Nobel và những người ủng hộ. Bắc kinh giận điên lên khi giải Nobel Hoà bình được trao cho người đấu tranh cho dân chủ và cũng là nhà phê bình văn học và Bắc Kinh đã tìm cách thuyết phục những nhà ngoại giao ngoại quốc đừng tham dự lễ trao giải này.
Biểu tình phản đối trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, California . Nguồn: AFP
Bà Jiang khăng khăng cho rằng có hơn 100 nước và tổ chức quốc tế chống đối chuyện trao giải thưởng cho ông Liu, nhưng bà từ chối cung cấp các phóng viên danh sách này.
Trung Quốc cũng làm cho mối quan hệ đối với Na Uy căng thẳng để trả thù cho chuyện trao giải Nobel này, bà Jiang nói là Na Uy nên chịu “hoàn toàn trách nhiệm.” Một viên chức Trung Hoa cao cấp nói Bắc Kinh tin là Hoa Thạnh Đốn dàn dựng cho chuyện trao giải này, như muốn làm Trung Quốc bẽ mặt.
Ông Lundestad từ chối không bình luận về sự chỉ trích của Bắc Kinh nhưng bày tỏ cho thấy giải thưởng năm nay là “lớn lao và quan trọng” – như những giải thưởng trước đây khi người được giải bị ngăn cấm không cho đến nhận giải.
“Điều này phản ảnh cho thấy cái (bản chất của) chế độ,” ông nói.
Một chiếc ghế trống sẽ biểu tượng cho ông Liu và gia đình ông bị chế độ cộng sản Trung Hoa ngăn cấm không cho đi nhận giải. “Chiếc ghế trống sẽ là lý lẽ mạnh mẽ nhất cho giải thưởng năm nay,” ông Lundestad nói.
Không phải là chuyện bất thường khi một số nước bỏ không tham dự lệ trao giải này vì một số lý do nào đó. Năm 2008, khi cựu Tổng Thống Phần Lan ông Martti Ahtisaari được trao giải thưởng Nobel Hoà bình, đã có 10 toà đại sứ không tham dự lễ.
© DCVOnline
Trung Quốc cũng làm cho mối quan hệ đối với Na Uy căng thẳng để trả thù cho chuyện trao giải Nobel này, bà Jiang nói là Na Uy nên chịu “hoàn toàn trách nhiệm.” Một viên chức Trung Hoa cao cấp nói Bắc Kinh tin là Hoa Thạnh Đốn dàn dựng cho chuyện trao giải này, như muốn làm Trung Quốc bẽ mặt.
Ông Lundestad từ chối không bình luận về sự chỉ trích của Bắc Kinh nhưng bày tỏ cho thấy giải thưởng năm nay là “lớn lao và quan trọng” – như những giải thưởng trước đây khi người được giải bị ngăn cấm không cho đến nhận giải.
“Điều này phản ảnh cho thấy cái (bản chất của) chế độ,” ông nói.
Một chiếc ghế trống sẽ biểu tượng cho ông Liu và gia đình ông bị chế độ cộng sản Trung Hoa ngăn cấm không cho đi nhận giải. “Chiếc ghế trống sẽ là lý lẽ mạnh mẽ nhất cho giải thưởng năm nay,” ông Lundestad nói.
Không phải là chuyện bất thường khi một số nước bỏ không tham dự lệ trao giải này vì một số lý do nào đó. Năm 2008, khi cựu Tổng Thống Phần Lan ông Martti Ahtisaari được trao giải thưởng Nobel Hoà bình, đã có 10 toà đại sứ không tham dự lễ.
© DCVOnline
Nguồn: (1) China, 18 others to skip Nobel Peace prize party. The Associated Press, by Bjoern H. Amland and Anita Chang, Tuesday, December 7, 2010; 9:47 AM
.
.
.
No comments:
Post a Comment