Thứ bảy 18 Tháng Mười Hai 2010
Tại Việt Nam, lại có thêm một vụ dân chúng biểu tình phản đối công an đánh chết người. Theo báo chính thức Người Lao động trên mạng thì vào đêm hôm qua 17/12/2010, nhiều người đã chở xác một thanh niên tên Đen đến trước trụ sở Công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên để "gây rối".
Thượng tá Nguyễn Tấn Phước, Trưởng công an thành phố Long Xuyên xác nhận có biểu tình. Nhưng báo Người Lao Động nhấn mạnh đây là một vụ "chở xác ăn vạ", người chết là kẻ "bị bắt vì trộm cắp". Trước đó, anh Đen bị công an bắt và đưa vào Trung Tâm Hỗ Trợ Xã Hội tỉnh An Giang 15 ngày. Bản tin của báo Người lao Động chỉ nói là lúc 14 giờ ngày 17/12/2010 thì mẹ anh Đen "đi nhận con" rồi 17 giờ thì "một số người chở xác Đen đến trụ sở công an la ó".
Báo mạng lề trái "Danlambao.com" tường thuật chi tiết hơn tại tỉnh An Giang (Long Xuyên) và khoảng 5 giờ chiều hôm qua 17/12/2010, hàng trăm người dân đã mang xác một thanh niên đến trước trụ sở Công an phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên để phản đối công an đánh chết người. Nạn nhân tên Đen, chết không rõ lý do sau khi rơi vào tay công an.
Người biểu tình là bà con , láng giềng của nạn nhân cho rằng công an đánh chết người rồi âm mưu chối trách nhiệm. Đến 7 giờ tối , dân chúng tham gia càng lúc càng đông, công an buộc phải chở xác nạn nhân đi giảo nghiệm. Cuộc biểu tình kéo dài đến 9 giờ đêm, nhiều người bị bắt.
Theo nguồn tin của mạng điện tử "Danlambao.com" thì thanh niên xấu số bị công an bắt đưa đi cải tạo 15 ngày. Ngày hôm qua, khi mẹ của Đen đi thăm con thì đứa con trai đã biến thành xác không hồn. Người dân địa phương cho biết không phải là lần đầu tiên công an Mỹ Bình hành hung dân chúng và gây bất mãn. Đây cũng không phải là trường hợp hiếm hoi tại Việt Nam.
Ngày 23/9/2010 năm nay, tổ chức nhân quyền Human Rights Watchs báo động về "tình trạng công an bạo hành càng ngày càng nhiều". HRW có trong tay 19 trường hợp công an bạo hành dân chúng trong đó có 15 người chết chỉ riêng trong 12 tháng qua. HRW nhắc đến vụ thanh niên Nguyễn vắn Khương bị đánh chết và gây ra một cuộc biểu tình phản đối dữ dội hồi cuối tháng 7 tại Bắc Giang hoặc trường hợp ông Vũ văn Hiền ở Thái Nguyên chết ngày 30 tháng 6 sau khi bị công an câu lưu.
Nhiều vụ dân bị thiệt mạng trong đồn công an cũng đã được báo chí loan tải như vụ ông Nguyễn Mạnh Hùng ở Hà Đông, Võ Văn Khánh ở Quảng Nam , Nguyễn Quốc Bảo ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Human Rights Watch lưu ý trường hợp công an bạo hành mà báo chí Việt Nam không đề cập đến chẳng hạn như vụ ông Nguyễn Thành Năm ở giáo xứ Cồn Dầu, chết ngày 3 tháng 7, sau nhiều ngày bị công an Đà Nẵng giam giữ đánh đập.
.
.
Dân Làm Báo – Khoảng 5 giờ chiều ngày 17/12, hàng trăm người dân An Giang đã mang xác một thanh niên đặt trước trụ sở Công an phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên để phản đối việc CA đánh chết người.
Nạn nhân là một thanh niên tên Đen, nhà ở khóm Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, bị chết không rõ lý do sau khi rơi vào tay công an.
Được biết, những người biểu tình đa số là bà con, lối sóm với gia đình nạn nhân. Họ cho rằng, người thanh niên tên Đen đã bị đánh chết và công an âm mưu chối bỏ trách nhiệm.
Cuộc biểu tình sau đó thu hút khá đông người dân tham gia & chứng kiến. Đến khoảng 7 giờ tối, công an buộc phải chở xác nạn nhân đi khám nghiệm pháp y, nhưng người dân vẫn tiếp tục tập trung và kéo đến phản đối.
Đến 9 giờ tối, cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, nhiều người đã bị bắt đi.
Tin tức cho hay, nạn nhân tên Đen trước đó bị công an phường Mỹ Bình bắt giữ, sau đó anh bị lệnh áp giải vào Trại cải tạo An Giang 15 ngày. Khoảng trưa ngày 17/12, mẹ anh Đen đến thăm con thì bàng hoàng khi cán bộ đưa lại xác con mình. Bà con lối xóm hay tin đã vô cùng giận dữ, họ khẳng định chính công an là thủ phạm
Theo một tin nhắn từ Yahoo Messenger, người dân tại Mỹ Bình, TP Long Xuyên từ lâu đã rất bất bình với cách hành xử mang tính côn đồ của lực lượng công an nơi đây. Trước đó, đã có nhiều trường hợp người dân bị công an nơi đây hành hung dẫn đến thương tật. Cái chết của người thanh niên này là một giọt nước làm tràn ly, khiến sự phẫn nộ của nhân dân bùng phát.
Trong cơn đau đớn, mẹ của nạn nhân chỉ yêu cầu công an nơi đây lo chi phí mai táng cho con trai mình, nhưng không được đáp ứng
Báo Người Lao Động Online lên án những người biểu tình là “Lợi dụng người chết để gây rối” và “ăn vạ”. Nhưng tờ báo này chỉ dựa theo những phát biểu gần như phi lý của cơ quan công an, mà không hề đoái hoài gì đến tiếng nói của gia đình nạn nhân.
Liên tục trong thời gian gần đây, dư luận nhiều lần lên tiếng báo động về cách hành xử côn đồ của lực lượng công an, có rất nhiều trường hợp người dân bị đánh chết trong trụ sở công an, thế nhưng, các vụ án dù được phanh phui cũng đều mau chóng bị cho chìm xuồng
.
.
.
No comments:
Post a Comment