Sunday, December 5, 2010

LẠI WIKILEADS NỮA (Vi Anh)

VI ANH 
Việt Báo Thứ Bảy, 12/4/2010, 12:00:00 AM

Không biết tiền cừu hậu hận gì với Mỹ mà trang chủ của Wikileaks là  Julian Assange  cứ  gây xì căn đan cho Mỹ hoài. Đã ba lần phanh phui, hết chiến tranh Iraq rồi Afghanistan, đến hồ sơ ngoại giao của Mỹ mới đây.

Những tiết lộ này như tờ báo lá cải chuyên  gây ngạc nhiên, hiếu kỳ và buồn cười nên quần chúng thích tìm đọc để coi  những “phương diện quốc gia” đạo mạo cũng có lời lẽ hết sức đường phố ra sao. Như Bộ Ngoại Giao Mỹ yêu cầu những nhà ngoại giao làm  thám tử như CIA. Lãnh tụ CS  Bắc Kinh coi Kim Jong Il là một đứa trẻ hư, và muốn  Bắc Hàn thống nhứt Nam Hàn. Bắc Hàn sẽ sụp đổ hai hay ba năm sau khi Kim Jong-il  chết. Như đại sứ TC ở Kazakhstan nói Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nanci Pelosi đã làm Bắc Kinh "sợ muốn chết" khi Bà đòi tới thăm Tây Tạng trong chuyền công du TQ  hồi năm ngoái. Như Ayatollah Ali Khamenei lãnh đạo tối cao của Iran bị ung thư hết thuốc chữa sẽ chết không quá  một năm. Quốc vương Ả Rập Xê-Út muốn Mỹ  tấn công Iran để gọi là "chặt cái đầu con rắn". Như Nga gần như là một «quốc gia mafia.” Tổng thống Evo Morales của Bolivia bị nghi là ung thư ở mũi. Tổng Thơ Ký LHQ bị Mỹ theo dõi, v.v... còn nhiều thâm cung bí sử bên lề ngoại giao giữa Mỹ và các nước trên thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phải dùng cả ngày điện thoại mong các nước thông cảm về vụ tiết lộ này. Tổng thống Barack Obama không phát biểu nhưng phát ngôn viên nói TT   khá phiền lòng và chính phủ không loại việc sử dụng biện pháp pháp lý đối với người đưa tin ra ngoài.

Những tiềt lộ mới đây thực sự có gây bối rối cho Mỹ  nhưng chưa và không gây rắc rối ngoại giao  hay nguy hiểm cho Mỹ và các nước có liên quan trừ vệc bực bội.

Một, vì tiết lộ dàn trải thời gian từ 2004 tới 2010 gồm 250,000 báo cáo, đa số không phải là văn kiện “mật” mà ”kín” thôi. Theo  qui luật xếp cấp độ mật của Mỹ, kín mà bể là gây thiệt hại; mật, thiệt hại nghiêm trọng; và tối mật, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Các báo cáo bị tiết lộ chỉ là báo cáo tại chỗ, sơ khởi, sơ bộ, không đầy đủ. Trung ương còn sàng lọc, phối kiểm, so sánh, giải đoán hợp lý, đánh giá rồi mới làm tài liệu dấu chì cho quyết định ngoại giao. Giới ngoại giao khắp nơi, mọi nước đều thu thập những tin tức từ đó hình thành chính sách ngoại giao.

Hai, vì những nhà ngoại giao, chánh trị gia cũng là những con người, cũng hỉ nộ, ái ố, lạc dục như kiếp con người trong thiên hạ. Nên  trong chỗ riêng tư cũng có những lời lẽ thiếu ngoại giao như ghi trong báo cáo. Ngay TT Kennedy một người hào hoa, phong nhã khi bực tức quá cũng chửi thề.

Không phải chỉ có Ngoại Trưởng Mỹ Hillary, mà hầu hết các Bộ Ngoại Giao các nước đều có nhờ nhân viên ngoại giao lấy tin tức, không những của địch mà cả của bạn nữa. Nhà báo, nhà buôn còn làm gián điệp chìm thì nhà ngoại giao thời nào, nước nào cũng có người làm gián điệp - ít nhiều thôi.

Ba, sai thì sửa. Nguyên do rò rĩ khá rõ. Do chế trách của Quốc Hội và vì  nhu cầu chống khủng bố, từ sau cuộc khủng bố 911năm 2001, bộ ngoại giao và bộ quốc phòng Mỹ đã nối kết hai hệ thống computer tối mật với nhau để nhanh chóng chia sẻ tin tức. Người nào được phép xem tài liệu về quốc phòng thì cũng được xem lãnh vực ngoại giao trên tòan thế giới.

Nhiều người nghĩ  đến Hạ sĩ Bradley là người bị bắt giam ở căn cứ Thuỷ quân lục chiến QuanticoVirginia. Anh này bị kết tội đã tải hơn 150 ngàn tài liệu của bộ ngoại giao và tiết lộ ra ít nhất là một số điện văn mật trong số đó.
Trừ những bực bội của một số nước mà Mỹ cố xin thông cảm, Ngoại Trưởng Mỹ cho biết vụ tiềt lộ này không ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao. Và nguời phụ trách công cuộc chống khủng bố của Mỹ khẳng định cũng cho biết tin tức chống khủng bố là loại đặc biệt không có dựa vào hệ thống tình báo để chia xẻ cấp độ thấp nên không bị rò rỉ. Cả tuần nay các cơ quan tình báo nối mạng để chia xẻ tin tức đang rà soát lại và đã quyết định tạm thời cắt đứt hệ thống computer tối mật giữa hai bộ ngoại giao và quốc phòng.

Bốn, Mỹ bị trang chủ Wikileaks  lấy làm bia đỡ đạn vì muốn hay không muốn Mỹ vẫn là đệ nhứt siêu cường thế giới. Chiến thuật tấn công trên truyền thông là dụng người càng có máu mặt càng dễ nổi tiếng. Nổi tiếng có thể tiếng tốt (famous) hay xấu (notorious).  Assange  đang bị gậy ông đập lưng ông. Y bị chỉ trích đã lợi dụng tin học như phương tiện giải thoát con người trên phương diện thông tin nghị luận, và nhơn danh tự do ngôn luận, quyền hiểu biết của con người, và sự minh bạch để phanh phui. Nhưng ông ta giành độc quyền chọn lựa, độc tài quyết định phổ biến cái gì, giữ lại cái gì, trái với nguyên tắc minh bạch thông tin.

Một thành viên của WikiLeaks là Herbert Snorrason ở Iceland  nói  với thông tấn xã AFP anh và những người bạn trong Wikileaks sẽ tách khỏi web này  ví  không chịu nổi  tánh độc tài, độc đoán, và chi thu mờ ám của Assange.  Một nhà ngoại giao Pháp nói Assange là một người điên.

Đạo đức, tác phong, hành động của Assange  trong  cuộc sống cá nhân có nhiều vấn đề. Trang chủ của WikiLeaks là  Julian Assange, 39 tuổi, là một tin tặc gốc Úc. Y đang  bị  Thụy Điển truy cứu về tội hiếp dâm và khuấy nhiễu tình dục. Tư pháp Thụy Điển, Úc quốc gia y can mang quốc tịch, và Cảnh sát Quốc tế đang truy nã. Có tin y đang tại đào ở Anh và “tranh thủ”  hoá giải đổ tội cho Mỹ làm áp lực. Y kêu gọi Ngoại Trưởng Mỹ phải từ chức và còn nói với báo Forbes hăm he sẽ tiết lộ hàng tỷ hồ sơ Mỹ nữa.

Sarah Palin, cựu thống đốc Alaska, cựu ứng cử viên tổng thống,cây đại pháo đối lập chống TT Obama,  cho TT Obama là một người bất lực trong nội vụ. Tại sao không dùng sức mạnh tin học của Mỹ phá tan cơ cấu và đường dây khủng bố Wikileaks đã nhất quá tam tấn công Mỹ.

Thông cảm ác ý của trang chủ Wikileaks, nhiều nước trên thế giới kể cả các nước có liên quan ra tay tiếp sức Mỹ làm giảm nhẹ sự phá hoại ngoại giaocủa Mỹ với các nước. 
Tương quan ngoại giao là tương quan chánh trị tức cần phân quyền lợi bằng lý trí lạnh lùng, chớ không phải bằng cảm xúc.  Nên Á Rập Xê-Út tuyên bố không quan tâm tới những chi tiết đó. Anh quốc tuyên bố tiếp tục cộng tác chặt chẽ với Mỹ trong mọi vấn đề.  Afghanistan xác định mối quan hệ với Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng. Nga cũng tuyên bố chẳng có gì mới mẻ, ngoại giao Nga nhiều khi cũng bộc trực như vậy trong những lúc trao đổi riêng với nhau.

Thẩm phán Tối cao pháp viện Mỹ, Bà Sonia Sotomayor nhơn khi Wikileaks tiết lộ  tài liệu mật về chiến tranh, có phát biểu rằng tòa án cao cấp này sẽ lại được yêu cầu cân nhắc vấn đề an ninh quốc gia với tự do ngôn luận, Và  có một  dự luật đang được Quốc Hội thảo luận vì việc cân nhắc giữa an ninh quốc gia và tự do ngôn luận là cuộc đấu tranh thường xuyên trong xã hội Mỹ./. ( Vi Anh)
.
.
.

No comments: