Tuesday, December 7, 2010

KẺ TÒNG PHẠM CỦA BÌNH NHƯỠNG (The Wall Street Journal)


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

WikiLeaks tiết lộ một Trung Quốc từng tiếp tay cho việc phổ biến vũ khí WMD của Bắc Triều Tiên.

"Dã man" là một từ công bằng để mô tả cuộc pháo kích dài một giờ đồng hồ của Bắc Hàn hồi tháng trước vào một hòn đảo của Nam Hàn. Vậy từ nào thích hợp nhất cho nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, kẻ biện hộ, bảo kê và ban phép chính cho Bắc Hàn ?

Các nghi vấn đã phát sinh sau khi Trung Quốc từ chối lên án cuộc tấn công của Bình Nhưỡng, vốn là một phần của quan điểm nước đôi của họ về vụ miền Bắc sát hại 46 thủy thủ trên một chiến hạm Nam Hàn. Nhưng nghi vấn ấy cũng theo sau các bí mật nhà nước rò rỉ hồi tuần trước. Những cáp điện báo tiết lộ một khoảng cách lớn giữa những gì các nhà ngoại giao Trung Quốc nói với các đối tác Mỹ của họ với việc Trung Quốc thực sự hành xử ra sao.

Theo tài liệu rò rỉ, các quan chức Trung Quốc nói rằng các hoạt động về Hạt Nhân của Bắc Hàn biểu hiện "một mối đe dọa đối với an ninh của cả thế giới." Họ nói rằng tên lửa và các vụ thử hạt nhân của họ là các hành vi của "một đứa trẻ hư". Họ chân thành hứa hẹn việc ngăn chặn các trang thiết bị và phổ biến vũ khí hạt nhân, đặc biệt đối với Iran. Họ phàn nàn rằng một công ty Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ xử phạt mà không có "bằng chứng vững chắc." Họ bày tỏ chân thành về các cuộc đàm phán sáu bên nhằm mục đích tháo gỡ kho vũ khí Hạt nhân của Bắc Hàn.

Thật dễ dàng để thấy nguyên nhân vì sao Bắc Kinh đã từng thích chiều lòng Hoa Kỳ. Đó là nhờ chính quyền Clinton từng bãi bỏ một vụ xử phạt phổ biến vũ khí tên lửa hồi tháng Mười một năm 2000 để trao đổi với Trung Quốc một cam kết không phổ biến hạt nhân - khiến các công ty Mỹ được phép xuất khẩu vệ tinh sang Trung Quốc. Việc bãi bỏ ấy đã chứng tỏ là một điều hết sức khinh suất, khi chính quyền Bush sau đó đã xử phạt 30 "đối tượng" Trung Quốc khác nhau về sự việc phát triển (vũ khí hạt nhân). Trong số đó có công ty NORINCO khổng lồ và công ty kim khí luyện kim LIMMT mà cựu DA Manhattan Robert Morgenthau năm ngoái đã mô tả như là một "nhà cung cấp có lẽ là lớn nhất của c á c vũ khí hủy diệt hàng loạt cho Iran".

Năm 2002, George Tenet, Giám đốc CIA cho biết hoạt động phổ biến của các công ty Trung Quốc đã ở vào các thời điểm "xí xóa của chính quyền [Trung Quốc]." Và gần đây nhất là năm nay, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã yêu cầu Bắc Kinh ngăn chặn vụ mua bán bởi các công ty Trung Quốc về các thành phần tên lửa đạn đạo và vũ khí hóa chất tiền thân.

Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp tay với các đề án phổ biến hạt nhân của Bắc Hàn. Một bản ghi nhớ được ký bởi Condoleeza Rice, ngọại trưởng Hoa Kỳ khi đó, vào tháng 11 năm 2007 đã than phiền rằng các chuyến vận chuyển cánh quạt tên lửa đạn đạo phản lực "thường xuyên quá cảnh Bắc Kinh trên các chuyến bay theo lịch trình" nhưng người Trung Quốc đã không hành động dựa theo các thông tin cụ thể do Mỹ cung cấp và bất chấp một khiếu nại trực tiếp của Tổng thống Bush đến lãnh đạo tối cao Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc.

Đó là khuôn mẫu của một hành vi không thay đổi. Một bản báo cáo hồi tháng Mười từ Dịch vụ Nghiên cứu của Quốc hội ghi chú rằng "Các vận chuyển vũ khí qua đường biển của Bắc Hàn bị bắt giữ tại Dubai vào tháng 7 năm 2009 đã từng ghé qua một số cảng Trung Quốc và đã được vận chuyển từ Đại Liên, Trung Quốc, đến Thượng Hải trên một chiếc tầu của Trung Quốc, một lần nữa lại không có một nỗ lực của Trung Quốc để tiến hành cuộc điều tra Các tuyến mua sắm hàng hóa trên bộ có liên quan đến WMD được báo cáo là cũng phổ biến, do sự tham gia của các đối tượng Trung Quốc".

Báo cáo trên cũng tạo chú ý đến sự thật về việc Trung Quốc đã dựng lên triều đại họ Kim của Bắc Hàn như thế nào. Sau vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ hai của Bắc Hàn, nghị quyết 1874 thông qua bởi Hội đồng Bảo an năm ngoái đã ngăn cấm việc bán các thứ hàng hóa xa xỉ cho Bắc Hàn - các mặt hàng mà Kim Jong-Il sử dụng để mua chuộc giới tinh hoa của mình. Thế mà, Trung Quốc vẫn xuất khẩu 136 triệu giá trị của hàng hoá đó cho Bắc Hàn trong năm 2009, bao gồm cả 160 chiếc xe hạng sang (sản xuất tại Trung Quốc) cho các Giám đốc ủy ban cấp tỉnh của Đảng Công nhân Triều Tiên và Ban bí thư cấp thành phố".

Tại sao ôm ấp nồng ấm như thế ? Một trong những báo cáo rò rỉ thú vị - báo cáo về một cuộc trò chuyện cuối năm giữa ông Lý Quang Diệu và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg, Cố vấn chính phủ Singapore cho thấy một câu trả lời, "Người Trung Quốc," ông nói, "không muốn Bắc Hàn, mà Trung Quốc xem như là một quốc gia trái đệm, bị sụp đổ. [Hàn Quốc] sẽ kiểm soát miền Bắc và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hiện diện của Mỹ ngay tại biên giới của họ".

Đối với phía Bắc, ông Lý đúng khi cho rằng Bắc Kinh phải làm các phép tính khó khăn: Trung Quốc không thể thoát khỏi phần biên giới chung của mình và những ảnh hưởng từ sự sụp đổ của miền Bắc sẽ ngay lập tức được cảm thấy trên phần đất bên kia sông Áp Lục của họ.

Nhưng lợi ích của "ổn định" không thể lý giải cho vai trò của Trung Quốc trong việc tạo điều kiện cho miền Bắc phát triển các nguyên liệu nguy hiểm cho cả thế giới còn lại. Cũng không thể giải thích cho việc Trung Quốc từ chối việc kềm chế miền Bắc khỏi việc kích động nên những cuộc khủng hoảng liên tiếp trên bán đảo Triều Tiên, giải thích như thể những hành động của một quyền lực muốn quan tâm đến việc duy trì một tình trạng hòa bình sẵn có. Chế độ quân phiệt của Kim gây nên tình trạng bất ổn ở Đông Bắc Á và sự phát triển của đất nưóc này là nguồn gốc của tình trạng xáo động trên toàn cầu.

Hỗ trợ của Trung Quốc trong nhiều năm một chế độ như vậy cho thấy rằng Bắc Kinh có thể nhìn thấy lợi ích chiến lược trong hành vi của miền Bắc. Họ có thể muốn có một đại diện uỷ quyền để làm lúng túng các nước láng giềng của mình và khiến Hàn Quốc, Nhật Bản phải tự hỏi có nên tin tưởng vào chiếc ô phòng thủ của Mỹ hay không. Có lẽ một số nhân vật trong Bộ chính trị hoặc Quân đội Giải phóng Nhân dân nghĩ rằng đây là cách thức mà Trung Quốc có thể khẳng định được quyền lực trong khu vực và đẩy Mỹ ra khỏi vùng Đông Bắc Thái Bình Dương. Nếu thế, họ đã sai lầm.

Từ những gì chúng ta có thể thu lượm được từ nguồn tin rò rỉ, thật khích lệ khi thấy rằng chính quyền Obama dường như có vài ảo tưởng về Bắc Hàn và vai trò tiếp tay của Trung Quốc. So với ông Bush trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, chính quyền này đã tương đối cứng rắn và thực tế. Nhưng nếu Trung Quốc chính thực sự là chìa khóa mở được hành vi tốt hơn của Bắc Hàn, Washington sẽ phải đối đầu với Bắc Kinh thẳng thắn hơn là đã từng dám đối đầu lâu nay.

Ông Obama sắp đến hạn sẽ đối đãi ông Hồ Cẩm Đào trong một chuyến viếng thăm cấp chính phủ tại Washington vào đầu năm tới. Chúng tôi đề nghị Tổng thống nên hủy bỏ lời mời ấy cho đến khi Bắc Kinh không còn là kẻ tòng phạm của Bình Nhưỡng.
.
.
.

No comments: