Thursday, December 23, 2010

"DỪNG DỰ ÁN BAUXITE LÀ KHÔNG THỰC TẾ", VẬY ĐÂU LÀ . . . THỰC TẾ ? (Nguyễn Hữu Quý)

Nguyễn Hữu Quý
23-12-2010

Trang mạng Bauxite Việt Nam (BVN), ngày 23/12/2010 dẫn nguồn từ báo điện tử Bee.net.vn đăng bài “Lâm Đồng: Dừng dự án bauxite là không thực tế”; theo đó, bài báo nhấn mạnh: “Một số kiến nghị dừng dự án bauxite tại Tân Rai là không thực tế. Vì dự án đã đền bù và tái định cư cho trên 580 hộ, đầu tư trên 8.000 tỷ đồng để xây dựng, nếu dừng lại sẽ gây thiệt hại lớn”.

Đi sâu vào nội dung bài báo thì đây là công văn của UBND tỉnh Lâm Đồng “… gửi tới các cán bộ thuộc Tỉnh ủy viên, huyện ủy, thành ủy, các sở, ban, ngành cùng UBND các huyện, thành phố của tình này giải thích những ý kiến của cán bộ, nhân dân xung quanh vấn đề khai thác bauxite ở Lâm Đồng như: Triển khai dự án bauxite sẽ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng…”.

Có điều lạ là, mặc dù nói đến vấn đề an ninh quốc phòng (ANQP), nhưng toàn bộ nội dung bài báo [nói về nội dung của công văn] lại không thấy nói về vấn đề này(?!); và như để trấn an dư luận và như muốn để giải thích cho những người lo lắng về ANQP từ dự án náy, thì ở cuối bài, bài báo viết “Hiện tại, số lượng người lao động nước ngoài đang làm việc tại công trình dự án bauxite tại Tân Rai là 2 chuyên gia Úc, 1207 người Trung Quốc và 750 lao động Việt Nam. Nhà thầu Trung Quốc không khai thác bauxite mà khi xây dựng xong sẽ chuyển giao công nghệ và nhà máy cho chủ đầu tư là Tập đoàn than-khoáng sản Việt Nam”.

Xem ra, UBND tỉnh Lâm Đồng xem thường nhân dân và xem thường người đọc quá, và cũng có nghĩa là xem thường vấn đề ANQP quá (?!);

Mà hầu như dạo này, nước Việt Nam mình các quan hàng tỉnh [ở đây tôi muốn nói là Chủ tịch UBND tỉnh – mà nếu so thứ bậc là ngang với quan “thượng thư” của thời phong kiến], có trình độ nhận thức kém hẳn so với các quan nước Việt cách đây hàng ngàn năm trước thì phải (?!); vì thế cho nên mới có chuyện Innov Green thuê 300.000 ha đất rừng biên giới; rồi mở đường dọc, lối ngang trên biên cương phia bắc, để ai nhìn vào cũng không khỏi bàng hoàng, không thể hiểu được (?!); một việc làm chưa có tiền lệ trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc.

Ngoài việc trấn an dư luận, bài báo [công văn của UBND tỉnh Lâm Đồng?] chủ yếu lập trung để giải thích   Công nghệ xử lý bùn đỏ Việt Nam tốt hơn Hungary”; bài báo như muốn đưa người đọc (nhân dân VN) nên chấp nhận một việc đã rồi… “Vì dự án đã đền bù và tái định cư cho trên 580 hộ, đầu tư trên 8.000 tỷ đồng để xây dựng, nếu dừng lại sẽ gây thiệt hại lớn”.

Xin thưa, 8.000 tỷ đồng mới chỉ bằng 1/10 so với Vinashin mà thôi; và nếu có kể cả nhà máy ở Nhân Cơ (tỉnh Đăk Nông) đi chăng nữa, thì cả dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên nếu có tạm dừng [hoặc thay đổi đối tác khác ngoài TQ hoặc để nhân dân ta tự làm…], thì sự mất mát có lẽ cũng chỉ cỡ bằng 2-3/10 Vinashin mà thôi (?!);

Nhưng giả sử, cho dù nó có thiệt hại đến như là Vinashin đi chăng nữa, thì “Vinashin chỉ là chuyện quá ư nhỏ nhoi”, mà trong bài này; PGS.TS Vũ Cao Đàm, người đã từng là thầy giáo thuộc khoa Khoa học quản lý của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, đã phải thốt lên “Dân tôi chấp nhận các vị tham nhũng. Các vị tham nhũng gấp mười lần khoản nợ Vinashin cũng được, nhưng các vị chỉ nên “ăn quẹn cối xay” của dân thôi, dân tôi chịu đựng được đói nghèo vì sự tham nhũng của các vị, con cháu tôi cam chịu còng lưng trả những khoản nợ nần vung tay ngất ngưởng của các vị, nhưng chỉ xin các vị đừng bán đất bán nước của Tổ Quốc để nhận những khoản tiền khổng lồ từ nước ngoài, để rồi một ngày nào đó, phải xuất hiện một anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ kêu gọi dân chúng nhất tề đứng dậy chống cái “đồng chí kẻ thù” đã xâm lược Tổ Quốc ta bằng “Mười sáu chữ vàng”...

Hôm nay, ngồi nhìn đất nước bị TQ bao vây về mọi mặt; trên thực tế, đã nằm trong sự cương toả của TQ rồi; từ Kinh tế, văn hoá và đến lãnh thổ, lãnh hải… mà ta không khỏi xót xa, bởi như đã nhìn thấy hoạ mất nước [hoặc là phụ thuộc gần như có thể sánh với Triều Tiên của bố con nhà Kim Jâng il] đã là trước mắt chúng ta rồi (riêng kinh tế đã thâm hụt mậu dịch với TQ là 11,5 tỷ đô la, hơn 10%GDP).

Với CPC và Lào ở phía Tây, thì những bài báo gần đây đã cho ta thấy những gì đang diễn ra; và chỉ khoảng 50-60 năm nữa thôi; nhân dân ở hai quốc gia ngày sẽ trở thành thiểu số, cũng giống như Tân Cương, Tây Tạng mà thôi. Người viết bài này lại liên tưởng đến tuyến đường mà người TQ đang mơ nối t Vân Nam TQ qua lãnh th Lào và xung CPC, đim cui cùng ca tuyến đường này s ni đến cng Sihanoukville-CPC.

Và thế là, Inov Green Nghệ An như là một “trạm nghỉ” trên con đường dài xâm lăng ấy; rồi đến “trạm dừng chân” là Tây Nguyên – nóc nhà Đông Dương, mà ý tưởng là “Xa lộ song hành xuyên Đông Dương”, mà Bộ GTVT như đang muốn làm thay người TQ, và có thể là bằng tiền đi vay của họ vậy (?!);
Ở Việt Nam bây giờ là như vậy, “quan” hàng tỉnh thì có “cách làm” của hàng tỉnh; còn “quan Bộ” thì còn có nhiều cách, nội dung còn phong phú hơn [đấu thầu các công trình trọng điểm quốc gia; trao đổi thương mại; ngoại giao “hữu nghị” bằng cách im lặng v.v..]; để rồi, đến một lúc nào đó, để cứu nước, dân tộc Việt Nam chỉ còn biết hy vọng vào sự xuất hiện một thiên tài như Quang Trung Nguyễn Huệ nữa mà thôi ?!
Dù luôn cho mình chỉ là thuộc loại “ếch ngồi đáy giếng”, không có tầm nhận thức được như với những chuyên gia hàng đầu của đất nước về các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, ngoại giao…, khi các vị nói rằng Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát; nhưng người viết bài này cũng cố gắng để viết ra, ít ra là cũng không thẹn với lòng mình.

Và nếu may mắn, đất nước Việt Nam không phải là một tỉnh, một khu tự trị… của TQ sau năm, bảy chục năm; hoặc một vài thế kỷ tiếp theo; thì hậu thế mai sau cũng không vơ đũa cả nắm mà bảo rằng, giới trí thức VN ở nửa cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, không phải tất cả, ai cũng là những kẻ im lặng, ươn hèn, bạc nhược; thậm chí là những kẻ chỉ làm bồi bút, văn nô.

Vì vậy, nếu UBND tỉnh Lâm Đồng, ra văn bản và nói rằng: “Dừng dự án bauxite là không thực tế”, thì liệu rằng, có lấy màn thưa để che mắt được gần 90 triệu nhân dân Việt Nam
?


Vậy thì, nếu đem quan điểm của PGS.TS Vũ Cao Đàm, khi ông nói “Các vị tham nhũng gấp mười lần khoản nợ Vinashin cũng được…” (như đã trích dẫn); thì xem ra, dừng dự án bauxite tại Tây Nguyên là giải pháp để cứu cả một dân tộc, tránh một thảm hoạ mất nước đã được thấy trước, đâu phải là… không thực tế?!
Vậy, “thực tế” của dự án bauxite tại Tây Nguyên là gì?

Xin mượn thêm Lời bình ca nhà văn Phạm Viết Đào, khi ông nóí: “Vic TKV quyết lit khai thác bauxite Tây Nguyên bằng mi giá là do một “món nợ” của ai đó cn phi trả, nếu không trả thì không xong chăng?”.
Phải chăng, đây là “thực tế” mà người Việt Nam
hôm nay không thể làm khác được?


23.12.2010

.
.
.

No comments: