Thanh Phương - RFI
Thứ năm 09 Tháng Mười Hai 2010
Phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức tại Hà Nội trước Ngày quốc tế Nhân quyền 10/12/2010, đại sứ Mỹ Michael Michalak hôm nay cho rằng, năm 2010 đã là năm mà không gian dành cho tranh luận công khai đã bị thu hẹp toàn diện ở Việt Nam.
Theo đại sứ Mỹ Michael Michalak, từ việc ngăn chận truy cập mạng xã hội Facebook, các vụ tấn công những trang mạng chỉ trích chính quyền, cho đến những quy định kiểm soát chặt chẽ hơn các quán cà phê Internet và các trang blog, năm nay, quyền tự do trên Internet đã có một bước thụt lùi đáng kể ở Việt Nam.
Ông Michalak tố cáo là đã có hơn 24 người bị bắt giữ và hơn 14 ngưòi khác bị xem là vi phạm pháp luật chỉ vì đã bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến của họ. Theo AFP, đại sứ Mỹ không giải thích lý do vì sao có xu hướng này, nhưng nhiều nhà phân tích nhấn mạnh là đợt đàn áp gần đây nhắm vào các blogger và các nhà hoạt động chính trị diễn ra trong bối cảnh càng gần đến Đại hội Đảng, căng thẳng chính trị càng gia tăng.
Ông Michalak cho rằng, « lẽ ra không nên giam tù hoặc quy tội "khủng bố" những người chỉ bày tỏ ý kiến bất đồng với các chính sách của chính phủ ». Tuy vậy, đại sứ Mỹ nhìn nhận rằng Việt Nam đã có những cải thiện về mặt xóa đói giảm nghèo và về các biện pháp khác, cũng như về mặt tự do hành đạo.
Tại hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam hôm thứ ba vừa qua, đại sứ Thụy Sĩ Jean-Hubert Lebet cũng cho rằng không nên trừng phạt những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hoà. Ông Lebet cũng tỏ ý lấy làm tiếc về các vụ bắt giữ những nhà bất đồng chính kiến gần đây ở Việt Nam.
Cũng trong ngày thứ ba, Viện Nhân quyền thuộc Hội Luật sư quốc tế đã lên án Việt Nam tiếp tục bắt giữ và kết án tù các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư chiếu theo bộ Luật Hình sự. Cho tới nay, chính quyền Hà Nội vẫn khẳng định những tố cáo về đàn áp tự do ngôn luận là không có cơ sở.
.
.
.
VOA
Thứ Năm, 09 tháng 12 2010
Đại sứ Michael Michalak hôm thứ Năm nói rằng tính minh bạch trên Internet đã bị “tấn công” liên tiếp tại Việt Nam . Hình: US Embassy in Hanoi , Vietnam
Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội nói rằng Việt Nam đang gây khó khăn cho những người bất đồng chính kiến trong việc bày tỏ quan điểm của họ, với sự gia tăng các vụ bắt bớ trong thời gian gần đây.
Đại sứ Michael Michalak hôm thứ Năm nói rằng tính minh bạch trên Internet đã bị “tấn công” liên tiếp tại Việt Nam, với những giới hạn mới được áp đặt đối với các blogger và cà phê internet, cũng như các hành động xâm nhập các trang mạng chỉ trích nhà nước.
Đó là phát biểu của Đại sứ Michalak trước một diễn đàn đánh dấu Ngày Nhân Quyền Quốc Tế hôm thứ Sáu. Ông nói trong năm nay, 24 người đã bị bắt giữ, và 14 người khác bị kết tội tại Việt Nam, chỉ vì “đã bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.”
Trong khi nhiệm kỳ Đại sứ của ông sắp sửa kết thúc, trong 3 năm phục vụ tại ViệtNam đại sứ Michael Michalak đã chứng kiến sự kiện Washington và Hà Nội xích lại gần nhau trong các lĩnh vực thương mại và an ninh. Ông cho biết ông cũng thấy có cải thiện trong vấn đề tự do tôn giáo trong thời gian ở Việt Nam .
Tuy nhiên, ông Michalak nói thêm rằng “theo quan điểm của Hoa Kỳ, không nên bỏ tù bất cứ ai chỉ vì họ không đồng ý với các chính sách của chính phủ, và cũng không nên liệt ai vào thành phần “khủng bố” chỉ vì họ muốn đóng góp ý kiến vào tiến trình làm chính sách.”
Đại sứ Michael Michalak hôm thứ Năm nói rằng tính minh bạch trên Internet đã bị “tấn công” liên tiếp tại Việt Nam, với những giới hạn mới được áp đặt đối với các blogger và cà phê internet, cũng như các hành động xâm nhập các trang mạng chỉ trích nhà nước.
Đó là phát biểu của Đại sứ Michalak trước một diễn đàn đánh dấu Ngày Nhân Quyền Quốc Tế hôm thứ Sáu. Ông nói trong năm nay, 24 người đã bị bắt giữ, và 14 người khác bị kết tội tại Việt Nam, chỉ vì “đã bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.”
Trong khi nhiệm kỳ Đại sứ của ông sắp sửa kết thúc, trong 3 năm phục vụ tại Việt
Tuy nhiên, ông Michalak nói thêm rằng “theo quan điểm của Hoa Kỳ, không nên bỏ tù bất cứ ai chỉ vì họ không đồng ý với các chính sách của chính phủ, và cũng không nên liệt ai vào thành phần “khủng bố” chỉ vì họ muốn đóng góp ý kiến vào tiến trình làm chính sách.”
.
.
.
No comments:
Post a Comment