Thursday, December 2, 2010

30 CÂU HỎI CHO ÔNG PUTIN (Tiếng Nói Nước Nga)


Tiếng Nói Nước Nga
2.12.2010, 16:40

Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã trả lời phỏng vấn của nhà báo lừng danh Larry King từ kênh truyền hình CNN, Mỹ. Trong số các nội dung thảo luận có những vấn đề nóng hổi nhất của thời đại hiện nay: chương trình hạt nhân của Iran, tình hình Bắc Triều Tiên và Afghanistan, Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, vụ WiKileaks cũng như cuộc bầu cử sắp tới và hoạt động của các cơ quan đặc nhiệm.

Đây là lần cuối cùng ông Larry King phỏng vấn một nhà chính trị. Trong tháng 12 này, chương trình nổi tiếng của nhà báo huyền thoại, xuất hiện 25 năm trước đây trên kênh CNN và được ghi vào Sách kỷ lục Guiness, sẽ bị đóng cửa. Đối với ông Putin đây là lần thứ hai nhà lãnh đạo Nga đàm đạo với Larry King. Tháng 9 năm 2000 đã có cuộc gặp đầu tiên. Và nhất định sẽ có cuộc giao lưu thứ ba: nhà báo Larry King có kế hoạch đến thăm nước Nga trong năm tới.

Lần này, một trong những đề tài quan trọng nhất là vũ khí tấn công chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa. Thủ tướng Nga tuyên bố, Matxcơva không đe dọa nước nào, nhưng nếu Hoa Kỳ không phê chuẩn Hiệp ước START 2 thì Nga buộc phải áp dụng những biện pháp đáp trả để bảo đảm an ninh quốc gia của mình.
Ông Putin nói: “Nếu đề xuất của chúng tôi nhận được câu trả lời tiêu cực, và có những đe dọa mới xung quanh biên giới của đất nước chúng tôi, thì Nga phải lo bảo đảm an ninh của chính mình bằng những phương pháp khác nhau: bố trí các khối tấn công mới nhằm giáng trả nguy cơ mới xuất hiện sát gần biên giới, chế tạo tên lửa mới và công nghệ hạt nhân mới. Đó không phải lựa chọn của chúng tôi. Chúng tôi không hề muốn xẩy ra điều đó”.

Ông Putin nhắc nhở rằng, khi phát biểu trước Hội đồng Liên bang, Tổng thống Dmitri Medvedev đã tuyên bố, Nga đề nghị cùng nhau giải quyết vấn đề an ninh. Nga có thể thỏa thuận với NATO về trao đổi thông tin, thành lập hệ thống điều khiển chung. Song, qúa trình này không thể bắt đầu chừng nào người ta chưa tôn trọng lợi ích của Nga. Về chương trình hạt nhân của Iran thì Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lợi dụng tình hình này để đến năm 2015 triển khai hệ thống radar và tên lửa đánh chặn sát gần biên giới Nga. Thủ tướng Putin nhấn mạnh, Nga không bố trí tên lửa của mình trên địa bàn Mỹ nhưng Matxcơva không thể không lo ngại trước kế hoạch của Hoa Kỳ.

Tình hình trên bán đảo Triều Tíên cũng gây lo ngại nghiêm trọng vì các sự kiện đang diễn ra gần biên giới Nga. Song, ông Putin bày tỏ hy vọng rằng, tình hình căng thẳng sẽ dịu đi, lý trí lành mạnh sẽ giành phần thắng và các bên sẽ bắt đầu cuộc đối thoại.

Đề tài riêng là tình hình Afghanistan. Hiện nay, lực lượng liên quân đang thực hiện sứ mệnh quan trọng ở đất nước này, và được sự hỗ trợ của Nga. Đồng thời, Matxcơva không định hiện diện quân sự ở Afghanistan. Thủ tướng Putin nhấn mạnh như vậy. Đánh giá tình hình chung trên thế giới, ông Vladimir Putin nói như sau: “Trên thế giới, số lượng vấn đề phức tạp đang gia tăng. Nhưng, tôi vẫn là người lạc quan. Theo quan điểm của tôi, chúng ta sẽ có thể đạt thỏa thuận về những vấn đề nan giải nhất mà hôm nay tưởng như không giải quyết nổi”.

Trong cuộc phỏng vấn của CNN, bộ phận quan trọng là tình hình ở Nga. Về mặt này, ông Larry King không nêu ra câu hỏi độc đáo nào. Mở đầu cuộc đàm đạo, người dẫn chương trình lại hỏi về cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga. Câu trả lời của ông Putin cũng dễ dự đoán: “Tôi và Tổng thống Dmitri Medvedev đối tác chặt chẽ với nhau và đã từ lâu thỏa thuận rằng, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định phối hợp về cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, một quyết định phục vụ lợi ích của nhân dân Nga. Cuộc bỏ phiếu sẽ tiến hành vào tháng 4 năm 2012. Chúng tôi còn nhiều thì giờ. Xin nhắc lại một lần nữa: chúng tôi sẽ trao đổi ý kiến và sẽ thông qua quyết định xuất phát từ tình trạng kinh tế, xã hội và chính trị trong đất nước mình”.

Về những nhận xét dường như chính ông Putin chứ không phải Tổng thống Medvedev nắm quyền thực sự trong nước, thì Thủ tướng đã phản bác dứt khoát: những nhận xét tương tự thường nói lên để gây sự chia rẽ giữa hai nhà lãnh đạo, nhưng ý đồ đó không thành công. Nga sẽ không đi chệch khỏi các nguyên tắc dân chủ.  Vấn đề khác là, tại sao Mỹ hay cáo buộc Nga thiếu dân chủ. Thủ tướng Putin nhắc nhở về việc, trong lịch sử nước Mỹ đã có hai trường hợp  khi ứng viên không nhận được đa số phiếu mà vẫn giữ được ghế Tổng thống. Ở đây nẩy ra câu hỏi: đâu là nền dân chủ? Song Hoa Kỳ luôn có sẵn câu trả lời. Ông Putin nói: “Khi chúng tôi trò chuyện với các bạn Mỹ và nói với họ về những vấn đề mang tính hệ thống trong chuyện này, chúng tôi đã nghe họ nói rằng “đừng can thiệp vào chuyện của chúng tôi”. Với các đồng sự của chúng tôi ở Mỹ, tôi cũng muốn khuyên như thế, đừng can thiệp với chủ quyền lựa chọn của người Nga. Nhân dân Nga đã thực hiện sự lựa chọn vào đầu thập niên 90 và sẽ không đi chệch khỏi con đường dân chủ”.

Trong qúa trình nói chuyện, ông Larry King đã nêu cả những câu hỏi về cuộc sống gia đình. Cuối cuộc đàm đạo, người hướng dẫn chương trình truyền hình của CNN đã hỏi ông Putin về hai con gái của Thủ tướng Nga. Người cha trả lời ngắn gọn: “Các cháu sống cuộc sống bình thường, đang học đại học. Cả hai con gái tôi đều hài lòng, đều có nhiều bạn bè. Tuy nhiên, tôi không thấy cần để hai con gái tôi thành nhân vật của công chúng, mà bản thân các cháu cũng không muốn như vậy”.
.
.
.

No comments: