Thursday, October 8, 2009

VN SẼ VÀO TOP 20 NỀN KINH TẾ LỚN NHẤT THẾ GIỚI (!)


"VN sẽ vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới"


NÓI KHÔNG BIẾT DỊ
truongduynhat
Tháng Mười 8, 2009
http://truongduynhat.wordpress.com/2009/10/08/ni-khng-biết-dị/

Quê tôi có câu “nói rứa mà không biết dị”. Nên chuyển ông Kiên sang làm Viện trưởng viện nói dóc.
Trang bee.net.vn hôm 5-10 đưa bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Kiên, tiến sĩ, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Đông Nam Á với cái tít kinh hoàng: “Việt Nam sẽ vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới“.

Ông Nguyễn Xuân Kiên, Viện trưởng Viện chiến lược kinh tế - xã hội Việt Nam và Đông Nam Á. Ảnh: ĐT
http://farm3.static.flickr.com/2479/3991952136_28d2ae7650.jpg

“Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ 20 -30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 40 năm nữa, Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới” (trích bee.net.vn).
Đọc xong không nhịn cười được. Thế mà ổng ngồi ở cái ghế Viện trưởng Viện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Đông Nam Á, kể cũng lạ!
Không biết ông tiến sĩ Viện trưởng có đọc được nhận định này của tổ chức ngân hàng Thế giới WB: tính đến năm 2009, Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

---------------------------------------------------

Bauxite Việt Nam xin đăng sau đây bình luận của một độc giả:
Không biết ông Kiên có phép màu gì không, hoặc ông nhất định phải là người tôn sùng thuyết siêu tưởng, chứ cái lập luận dựa vào "hiện nay một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho tư duy chiến lược và có một số doanh nghiệp đã thực sự bứt phá" thì thực sự chẳng thuyết phục chút nào. Tôi thiết nghĩ, cái quyết định cho sự phát triển ổn định của một nền kinh tế nằm ở các thiết chế vĩ mô, là sự sáng suốt của các nhà hoạch định chính sách. Đồng thời với nó là sự minh bạch về thông tin, sự công bằng trong môi trường kinh doanh được điều hành bởi một nhà nước pháp quyền và dân chủ. Chỉ có thế mới có thể phát huy được tối đa các nguồn lực để chấn hưng nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn liên tục kêu gọi phát huy dân chủ, đủ thấy đó là một thực trạng chưa thể lạc quan. Không cần nhìn ra các nước phát triển, chỉ “nhìn quanh” láng giềng, ta cũng nhận thấy dễ dàng môi trường kinh doanh của chúng ta còn quá nhiều bất cập. Là nhà quản lý có tiếng tăm, chắc ông không quên nhận định của Ngân hàng Thế giới về nền kinh tế Việt nam, họ cho rằng tính đến năm 2009 Việt Nam đã bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore”. Tôi cho rằng người lạc quan thứ nhì trên thế giới (người số 1 đương nhiên là ông Kiên) này cũng chẳng thể nào tin nổi điều này.
Xin ông chớ đại ngôn!


Nguyễn Dương
00:29 ngày Thứ Năm, 08/10/2009
http://bauxitevietnam.info/c/12476.html


“VN sẽ vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới”
– “Hiện nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho tư duy chiến lược và có một số doanh nghiệp đã thực sự bứt phá. Tuy nhiên, những kết quả ấy vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng của nền kinh tế nước ta”.
Đây là ý kiến của TS. Nguyễn Xuân Kiên, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Đông Nam Á .

Bee.net : Thưa ông, văn hóa kinh doanh có vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay?
Nguyễn Xuân Kiên : Trong kinh doanh, vai trò của vốn và nguồn nhân lực là rất quan trọng. Tuy nhiên, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, tránh chụp giật thì không chỉ biết tạo vốn mà còn phải biết xây dựng văn hóa kinh doanh mang đậm đà bản sắc riêng của doanh nghiệp mình.
Văn hóa kinh doanh mang lại một môi trường làm việc tốt, và là một yếu tố rất quan trọng trong việc giữ chân được các nhân tài.

Ông Nguyễn Xuân Kiên, Viện trưởng Viện chiến lược kinh tế - xã hội Việt Nam và Đông Nam Á. Ảnh: ĐT
http://bauxitevietnam.info/uploads/2009/10/Kien.jpg

Bee.net : Theo ông, yếu tố nào là khó khăn nhất khi xây dựng văn hóa kinh doanh?
Nguyễn Xuân Kiên : Cái khó nhất chính là người giám đốc, nhà quản lý có hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược về văn hóa kinh doanh hay không, anh ta có đủ nhiệt huyết và cái tâm để làm điều đó hay không, hay chỉ biết chạy theo lợi nhuận và quan tâm đến những lợi ích kinh tế trước mắt.

Bee.net : Ông đánh giá thế nào về vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong bản đồ kinh tế khu vực và trên thế giới?
Nguyễn Xuân Kiên : Hiện nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho tư duy chiến lược và có một số doanh nghiệp đã thực sự bứt phá. Tuy nhiên, những kết quả ấy vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng của nền kinh tế nước ta.
Nhiều doanh nghiệp chưa hình dung được các giải pháp bứt phá, không thấy được sự tương tác của kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế toàn cầu, do vậy, những thành tựu đạt được vẫn còn rất hạn chế.

Bee.net : Vậy xin ông cho biết, sắp tới Viện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Đông Nam Á có những kế hoạch gì để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược văn hóa kinh doanh?
Nguyễn Xuân Kiên : Về phía Viện, trước mắt chúng tôi sẽ tăng cường hoạt động của câu lạc bộ này, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề với các chủ đề về vốn, chiến lược kinh doanh… Bên cạnh đó, Viện cũng đẩy mạnh hoạt động đào tạo cho các doanh nghiệp từ ngắn hạn đến dài hạn; tăng cường tọa đàm khoa học.
Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ 20 -30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 40 năm nữa, Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bee.net : Xin cảm ơn ông!

Đồng Thùy

Nguồn: http://bee.net.vn/channel/1988/200910/VN-se-vao-top-20-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-1723478/





No comments: