Wednesday, October 14, 2009

VINH DANH 6 TIẾNG NÓI LƯƠNG TÂM VIỆT NAM


Vinh danh 6 tiếng nói
Trần Khải
Đăng ngày 14/10/2009 lúc 13:32:09 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4225
Trong khi nhà nước Hà Nội trấn áp các tiếng nói lương tâm tại Việt Nam, các hội nhân quyền quốc tế đã bước ra vinh danh các nhà văn đang bị trấn áp này.

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ hôm Thứ Ba đã gửi một bản tin tiếng Anh với lời giới thiệu tóm lược như sau:
“...
Thông cáo của tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch báo tin:
Sáu nhà văn Việt Nam có tên dưới đây được trao tặng Giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009, cùng với 31 nhà văn của 18 nước khác trên thế giới.
Đài Quan Sát Nhân Quyền đã tuyên dương sáu nhà văn Việt Nam về sự dấn thân của họ để bênh vực quyền Tự Do Phát Biểu Quan Điểm và lòng dũng cảm của họ khi phải đối phó với sự ngược đãi, đàn áp của quyền lực chính trị tại quê hương thân yêu của họ.
Đây là một hành động ủng hộ thiết thực và một tín hiệu về sự đoàn kết quốc tế đầy ý nghĩa của một tổ chức Bênh Vực Nhân Quyền rất có Uy tín dành cho những nhà tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam đang bị trấn áp nghiệt ngã bởi nhà cầm quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam.
Chắc chắn Giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009 sẽ làm công luận thế giới chú ý, quan tâm nhiều hơn nữa về tấn thảm kịch Nhân Quyền dưới chế độ CHXHCNVN. Nhứt là sau những bản án tù bất công và phi pháp mới đây tại Hà Nội và Hải Phòng, cũng như vụ công an CSVN gây sự, dựng chuyện, kiếm cớ để hành hung tàn bạo nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và ngụy tạo hình chụp để che dấu những hành vi tội ác mà lịch sử sẽ ghi chép cho hậu thế.”Bản tin Anh ngữ đính kèm cho biết:
“Những người trúng giải năm nay từ Việt Nam gồm có:
- Một người viết blog bị giam vì các bài viết kêu gọi đổi mơi dân chủ;
- Nhiều nhà báo liên hệ tới tờ Tổ Quốc (http://to-quoc.net/), một tạp chí ngoàì luồng của những người bất đồng chính kiến’
- một nhà sư Phật Giáo đã bị giam trong tù 26 năm vì niềm tin và các bài viết của ông;
- một cựu sĩ quan quân đội nhân dân trở thành một nhà thơ và một người phê phán chế độ; và
- một nhà văn sắc tộc Tày từ miền Bắc VN, người bị trục xuất khỏi Đảng CSVN sau khi biết ông ủng hộ phong trào dân chủ.
Hai trong nhóm được giải, Phạm Thanh Nghiên và Trần Anh Kim, hiện đang ở trong tù, chờ xử án vì các hoạt động và bài viết ủng hộ dân chủ.
Nhiều người phê phán chính phủ đã bị bắt và bị giam tại VN trong năm qua. Hồi đầu tháng 10-2009, các toà án ở Hà Nội và Hải Phòng tuyên án 9 nhà bất đồng chính kiến vào tù, trong đó có nhà văn nổi tiếng Nguyễn Xuân Nghĩa, người đã nhận được giải thưởng Hellman/Hammet 2008. Một người khác cũng từng được giải Hellman/Hammet, nhà văn và nhà hoạt động nhân quyền Trần Khải Thanh Thủy - người bị giam 9 tháng trong năm 2007 - đã bị bạo hành và bị giam bởi công an hôm 8-10, sau khi bà tìm cách dự phiên toà của các nhà bất đồng chính kiến thân hữu ở Hà Nội và Hải Phòng.
“Việc quốc tế công nhận các nhà văn bất đồng chính kiến tại VN càng quan trọng hơn bao giờ hết, với tình hình nhà nước VN tăng cường đàn áp. Giảỉ thưởng Hellman/Hammet hỗ trợ tài chánh để giúp các nhà văn bị truy bức những người có thể bị bứt rời khỏi việc làm của họ hay là phảỉ vào tù vì dám thách thức người nắm quyền lực,”
theo lời Elaine Pearson (Phó Giám Đốc Châu Á của Hội Quan Sát Nhân Quyền)...”

Bản tin Đàì VOA hôm 13-10-2009 viết như sau:

“...Giải này nhằm vinh danh những người tranh đấu cho quyền tự do phát biểu và có thái độ dũng cảm trước đàn áp chính trị.
Đó là Nguyễn Hoàng Hải bút hiệu Điếu Cày, Nguyễn Thượng Long, Phạm Thanh Nghiên, Thích Thiện Minh, Trần Anh Kim và Vi Đức Hồi...
Tất cả những người này có những bài viết hoặc hoạt động từng bị chính quyền cấm đoán.
Ngoài những trải nghiệm cá nhân, họ còn đại diện cho nhiều nhà hoạt động khác có cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp đã bị xáo trộn do các chính sách đàn áp của chính quyền liên quan đến phát biểu và viết lách...
Trong vòng 20 năm qua, hơn 700 người thuộc 91 quốc gia đã nhận giải Hellman/Hammett, tối đa là 10 ngàn đôla.
Trong số 37 người nhận giải năm nay, 3 nước Trung Quốc, Iran, và Việt Nam mỗi nước có 6 người. Còn lại là Miến Điện, Colombia, Ai Cập, Eritrea, Gambia, Iraq, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Rwanda, Sri Lanka, Syria, Tây Tạng, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, và Zimbabwe.”
(hết trích)

Thực sự họ là ai? Nhiều người trong nhóm nhà văn được giảỉ thưởng trên là trong nhóm 9 người bị bắt vì hoạt động dân chủ.
Bài Xã luận báo Thông Luận số 238 (th. 07/2009) đã viết như sau:
“Tháng 9-2008 chính quyền cộng sản bắt giam chín người dân chủ: Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Hùng, Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Tính, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Kim Nhàn.
Họ bị buộc tội đã treo biểu ngữ ở một vài nơi và có ý định tổ chức biểu tình lên án việc Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông và sáp nhập hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Riêng cô Phạm Thanh Nghiên thì chỉ "tọa kháng", nghĩa là ngồi im lặng trước nhà mình để bầy tỏ sự phản đối. Anh Nguyễn Mạnh Sơn, người đã giúp các bạn vẽ biểu ngữ nhưng không tham gia một việc gì khác, bị thẩm vấn rồi được cho về. Đây gần như là một vụ bắt người lén lút vì các báo trong nước không đưa một dòng tin nào. Công an lúng túng vì những người bị bắt hoàn toàn vô tội: không có một luật nào cấm treo biểu ngữ; họ cũng không thể bị cáo buộc là tuyên truyền chống nhà nước vì nội dung các biểu ngữ chỉ khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, đúng như chính quyền Việt Nam đã từng nhiều lần tuyên bố; còn việc dự định tổ chức biểu tình thì không hề có một chứng cứ nào, chính công an biết chỉ là lý cớ bịa đặt.
Lý do thực sự khiến họ bị bắt chỉ là vì lúc đó đang diễn ra cuộc đấu tranh của giáo dân Hà Nội đòi chính quyền trả lại đất Thái Hà và Toà Khâm Sứ, chính quyền sợ cuộc đấu tranh này lây lan ra khối dân oan và kết hợp với phong trào dân chủ nên đã quyết định bắt giam để vô hiệu hoá những người mà họ cho là tích cực nhất trong trong khối dân oan cũng như trong môi trường dân chủ.”
(hết trích)

Họ là ai? Thực sự, họ là tiếng nói của hồn thiêng sông núi, không thể nào khác hơn được. Những lời của họ phát xuất từ con tim, khi thấy cả dân tộc bị áp bức. Đó là một sự thật. Lịch sử sẽ nhìn thấy như thế.

Trần Khải
© Thông Luận 2009



--------------------------

Sáu người Việt Nam trong số 37 nhân vật được truy tặng Giải nhân quyền Hellman/Hammett năm 2009
http://thongluan.org/vn/modules.php?name=Content&pa=showpage&pid=1355

Năm nay có 37 nhà văn thuộc 19 quốc gia được trao giải nhân quyền Hellman/Hammett

Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) vừa thông báo giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett năm 2009 cho 37 nhân vật thuộc 19 quốc gia trên thế giới hiện đang gặp khó khăn vì các nhà nước tại đó. Giải thưởng này nhằm mục đích tuyên dương tinh thần dũng cảm và quyết tâm của họ về vấn đề tự do bày tỏ chính kiến mặc dù bị khó khăn về chính trị.
Tất cả những nhà văn hay nhà hoạt động vừa kể đề đang phải trải qua những khó khăn vì bị truy bức. Qua những trải nghiệm bản thân, họ cũng còn là đại biểu thay mặt cho nhiều những nhà văn và nhà báo khác hiện đang phải chịu đựng chính sách đàn áp tự do ngôn luận.

Giải nhân quyền Hellman/Hammett do tổ chức HRW quản trị và truy tặng hằng năm cho những nhà văn khắp thế giới đang là đối tượng truy bức về chính trị. Giải này trao lần đầu vào năm 1989 sau khi kịch tác gia Hoa Kỳ, bà Lillian Hellman để lại di chúc là gia sản của bà để lại sẽ dành truy tặng những nhà văn đang gặp khó khăn về mặt tự do ngôn luận.
Các chính quyền đã sử dụng các biện pháp bạo lực có trong tay để truy bức, ám hại nhằm bịt miệng những nhà văn được giải năm nay. Họ bị trấn áp, hành hung, hăm doạ, tù đày vì những bản án phi lí, thậm chí bị đày đoạ chỉ vì cung cấp thông tin cho các tổ chức phi chính phủ. Ngoài những hình thức truy bức kể trên, khá đông các nhà văn còn bị ép buộc phải tự kiểm duyệt mình.
Bản thân bà Hellman và người đồng chí lâu năm là tiểu thuyết gia Dashiell Hammett cũng từng trải cảnh trạng bị truy bức trong thời gian những năm 1950, cả hai bị uỷ ban quốc hội Hoa Kỳ thẩm vấn liên tục về chính kiến và mối quan hệ của họ. Bà Hellman gặp khó khăn trong tìm việc làm. Ông Hammett thì phải tù tội một thời gian.
Năm 1989, những người thụ uỷ gia tài của nhà văn Hellman đã đề xuất với tổ chức HRW lên một kế hoạch trợ giúp các nhà văn đang bị truy bức về quyền tự do ngôn luận vì đã can đảm bày tỏ ý kiến và phê bìn hđường lối chính sách của nhà nước sở tại.

Trong 20 năm qua, đã có trên 700 nhân vật thuộc 91 quốc gia nhận được giải thưởng này, tổng cộng đã có đến 3 triệu USD giải thưởng được trao tặng.

Trong số 37 giải thưởng năm nay có 6 giải trao cho các nhà văn Trung Quốc, Iran và Việt Nam. Mười tám người trong số họ hiện vẫn yêu cầu được giữ kín danh tính vì lo ngại gia đình thân nhân bị bức hại. Trong số họ có những người tại các quốc gia như Burma, China, Egypt, Iran, Iraq, Russia, Rwanda, Sri Lanka, Syria, Tunisia, Vietnam, và Zimbabwe.

Dưới đây là tóm lược về một số nhân vật được giải năm nay:

Saw Wei (Burma) là một nhà thơ và là một nghệ sĩ trình diễn hiện đang bị cầm tù tại Mandala. Lúc bị bắt, ông là người chủ suý nhóm thơ “Cầu Vồng Trắng” có mục đích gây quỹ cho trẻ mồ côi bị bệnh AIDS.
Saw Wei gặp thử thách ngay từ cuộc nổi dậy năm 1988, khiến ông bị sa thải khỏi chức vụ là một công chức ngành thông tin. Đến năm 2008, ông bị bắt và bị kết tội là “âm mưu chống đối nhà nước”. Bản án của ông có liên quan đến bài thơ ông viết có tựa đề “Mười Bốn Tháng Hai” (ngày Valentine) ngụ ý phê phán tướng Than Shwe, chủ tịch hội đồng quân phiệt Miến Điện. Những chữ đầu của mỗi dòng thơ ghép lại thành câu “Tướng Than Shwe tham quyền cố vị”. Bài thơ được in trong tạp chí Thơ Tình, vừa xuất bản đã bán sạch. Saw Wei phải ra toà ba lần, đều không có luật sư bào chữa, và bị kết án hai năm tù từ Tháng 11, 2008.

Hu Jia (Hồ Giai) (China), một nhà bình luận sắc sảo và là nhà hoạt động nhân quyền, từng viết bài bênh vực các nhà hoạt động nhân quyền khác, cá nhân ông cũng từng viết nhiều đề tài, từ vấn đề bảo vệ sinh môi đến đề tài về đạo Phật, từ chuyện cải cách chính trị đến vấn đề tự do ngôn luận. Năm 2007, ông tham gia kí tên vào một số thư ngỏ lưu ý nhà nước về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, và phát biểu tại các buổi điều trần nhân quyền tại Quốc Hội Châu Âu. Một tháng sau ông bị bắt (Tháng Giêng 2008). Đến Tháng Tư, ra trước phiên toà thiếu hẳn tiêu chuẩn công lí, ông bị kết tội “gây bạo loạn chống lại nhà nước” và bị kết án tù ba năm rưỡi. Nhà nước từ chối đặc xá vì lí do sức khoả vì ông bị bệnh xơ gan nặng.

Shi Tao (Thạch Đào) (China),
nhà thơ nhà văn , kí giả và biên tập viên một số tờ báo, đã từng xuất bản thơ.
Ông được thế giới bên ngoài biết đến qua việc công ti Yahoo cộng tác với công an để nhận diện danh tính tác giả một số tố cáo teên mạng về các thủ đoạn tuyên truyền của nhà nước gửi ra báo chí. Hiện ông đang bị tù với bản án 10 năm vì tội “tiết lộ bí mật nhà nước”.

Tsering Woeser (China, Tibet), nhà thơ và kí giả, biên tập viên, và là thành viên của nhóm “Nhà văn Trung Hoa” gồm những nhà văn Tây Tạng viết bằng chữ Hán.
Woeser gặp khó khăn từ năm 2003, khi bà xuất bản quyển sách thứ nhì gồm tuyển tập các bài văn nhanh chóng trở thành tác phẩm bán chạy. Thế là sách bị cấm xuất. Đến Tháng Sáu 2004, bà bị loại khỏi Hội Nhà Văn Tây Tạng. Bà rời Lhasa về sinh sống tại Bắc Kinh và tiếp tục viết về văn hoá Tây Tạng và tình trạng chính trị tại đó, đem xuất bản tại Đài Loan và trên mạng. Bà được trao tặng giải Tự Do Ngôn Luận của Hiệp Hội Nhà Văn Na Uy năm 2007, nhưng chín hquyền Trung Quốc cấm cản bà đi nhận giải. Khi các cuộc nổi dậy bùng ra tại Tây Tạng vào Tháng Ba 2008, nhà văn Woeser bị đặt vào tình trạng quản chế tại gia, trang mạng của bà bị phá hoại, địa chỉ điện thư bị cướp. Tháng Tám 2008, khi bà về Lhasa thăm mẹ, bà bị công an giam giữ về tội chụp ảnh quân đội và công an, và bị buộc trở lại Bắc Kinh.

Nurmuhemmet Yasin (China), nhà văn, nhà thơ, kí giả gốc Duy Ngô Nhĩ thuộc cộng đồng Hồi giáo tại Trung Hoa đang phải vùng vẫy để bảo tồn văn hoá trước sức mạnh đồng hoá của văn hoá Hán tộc.
Yassin bị bắt năm 2004 sau khi cho xuất bản truyện “Bồ câu hoang”, một truyện dụ ngôn kể chuyện một chú bồ câu con trai của một vị hoàng đế bị giam vào lồng son, luôn tìm cách vẫy vùng để xổ lồng bay tìm đàn. Trước phiên toà không có luật sư, ông bị kết tội sách động người Duy Ngô Nhĩ chống lại nhà nước, và bị kết án tù 10 năm. Từ đó đến nay, không ai được đến thăm ông tại nhà tù số 1 Urumqi.

Sáu nhà văn Việt Nam được trao giải Hellman/Hammett năm nay

Nguyễn Hoàng Hải, tức Điếu Cày (Việt Nam), là một blogger nổi tiếng, bị tù vì những bài viết cổ vũ dân chủ và chống tham nhũng tại Việt Nam.
Ông từng là quân nhân, qua bút hiệu Điếu Cày, từng viết bài trên blogg riêng để phê phán nhà nước quỵ luỵ nước láng giềng phương bắc. Năm 2006, ông cùng các bạn thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Từ đầu năm 2008, Điếu Cày bị công an theo dõi suốt thời gian trước khi rước đuốc thế vận tại Sài Gòn. Ông bị bắt ngày 19 Tháng Tư 2008 và bị ghép tội trốn thuế, mà công luận xem như là trò nguỵ tạo để trừng phạt ông qua các hoạt động dân quyền Ông bị giam đến Tháng Chín 2008 thì bị xử án tù hai năm rưỡi. Thoạt đầu ông bị giam tại Chí Hoà, rồi dời ra Cái Tàu (Cà Mau) từ đầu năm 2009.

Nguyễn Thượng Long (Việt Nam), là một cựu giáo viên trung học, nguyên thanh tra giáo dục, nổi lên từ năm 2007 khi ông về hưu,
Khi làm thanh tra giáo dục, ông đã có những bài báo đăng tải trên báo nhà nước, có nội dung phê phán hệ thống giáo dục Việt Nam. Ông viết về nạn tham nhũng tràn lan, về nạn thi cử gian dối, nãn mua chức bán bằng cấp. Năm 2001, ông phổ biến bài thuyết trình nảy lửa về tệ nạn giáo dục tại hội nghị giáo dục tỉnh Hà Tây. Mặc dù bài viết của ông được phổ biến rộng trên báo chí nhà nước và trên mạng, ông bị treo chức suốt năm năm. Đến năm 2007, biết là vô vọng trong việc cải cách từ trong, ông về hưu và tham gia ban biên tập báo Tổ Quốc, một tờ báo đối lập. Từ khi tham gia báo Tổ Quốc, ông liên tục bị quấy nhiễu, thẩm vấn, quản chế tại gia.

Phạm Thanh Nghiên (Việt Nam), một nhà văn tài năng và là nhà hoạt động dân quyền, bị giam giữ không xét xử từ hơn năm nay.
Năm 2007, khi nhà máy len nơi cô làm việc bị phá sản, Phạm Thanh Nghiên bắt đầu tham gia giúp đỡ những nông dân bị mất đất, và viết bài cổ vũ nhân quyền và dân chủ. Nhà nước cấm cản cô không được dự phiên toà xử người bạn thân, Ls. Lê Thị Công Nhân, rồi cô bị công an sách nhiễu liên tiếp. Tháng Sáu, 2008, cô bị bắt vì tham gia kí tên vào đơn gửi Bộ Công An được tổ chức biểu tình ôn hoà chống tham nhũng. Ít ngày sau đó, cô bị bọn lưu manh tấn công và bị hăm doạ nếu tiếp tục hoạt động dân quyền thì sẽ bị nguy đến tính mạng. Tháng Chín 2008, cô bị bắt và bị giam tại nhà tù Thanh Liệt ( B 14) tại Hà Nội.

Thích Thiện Minh (Việt Nam),
nhà tu Phật Giáo tại Bặc Liêu, từng bị tù vì không chịu theo chính sách tôn giáo của nhà nước.
Ông bị giam suốt 26 năm trời (1976-2005) tại nhà tù Xuân Phước và Xuân Lộc, bị tra tấn dữ dội. Từ khi ra tù, ông bị cấm trở về chùa cũ. Ông bị quản chế tại gia và bị sách nhiễu vì thành lập Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo. Mặc dầu vậy, ông vẫn nghiễm nhiên là một người phát ngôn của những nạn nhân của chế độ lao tù tại VN. Năm 2007, tập hồi kí lao tù của ông được xuất bản, soi rọi rất nhiều khía cạnh bất nhân của chế độ lao tù cải tạo tại Việt Nam.

Trần Anh Kim, còn có tên là Trần Ngọc Kim (Việt Nam), là cựu Trung Tá phó chính uỷ đơn vị quân dội nhân dân, hiện đang bị giam giữ vì hoạt động dân quyền.
Trần Anh Kim được biết đến qua các bài viết tố cáo bất công và tham nhũng trong đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1991, nhằm bịt miệng ông trước đại hội đảng kì 7, ông bị bắt vì tội “ lợi dụng chức vụ để tham ô tài sản nhà nước”. Sau đại hội, ông được miễn tố và cho phục chức. Năm 1994 lại bị bắt và bị xử tù hai năm, bị cách tuột chức tước. Được thả ra sau một năm tù, ông liên tục chống đối lệnh giam tù ông. Đến năm 1997, nhà nước muốn chiêu dụ ông, cho đeo lon Thiếu Tá, nhưng ông kiên quyết đòi công lí nên bị thả hồi khỏi quân ngũ, mất quyền lợi hưu bổng. Năm 2006, ông trở thành người viết đối lập, tham gia Khối 8406, cổ vũ dân chủ và nhân quyền. Ông cũng tham gia ban biên tập bán nguyệt san Tổ Quốc. Hôm 6 Tháng Bảy 2009, ông bị bắt vì liên can đến Đảng Dân Chủ, bị kết tội vi phạm Điều 88 Luật Hình Sự Việt Nam.

Vi Đức Hồi (Việt Nam), người dân tộc Tày tại Lạng Sơn, từng là cán bộ đảng cấp uỷ tại huyện nhà, bị thải hồi và bị quản chế tại gia vì những bài viết cổ vũ dân chủ.
Ông Vi Đức Hồi sinh ra trong một gia đình đảng viên, có bằng kinh tế, chính trị và luật. Ông vào đảng năm 1980, và nhanh chóng được thăng chức lên đến cấp huyện uỷ. Năm 2006, ông bắt đầu viết bài phê bình đảng và hô hào cải cách dân chủ -thoạt đầu ông dùng bút hiệu, sau khi bị khai trừ khỏi đảng năm 2007 thì ông lấy tên thật. Tháng Ba 2007, khi ông bị phát hiện là có viết bài chống đảng, ông bị bắt giữ một tuần lễ, rồi bị khai trừ đảng và bị cách chức. Từ đó ông bị quản chế, trước nhà luôn có chốt công an canh gác để ngăn trở khách đến thăm. Ông bị mời lên công an thẩm vấn liên tu, hai lần bị đấu tố trước công chúng. Vợ ông là nhà giáo dạy tiểu học cũng bị khai trừ đảng vì tội không chịu tố khổ ông.

Nguồn:
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch, ngày 11/10/2009

Copyright © by e-ThongLuan All Right Reserved

------------------------------------------------

Giải thưởng Nhân Quyền Hellman/Hammett 2009 (RFA)
Human Rights Watch trao giải nhân quyền Hellman/Hammett cho sáu văn sĩ ly khai tại Việt Nam (RFI)
6 người nhận giải của tổ chức nhân quyền (BBC)
Sáu người Việt nhận giải Hellman/Hammett (VOA)


No comments: