Tuesday, October 20, 2009
VACLAV HAVEL : CẦN PHẢI THỨC TĨNH
Václav Havel : Cần phải thức tỉnh
Michael Levitin
http://www.newsweek.com/id/217017
--------------------------------------------
Q.T dịch
Tháng 10/2009
http://www.doi-thoai.com/baimoi1009_274.html
Hai mươi năm sau khi lãnh đạo Cách mạng Nhung, góp phần mang lại nền dân chủ cho toàn Đông Âu, Vaclav Havel, nhà soạn kịch, nhà bất đồng chính kiến đã trở thành tổng thống đầu tiên của nước Tiệp Khắc (Czechoslovakia) tự do, vừa có cuộc trao đổi với phóng viên Michael Livitin của Newsweek tại Berlin.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi :
Michael Livitin : Ông nghĩ gì về thái độ gần đây của Nga đối với Georgia và Ukraine ? Các nước Đông Âu có nên lo lắng về sự trỗi dậy của Nga ?
Václav Havel : Theo tôi chúng ta cần phải thức tỉnh. Chính sách của Nga gần đây đã làm chúng tôi rất chú ý. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga đang cố mở rộng tầm ảnh hưởng của nó bằng những cách tinh vi hơn trước nhiều.
Michael Livitin : Ông có thể cho ví dụ ?
Václav Havel : Ví dụ như Nga có thể đóng các đường ống dẫn khí và dầu, việc này đã xảy ra rồi. Chúng tôi cũng tự thấy đang bị thôn tính bởi các công ty Nga, họ đang mua cổ phần trong các công ty chiến lược của Czech như sân bay Prague Ruzyne Airport. Nga đã sở hữu hơn một nửa cổ phần tại công ty này. Tôi không muốn là người lo lắng, nhưng chúng ta không nên là kẻ ngây thơ.
Michael Livitin : Ông có trông chờ gì ở Washington ? Sự mở rộng NATO có giúp gì được không ?
Václav Havel : Mỹ từ lâu đã củng cố an ninh cho Czech và chính NATO, nhiều hơn EU, đã là chiếc phao an ninh thực sự cho Cộng hòa Czech (và Đông Âu). EU lẽ ra đã không mở rộng vào năm 2004 nếu NATO không mở rộng vào năm 1999.
Michael Livitin : Theo ông, NATO có nên tiếp nhận Georgia và Ukraine ?
Václav Havel :NATO, cũng như EU, có nền tảng trên một số giá trị nhất định. Vì vậy cả hai tổ chức này đều cần có một sự xác định về địa lý và họ cần phải biết được giới hạn địa lý của họ. Nhưng theo quan điểm của tôi, giới hạn địa lý đó là dọc theo biên giới phía tây của Nga với các nước như Ukraine, Belarussia v.v. và Georgia chính là một phần của châu Âu theo nghĩa này. Tuy nhiên, NATO không thể trở thành một Liên hợp Quốc thứ hai. Nó cần phải được giới hạn rõ về địa lý.
Michael Livitin : Đã hai thập niên trôi qua kể từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, ông có phản ứng gì với hiện tượng luyến tiếc thời Xô-viết cũ đang nổi lên khắp Đông Âu ?
Václav Havel :Vấn đề này thuộc về tính nhân bản, lúc bạn nếm được niềm hạnh phúc đầu tiên, bạn sẽ nhớ tới nó một cách tốt đẹp. Những người già luống tuổi hiện nay đã được tận hưởng niềm vui đầu tiên vào lúc đó và điều này định hình nỗi nhớ ngày hôm nay của họ. Cũng có những nguyên nhân khách quan cho sự luyến tiếc này là các chế độ cộng sản đã quan tâm đến các cá nhân từ khi họ sinh ra cho tới khi chết. Ngày nay thì những điều như thế không còn nữa. Còn đối với giới trẻ, họ hồi nhớ về thời kỳ mà họ chưa bao giờ trải qua. Đó là một cách để khẳng định vị trí của mình đối với những điều đã được xác lập. Giới trẻ nào và ở đâu cũng có phản ứng như thế.
Michael Livitin : Có một khoảng khắc vào năm 1989 khi mọi người đột nhiên mất đi sự sợ hãi. Khoảng khắc đó là lúc nào ?
Václav Havel :Đó là cả một quá trình. Không có một khoảng khắc nào cả. Sự thức tỉnh đã phải trải qua một thời « tiền sử » lâu dài trước khi có các cuộc xuống đường vĩ đại.
Michael Livitin : Chủ nghĩa cực hữu đang nổi lên khắp Đông Âu. Ông nghĩ gì về nguồn gốc của nó ?
Václav Havel :Có hai nguyên nhân cơ bản. Một thuộc về bản chất của chính nền văn minh của con người. Một nguyên nhân khác là phản ứng có tính đặc thù trong các quốc gia hậu cộng sản. Có một điều chắc chắn là chúng ta cần phải loại trừ mối đe dọa đó ngay khi nó mới nhen nhóm. Đó là điều mà người Đức hiểu rất rõ qua chính lịch sử của họ.
Michael Livitin : Ông thấy gì về cơ hội dân chủ cho Cuba, một trong những nước cộng sản cuối cùng ?
Václav Havel :Thực là khó khi đánh giá từ bên ngoài và cũng khó không kém ngay cả từ bên trong. Chúng tôi trước đây cũng không biết được khi nào thay đổi sẽ đến. Nhưng một điều chắc chắn là một dinh lũy toàn trị như kiểu Cuba không thể tiếp tục tồn tại. Cuối cùng thế nào sự thay đổi chắc chắn cũng sẽ đến với Cuba.
Q.T dịch
Tháng 10/2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment