Tuesday, October 20, 2009

THÔNG ĐIỆP NGUYỄN TẤN DŨNG


Thông điệp Nguyễn Tấn Dũng
Đối Thoại
http://www.doi-thoai.com/gocnhinhangtuan_138.html
Trước khi đặt chân xuống sân bay quốc tế Song Lưu của Thành Đô, Trung Quốc, Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Việt Nam đã hoàn tất bốn việc quan trọng nhắm vào danh dự quốc gia, các lực lượng tiến bộ trong xã hội và các đối tác phương Tây.

Bất chấp dư luận đang hết sức phẫn nộ trước việc hải quân Trung Quốc phân biệt đối xử dã man với ngư dân Việt Nam khi phải dạt vào tránh bão Ketsana tại quần đảo Hoàng Sa. Bất chấp những ý kiến của dư luận đòi hỏi chính quyền Việt Nam cần phải tỏ thái độ phản đối chính quyền Trung Quốc. Nguyễn Tấn Dũng vẫn lên đường tham gia Hội chợ Quốc tế tại Trùng Khánh, Trung Quốc và gặp gỡ người đồng cấp của Trung Quốc. Không chỉ có thế, Nguyễn Tấn Dũng còn “bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, đồng thời khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng với Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.”

Ngày 14/10/2009, một ngày trước khi lên đường sang Trung Quốc, Văn phòng chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đã ra Thông báo số 309/TB-VPCP về “Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về việc triển khai thực hiện Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ” trong đó có đoạn đề nghị “có hình thức xử lý thích hợp, đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện nghiên cứu phát triển (IDS).”

Bất chấp dư luận trong và ngoài nước đang lo lắng, phẫn nộ trước cách hành xử xảo trá, đê tiện đối với các tăng thân Làng Mai , Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để An ninh thế giới bắt đầu khởi đăng loạt “phóng sự” “Sự thật về Tu viện Bát Nhã(Bảo Lộc)” với những câu chữ như: “ ý đồ chính trị của ông còn được thể hiện khi ông trao cho lãnh đạo Nhà nước Việt Nam bản kiến nghị 7 điểm…,trong đó có những điểm như:”Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thể Ban Tôn giáo chính phủ,...”. . .

Ngày 15/10/2009, ngay sau khi Nguyễn Tấn Dũng đặt chân xuống Thành Đô, Trung Quốc, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng phản bác thông cáo báo chí của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam về tình hình vi phạm nhân quyền của Việt Nam và cáo buộc Mỹ đang “can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.”

Như vậy trước và ngay trên đường đi gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi thông điệp:
- thể hiện lòng quyết tâm bảo vệ lợi ích và thể diện cho Trung Quốc bằng mọi giá.
- xóa tan mọi ảo tưởng hay lòng nhân hậu còn tin vào khả năng hối cải của chính quyền Việt Nam hiện nay. Làm cho mọi người phải nhận thấy rõ những góp ý, kiến nghị, thỉnh nguyện hay phản biện dù xuất phát từ trí tuệ mẫn tiệp hay lòng từ bi hỉ xã đến mấy cũng đều là “thiếu tinh thần xây dựng", thậm chí là "phản động”, nếu có nguy cơ đe dọa tới đặc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay cả khi các vị đã tuyên bố “tự giải thể" , hay chỉ “ngồi thiền tu tập”, chính quyền vẫn sẽ theo rõi chặt để “xử lý” kịp thời.
- nhắc nhở Mỹ và các nước phương Tây nên tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận tối đa như Trung Quốc và Nhật Bản đang làm, đừng nên sai lầm mà “can thiệp” vào những vấn đề dân sinh, dân quyền cho lũ dân đen. Việc chủ quyền quốc gia, lãnh thổ Việt Nam đang bị đe dọa không phải là vấn đề lớn đối với chúng tôi. Việc các người có hợp tác hay trợ giúp chỉ quan trọng đối với bọn người lo lắng cho tương lai của Việt Nam thôi. Tương lai của chúng tôi và con cháu chúng tôi đã được sắp đặt chắc chắn ở một nơi khác rồi.

Có lẽ không ai còn băn khoăn về việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thời gian qua, đã hết mực phục vụ lợi ích Trung Quốc và hết sức hung hãn, ô trọc với người Việt Nam. Nhưng nhiều người đang đặt câu hỏi tại sao Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa chuyển trụ sở sang Trung Quốc (Thành Đô chẳng hạn) và tại sao vẫn dùng tiền thuế của dân Việt Nam để chi tiêu cho việc công và cả việc riêng?

Đối Thoại


No comments: