Tuesday, October 20, 2009

SÂN GÔN MỌC TRÊN RUỘNG LÚA VIỆT NAM


Sân gôn mọc trên ruộng lúa Việt Nam
Seth MYDANS
DCVOnline lược dịch
20-10-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6819
PHAN THIẾT, Việt Nam - Đó có thể là doanh nghiệp tư bản nhất trong nước Cộng sản Việt Nam - của người giàu và vì người giàu: sân golf mọc lên đuổi hàng ngàn nông dân và nuốt trửng những cánh đồng lúa mà đất nước đang cần đến.
Cho đến năm ngoái, theo tính toán của các chuyên gia, giấy phép cho thiết kế sân gôn mới được cấp trung bình mỗi cái một tuần, với tổng số hơn 140 dự án trên khắp đất nước.
Nhóm quảng cáo sáng tạo ra khái niệm mới, “Đường gôn Hồ Chí Minh”, một loạt 8 sân cù mang cái nhãn ăn khách bất kỳ nơi nào ở Việt Nam ‒ định nghĩa lại quá khứ thời chiến anh hùng để làm hiệu show hàng (sân gôn).

Nếu tất cả những dự án (sân gôn) đã được hoàn tất, số lượng sân cù sẽ gần bằng con số của Hàn Quốc, một đất nước cuồng điên mê đánh gôn, hiện có gần 200 sân cù. Nhưng dẫu thế, Việt Nam vẫn thua Trung Quốc, với hơn 300 sân cỏ cho người giàu giải trí, và sẽ chẳng là gì nếu so với con số ở Hoa Kỳ, có khoảng 16.000 sân, hoặc ngay Florida đã có 1.260 sân gôn.

Với một quốc gia chỉ có hai sân gôn ở cuối cuộc chiến năm 1975 và, theo một số ước tính, hiện nay chỉ có khoảng 5.000 người đánh golf, mức tăng của các dự án xây dựng sân cù trong bốn năm qua có thể xem là một bùng nổ.

39 % nông dân nghèo không có đất để cày. Nguồn: VietNamNet
http://www.dcvonline.net/php/images/102009/nongdan.jpg

Đã có sự lên tiếng phản đối trong giới truyền thông, các viện nghiên cứu và quan chức chính phủ về các tốn phí về mặt xã hội và môi trường.

Mùa hè 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh ngưng xây sân gôn mới đang chờ xem xét lại, và cuối tháng Sáu chính phủ đã ra lệnh hủy bỏ 50 dự án. Nhưng hầu hết những dự án khác cũng đang tiến hành, để thêm vào 13 sân golf đã thành lập trên khắp nước.

Kurt Greve, Tổng giám đốc Mỹ của Ocean Dunes Golf Club và Dalat Palace Golf nói, “Những nhóm phát triển và đầu tư nước ngoài muốn làm cho Việt Nam thành một điểm du lịch, và để làm được điều đó người ta cần phải cung cấp nhiều tiện nghi như sân golf.” Hầu hết các khách du lịch sẽ đến từ những nơi khác ở châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, vì sân golf ở đó đang quá đông đúc.
“Tất cả đều muốn phát triển sân golf,” ông Greve nói, về các nhóm phát triển và đầu tư, “nhưng chính phủ là nói, ‘ Ậy, ậy, ậy, chờ một phút đi!”

Trong tiến trình công nghiệp hóa, Việt Nam đã mất đi một lượng lớn đất nông nghiệp để xây các nhà máy và những phát triển khác. Theo Bộ Nông nghiệp, đất dành cho việc trồng lúa, lương thực chính của quốc gia và cũng là một nguồn doanh thu xuất khẩu hàng đầu, đã giảm xuống 10,1 triệu mẫu Anh từ 11.1 mẫu Anh, từ 2000 đến 2006.

Rất nhiều các dự án mới có vẻ liên quan nhiều với tư bản hơn là vì thể thao. Thuế đánh trên các sân golf đang thấp hơn những phát triển khác, và rất nhiều dự án xuất hiện và được ngụy trang như những đầu tư vào bất động sản.

Chỉ có 65 phần trăm của đất của các dự án hiện nay được dành cho các sân golf, Tôn Gia Huyền, một viên chức của Hiệp hội Khoa học đất Việt Nam, nói như thế tại một hội nghị về sân golf hồi tháng năm. Phần đất còn lại được dành riêng cho khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, khu du lịch sinh thái, công viên và các dự án giải trí.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ tịch Ủy ban của Quốc hội cho Khoa học, Công nghệ và Môi trường nói một giải pháp là thay đổi cấu trúc thuế,
“Sân Golf là của giải trí người giàu, chiếm cứ cả một khu vực đất đai rộng lớn, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến an ninh lương thực, do đó, các loại thuế phải được đánh giá cao, thích hợp,” ông Vang nói với báo Tuổi Trẻ như thế hồi tháng Bảy.

Và khi người giàu chơi, thì dường như nông dân và dân làng phải trả giá.
Phát triển của một sân gôn duy nhất có thể chiếm mất hàng trăm trang trại, tản cư cả 3.000 người, đôi khi nuốt sống toàn bộ một xã, Nguyễn Đức Truyền, một viên chức của Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết tại hội thảo gần đây . Chỉ một số ít người (mất đất) trong số họ tìm được việc làm trên các sân golf mới.

Dai Lai Star Golf & Country Club. Nguồn: vietnamgolftravel.com
http://www.dcvonline.net/php/images/102009/dailai.jpg

Ví dụ, sân golf Đại Lải tại tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy hàng ngàn người tản cư khỏi vùng đất của họ, nhưng chỉ cung cấp việc làm được cho 30 người dân địa phương, theo một báo cáo vào tháng Bảy trên Việt Nam Thông tấn xã. Nông dân thường được trả một mức 2 đến 3 đô-la một mét vuông, giá của một bao gạo.

Lê Anh Tuấn của Trung tâm Công nghệ Môi trường, Đại học Cần Thơ cho rằng “cùng với đất đai, các sân golf cũng đã làm căng thẳng tài nguyên nước.” Trong một ước tính thường được trích dẫn, ông cho biết một sân gôn 18-lỗ có thể tiêu phí 177.000 feet khối nước mỗi ngày, đủ cho dùng 20.000 hộ.
“Mùa khô là rất nghiêm trọng,” ông Lê Tuấn Kiệt, người giữ sân gôn chính ở Ocean Dunes, 125 dặm về phía đông bắc TP Hồ Chí Minh nói. “Tôi đã liên tục yêu cầu cục thuỷ lợi, hầu như phải đấu tranh với họ, vì không có đủ nước cho người dân thành phố.”

Ông Greve nói rằng các khu du lịch đã làm việc để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bằng một loại cỏ mới chịu được nước mặn và sẽ làm giảm yêu cầu dùng nước ngọt.

Sân gôn Sea Link Golf và Country Club gần đó, được xây dựng trên cồn cát và có ống dẫn nước từ một nguồn cách đó gần hai dặm, Trần Quang Trung một trong những giám đốc của khu nghỉ mát cho biết. Vòi phun nước tự động mở mỗi 15 phút và còn có ống dẫn nước nhỏ giọt liên tục tại gốc mỗi cây.
Sân gôn 18-lỗ hoành tráng và xa xỉ này chỉ là một phần của công trình phát triển đầy tham vọng rộng 420 mẫu Anh, ông nói.

Hàng dãy các biệt thự, 315 cái tất cả, xếp thẳng hàng đằng sau sân gôn như lính trong ngày diễu binh, và nhiều căn biệt thự đó đã được bán trước khi xây. Một khách sạn năm sao nhìn ra sân gôn đã gần được hoàn thành.

Chỉ cần ra ngoài khu vực phát triển, đất đỏ đang được đào xới để xây dựng sáu cao ốc có khoảng 550 căn hộ.
Trong tương lai, ông Trung cho biết, tất cả sẽ được gọi là “thành phố Sea Links.”

© DCVOnline

Nguồn:
Golf Courses Now Grow in Vietnam’s Rice Fields , By SETH MYDANS, The New York Times, 19/10/2009


No comments: