Saturday, October 10, 2009

GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH QUÁ "ĐÁT"


Giải hòa bình Nobel quá “đát”
Trần Bình Nam
October 10, 2009
http://www.tranbinhnam.com/binhluan/Nobel_Prize_Obama.html
Hôm Thứ Sáu 9 tháng 10 vừa qua (09/10/2009) Ủy Ban Nobel tại Oslo tuyên bố trao giải Hòa bình Nobel năm 2009 cho tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ.
Ông Chủ tịch Ủy Ban Nobel tuyên bố: “Chúng tôi chọn tổng thống Obama vì ông đã mang đến một không khí mới mẻ cho nền chính trị thế giới, và là người cầm ngọc đuốc của những người chủ trương giải hòa bình Nobel trong suốt 108 năm qua. Tổng thống Obama đã mang đến cho nhân loại viễn kiến và hy vọng vào tương lai ngay từ khi ông bắt đầu nhiệm kỳ của ông.”

Giải Nobel do kỹ sư Alfred B. Nobel người Thụy Điển thiết lập năm 1895 do một Ủy ban gọi là Nobel Foundation quản lý và hằng năm phát thưởng bằng tiền cho những ai làm, khám phá hay phát minh được những gì hữu ích cho nhân loại trong năm lĩnh vực Vật lý học, Hóa học, Văn chương, Y khoa và Hòa bình thế giới. Năm 1969 Ủy Ban Nobel lập thêm giải thưởng kinh tế do sự quan trọng của sinh hoạt kinh tế thế giới liên quan đến hòa bình và phát triển.

Giải Nobel là một giải được trân trọng trên thế giới, nhất là những giải được trao trước năm 1973, trong đó có hai vị tổng thống Hoa Kỳ là tổng thống Theodore Roosevelt và tổng thống Woodrow Wilson. Tổng thống Jimmy Carter được giải sau năm 1973 nhưng cũng là một giải xứng đáng được thế giới tán đồng và ca tụng.
Tổng thống Theodore Roosevelt (hai nhiệm kỳ 1901 – 1909) được giải năm 1906 trong nhiệm kỳ 2, vì đã đóng một vai trò quan trọng đưa đến ổn định cho Tây Bán Cầu, và đã dùng chức vụ tổng thống Hoa Kỳ hòa giải Nga và Nhật Bản chấm dứt trận chiến Nga-Nhật năm 1905.
Trong khi đó tổng thống Woodrow Wilson (hai nhiệm kỳ 1913-1921) cũng được chọn lãnh giải trong nhiệm kỳ 2 (1919) sau khi ông đã làm hết sức mình trong nhiệm kỳ thứ nhất để tạo một thế giới tự do, hòa bình và tôn trọng công lý. Ông là người khai sinh ra Hội Vạn quốc tiền thân của Liên hiệp quốc.
Tổng thống Carter (một nhiệm kỳ 1977-1981) được giải năm 2002 vì trong thời gian làm tổng thống ông đã đóng góp vào giải pháp hòa bình giữa Do thái và Ai Cập và sau khi rời chức vụ tổng thống ông đã đóng góp nhiều vào việc thực hiện và duy trì hòa bình tại nhiều nơi trên thế giới.

Năm 1973 Ủy ban Hòa bình Nobel chính trị hóa giải hòa bình bằng quyết định trao giải cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, hai nhà thương thuyết đưa đến Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Thế giới bắt đầu nghi ngờ giá trị của giải. Mọi người đều biết ông Kissinger thương thuyết Hiệp Định ngưng bắn vì Hoa Kỳ đổi sách lược chứ chẳng phải vì hòa bình. Còn Lê Đức Thọ thương thuyết Hiệp Định ngưng bắn với ý đồ sẽ chiếm miền Nam bằng vũ lực sau khi Hoa Kỳ rút quân.
Trao giải cho Kissinger và Lê Dức Thọ Ủy ban Nobel hy vọng vì hào nhoáng của giải hòa bình Hà nội sẽ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Định Paris. Một ảo tưởng.

Đến năm 1994, Ủy ban Nobel chính trị hóa giải hòa bình một lần nữa khi trao giải cho ông Yasir Arafat, lãnh tụ Palestine, một tay khủng bố có thành tích, và hai chính khách Do Thái là Yitzhak Robin và Shimon Perez, những người làm hòa bình với định tâm chôn sống Palestine trong hòa bình. Ủy ban hy vọng giải hòa bình trao cho ba nhân vật trên sẽ thúc đẩy họ hòa giải và đem đến hòa bình cho Trung đông. Lại một ảo tưởng nữa.

Năm nay Ủy ban Nobel trao giải cho tổng thống Obama. Hơn ai hết dân chúng Hoa Kỳ ngạc nhiên trước nhất kể cả những người vốn ủng hộ ông Obama. Là một Thượng nghị sĩ trước khi ra ứng cử tổng thống Hoa Kỳ ông Obama chống việc khởi quân đánh Iraq. Nhưng đó chưa phải là thành tích. Và ở chức vụ tổng thống chưa đầy một năm ông Obama cũng chưa làm gì cụ thể để đóng góp và kiến tạo một nền hòa bình lâu dài cho thế giới .
Việc trao giải của Ủy ban Nobel một lần nữa là một quyết định chính trị. Phải chăng Ủy ban Nobel muốn dùng giải hòa bình đế thuyết phục tổng thống Obama rút quân ra khỏi Afghanistan.
Việc rút quân hay đổ thêm quân vào Afghanistan lúc này là một quyết định sinh tử của Hoa Kỳ, và không thể vì cái hào nhoáng của giải Nobel 2009 mà Obama quyết đoán một cách vội vã được.
Cách tốt nhất của tổng thống Obama là từ chối nhận lãnh giải hòa bình Nobel do Ủy ban Nobel trao tặng để có tự do hành động theo quyền lợi của Hoa Kỳ.
Nhưng rất tiếc ông Obama đã tuyên bố nhận giải. Ông khiêm nhượng nói rằng Ủy ban trao giải cho ông chẳng phải vì thành tích cá nhân mà chỉ là một dấu hiệu thế giới chấp nhận sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.Hình như những người Na Uy trong Ủy ban Nobel đang say mê giấc mộng hòa bình và không thấy được cái thực tế chính trị của Hoa Kỳ.
Và một lần nữa dùng cái giải quốc tế quá “đát” của mình một cách vụng về.

Trần Bình Nam
October 10, 2009

binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

------------------------------------------------

Sự sùng bái cá nhân

Культ личности
By Artem – Efimov

Kichbu theo
http://www.lenta.ru/articles/2009/10/09/nobelpeace/

Kichbu chuyển sang tiếng Việt
09.10.2009, 17:17:35
http://kichbu.multiply.com/journal/item/351/351

Trong thế giới hiện đại một sự cất cánh thần tốc lên đỉnh cao của quyền lực, vinh quang và nổi tiếng như sự cất cánh của Obama đơn giản là không thể. Con đường công danh chính trị của ông còn thiếu đến những mười lăm năm nữa - vậy mà ông đã không những là chính khách thế giới hùng mạnh nhất, mà còn là hình tượng sống động của niềm tin vào tương lai tốt đẹp nhất. Hiện nay, khi ông được trao giải Nobel Hòa Bình thì đã có thể dũng cảm nói rằng ông ta đã vượt qua thần tượng của mình John Kennedi-người đã không kịp sống đến một vinh hạnh như thế. Sau tất cả những nghi thức mà Obama đã xứng đáng đựơc hưởng, trong những năm tiếp theo với cương vị tổng thống của mình ông hoàn toàn có thể tính đến sự sùng bái khi còn sống như hoàng đế Avgust.

Giải Nobel Hòa Bình được trao cho tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với định thức “ vì những cố gắng to lớn để củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc”. Trong thông báo báo chí của Ủy ban Nobel Na Uy (chính ông đựơc trao giải thưởng Hòa Bình khác với các giải thưởng về y học, vật lý, hóa học và văn học, những giải nằm trong thẩm quyền của những người Thụy Điển) đặc biệt nhấn mạnh mong muốn của Obama giải trừ vũ khí hạt nhân và hồi phục nền ngoại giao quốc tế đa phương mà niềm tin vào nó trong suốt tám năm của tổng thống của George Bush đã bị lung lay.

Sức mạnh của harism vĩ đại là thế. Các cuộc chiến tranh ở Afganistan và Iraq do người tiền nhiệm của Obama gây nên vẫn còn tiếp tục, Bắc Triều Tiên tiếp tục công việc sáng tạo vũ khí nguyên tử, trong scandal hạt nhân kéo dài xung quanh Iran đã xuất hiện những bước nhảy đầu tiên dè dặt và ít hy vọng nhất. Sự đối đầu giữa Arab-Israel vẫn như trước đây chưa có hồi kết thúc. Vâng và nói chung, còn chưa qua một năm, kể từ khi Obama trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Ủy ban Nobel đã tự công nhận: giải thưởng nhân đạo uy tín nhất trao cho ông không phải vì những công việc, mà vì những lời nói, vì điều rằng ông đã nói một cách hùng hồn và đầy thuyết phục về hòa bình trên toàn thế giới, vì điều rằng những giá trị của tự do, của quyền con người và tình yêu chung qua những lời nói của ông đã trở nên quyến rũ như thế nào.

Chính sức hấp dẫn mê hoặc không thể tưởng tượng được này đã nâng Barack Obama lên những đỉnh cao chưa từng thấy, mang lại cho ông ta chiến thắng khó khăn (và đồng thời cũng rực rỡ) trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, và các giải thưởng “Grammy” và “Emmy” và danh hiệu “Con người của năm 2008” theo bình chọn của tạp chí Time. Khả năng hùng biện của ông đã chinh phục không chỉ những người Mỹ, mà còn những người trên toàn thế giới. Không chỉ các cử tri New-Gempshir mà còn nhiều hàng nghìn người trên khắp cả nước, và toàn thế giới noi theo ông nhắc đi nhắc lại một điều theo cách khác nhau: “Vâng Chúng Ta Có Thể!” "
Yes We Can!". Phát biểu Berlin của ông Берлинская речь đã làm cho cho ông thậm chí không trở thành ngôi sao - những ngôi sao mọi người thường gen ghét và đố kỵ. Còn Obama đã nhận đựơc sự ngưỡng mộ ở gần như khắp mọi nơi ông xuất hiện. Lần đầu tiên từ thời Reagan ở phương Tây xuất hiện một người mà thế giới này sẵn sàng thừa nhận là thủ lĩnh của mình.

Thế giới đã thức tỉnh ra. Obama đã trở thành tượng trưng của chủ nghĩa tự do trên toàn thế giới và thần tượng của giới trẻ. Hình tượng của ông hoàn toàn có thể cạnh tranh về sự nổi tiếng với Che Gevara. Ông đã khích lệ được nhiều người, tặng cho họ niềm hy vọng, niềm tin vào điều rằng ngay cả các chính trị gia cũng chân thành. Ở ông cũng xuất hiện những người bắt chước, nhưng không một ai trong số đó, thậm chí gần như thế có thể lặp lại thành công của ông: một sức hấp dẫn NHƯ THẾ - đó là quà tặng hiếm hoi, độc nhất vô nhị.
Ông trở thành tổng thống Mỹ vào năm đen tối của cuộc khủng hoảng toàn thế giới, và nhiều người hy vọng vào ông nhiều hơn vào chính phủ của đất nước mình. Hy vọng này phần nhiều phi lý: trong các vấn đề tài chính người ta cũng đợi chờ từ ông một cảm hứng như vậy.

Trong lòng Hoa Kỳ Obama không nhận được sự sủng ái nhiều như thế, như ở bên ngoài nước Mỹ. Những người hâm mộ ở châu Âu, châu Á, châu Phi không được trả tiền vì bảo hiểm y tế của Mỹ, không đưa con cái đến các trường Mỹ, không làm việc tại các nhà máy Mỹ (và cũng không xếp hàng tìm việc làm), và những cải cách đau đớn do chính quyền Obama tiến hành trong những lĩnh vực này làm họ quan tâm chẳng lẽ vì thuần túy tò mò mà chủ yếu - nói chung không quan tâm.

Chính sách đối ngoại làm họ để ý nhiều hơn. Obama vẫn còn chưa can thiệp vào một nước quốc dị nào, nhưng hiện nay, lạy chúa, và cũng chưa va phải một cuộc khủng hoảng chính trị quốc tế nào sánh với “9/11”. Với di sản nặng nề của Bush, Obama cũng đã hiện tại không thể giải quyết được các vấn đề, dù cho đó là Afganistan, Iraq, hay các cuộc đàm phán ở Iran, Bắc Triều Tiên, hoặc Trung Cận Đông. Trên chính trường quốc tế những nhiệm vụ đặt ra trước Obama vẫn là những nhiệm vụ như thế. Thực tế sự thay đổi đã xảy ra của “Tám nước lớn” thành “Hai mươi nước lớn” đã trở thành kết quả của không chỉ những nổ lực đầy cảm hứng của các nguyên thủ thế giới khát khao các quan hệ đa phương mà còn của những điều kiện kinh tế khách quan toàn cầu. Chưa bao giờ Obama trở thành trung gian giải quyết các xung đột quốc tế hay cục bộ. (Nói thêm, ở người đồng nhiệm của ông Nhicolai Sarcozy, người cũng đựơc đề cử trong năm nay giải thưởng Nobel Hòa Bình, đã có những thắng lợi như thế: ông đã hòa giải Nga v à Gruzia vào tháng tám 2008).

Nói tóm lại, nếu ở Obama có những công lao nào đó xứng đáng với giải thưởng Nobel Hòa Bình, thì có thể đó là bầu không khí xuất hiện trong đường lối quốc tế kể từ khi ông đang quang vào hàng các lãnh tụ thế giới. Thủ tướng Zimbabze Morgan Tsvangirai, người cũng được xem l à ứng cử viên vào danh hiệu “Hòa Bình” trong năm nay, đã gọi Obama là “hình mẫu tuyệt vời để noi theo”. Có thể, tất nhiên, nói rằng điều này chưa đủ rằng Ủy ban Nobel đã vội vã. Nhưng với Obama luôn luôn vẫn như thế: Tất cả mọi người không biết vì sao vội vàng ăn mừng ông. Nhân dân Mỹ - mà họ cũng đã vội bầu ông làm tổng thống trong khi ông còn những bốn năm nữa chưa hoạt động hết ở Thượng viện. Cả cộng đồng thế giới cũng đã vội vàng gắn vào ông với những niềm hy vọng to lớn. Một sức mạnh thần bí của sức hấp dẫn của ông đã mang lại cho ông sự thừa nhận trước khi ông kịp làm một cái gì đó để xứng đáng với nó. Đó là sức mạnh không thể giải thích được, không thể hiểu nổi. Hấp dẫn - và choáng mắt.

Kichbu

------------------------------

TIN LIÊN QUAN :

Obama hiến tiền Nobel cho từ thiện (BCC)
Dư luận về việc Tổng thống Mỹ B.Obama nhận giải Nobel Hòa Bình (VOV)
Dư luận trái chiều về giải Nobel Hòa bình cho Obama (vitinfo)



No comments: