Monday, October 5, 2009

AI SẼ LÀ TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CSVN VÀO NĂM 2011 ?


Ai sẽ là Tổng bí thư vào Đại hội 11 năm 2011?
Nguyễn Đại Việt
04.10.2009
http://www.x-cafevn.org/node/2226
Đầu năm 2011 sẽ diễn ra Đại hội 11 của Đảng cộng sản Việt Nam. Mối quan tâm của nhiều người là ai sẽ là Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam vào Đại hội 11 đó?
Ở một nước độc tài 1 đảng như ở nước ta, thì Tổng bí thư của Đảng cầm quyền là to nhất, to hơn Thủ tướng và Chủ tịch nước. Chức vụ đó sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến đường lối đối nội và đối ngoại của VN. Hiện nay có 3 ứng cử viên đang muốn ganh đua vào chức vụ này, đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang, và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt.

Cái mạnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là ông ấy là Thủ tướng, chức vụ quan trọng thứ hai của đất nước sau Tổng bí thư. Nhưng cái yếu của ông ấy là ông ấy không có thực tài, và đang bị nhiều dư luận về gia đình giàu có nứt đố đổ vách của con gái, và của em trai. Vây cánh của ông ấy cũng nhiều, nhưng chủ yếu là giới kinh doanh. Ông Dũng đã từng làm Thứ trưởng Bộ công an, nhưng chỉ hơn 1 năm, và ông ấy cũng không có nhiều thủ đoạn để kéo bè cánh, nên đàn em trong ngành công an đầy quyền lực cũng không nhiều. Phe cánh của ông ấy trong quân đội cũng hầu như không có ai, trừ Nguyễn Chí Vịnh, Tổng cục trưởng, Tổng cục 2. Nhiều người nói chỉ cần Nguyễn Chí Vịnh làm vây cánh cho ông Dũng là đủ để giành lấy chức Tổng bí thư. Nhưng hãy chờ xem.

Trong Bộ chính trị, ông Dũng cũng bị nhiều người ghét. Ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thù ông Dũng vụ PMU18, vì ông Dũng định làm vụ PMU18 để đánh ông Mạnh, vì con rể ông Mạnh làm việc ở đó. Ông Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao, và ông Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Thường trực cũng ghét ông DŨng, vì ông Dũng muốn bẩy 2 ông này sang Quốc Hội, để gài ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Ngoại Giao, và gài ông Hoàng Trung Hải vào thay ông Sinh Hùng. Âm mưu này của ông Dũng đến nay đã thất bại thảm hại, ông Nhân không vào được Bộ chính trị, mà là ông Tô Huy Rứa, vây cánh của ông Hồ Đức Việt. Ông Khiêm, ông Hùng vẫn tại vị.

Cái mạnh của ông Trương Tấn Sang là chức Thường trực Tổng bí thư, giống như chức Phó Tổng bí thư. Ông Sang cùng tuổi với ông Nguyễn Tấn Dũng, sinh năm 1949. Cái yếu của ông Sang là ông ấy không có sự ủng hộ sâu trong Đảng. Người ta biết ống Sang từng có nhiều mâu thuẫn với ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, khi ông Sang còn làm Bí thư Sài Gòn. Ông Triết làm Bí thư tính Sông Bé từ năm 1991 đến 1996. Ông Triết ủng hộ kinh tế tư nhân, nhất là công ty của Dũng lò vôi, và ông cũng ủng hộ công ty nước ngoài đầu tư vào Sông Bé, nên kinh tế Sông Bé phát triển rất nhanh.

Ông Triết sinh năm 1942, năm 1996 ông Triết 54 tuổi, được dự kiến sẽ làm Thủ tướng thay ông Kiệt. Nhưng Sông Bé chỉ là tỉnh nhỏ, nên Bộ chính trị dự kiến cho ông Triết về làm Bí thư Sài Gòn, thay ông Sang, để làm bước đệm trước khi làm Thủ tướng. Tháng 1 năm 1997, ông Triết được điều về làm Phó bí thư Sài Gòn, chờ ông Sang (khi đó là Bí thư Sài Gòn) ra Hà Nội, để ông Triết làm Bí thư Sài Gòn. Nhưng ông Sang nhất định không ra Hà Nội. Chờ không được, nên đến tháng 12 năm 1997, ông Triết phải ra Trung ương làm chức Trưởng ban Dân vận Trung ương, để chờ Trung ương giải quyết vấn đề ông Sang.

Năm 1997, ông Lê Khả Phiêu lên làm Tổng bí thư, ông Phiêu quyết tâm giải quyết vấn đề ông Sang, yêu cầu ông Sang phải ra Hà Nội, nếu không sẽ buộc về hưu non. Cuối cùng, đầu năm 2000, ông Sang mới chịu ra Hà Nội, làm chức Trưởng ban Kinh tế trung ương, một chức vụ “ngồi chơi xơi nước”, không có thực quyền. Tháng 1 năm 2000, ông Triết mới về Sài Gòn làm Bí thư được. Chậm mất 3 năm, và nhất là mất đi cơ hội làm Thủ tướng. Ông Triết đành làm chức Bí thư Sài Gòn tới năm 2006, để được bầu làm chức Chủ tịch nước. Nếu ông Sang không ghìm chân ông Triết mất 3 năm đó, thì bây giờ chức Tổng bí thư từ năm đã vào tay ông Triết rồi. Như vậy quan hệ giữa ông Triết và ông Sang không thể gọi là tốt đẹp được. Ông Sang cũng rất may mắn, khi từ chức Trưởng ban Kinh tế trung ương được vào chức Thường trực Ban bí thư, do việc đấu đá nội bộ hồi Đại hội 10 năm 2006, nên ông Sang ở giữa được lợi.

Bây giờ ông Sang nhân cơ hội năm chức Thường trực Ban bí thư đầy quyền lực, và ông cũng còn trẻ, nên rất hang hái tìm cách nắm chức Tổng bí thư vào năm 2011.

Với ông Hồ Đức Việt, chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương ngày nay không còn quyền lực như trước nữa. Ông Việt cũng sinh năm 1944, nhiều hơn ông Sang và ông Dũng 5 tuổi. Nhưng ông Việt có thuận lợi là người miền Bắc, lại quê hương Bác Hồ, và là con ông Hồ Tùng Mậu, nhà cách mạng lão thành cùng thời với Bác Hồ. Cái yếu nhất của ông Việt là tuổi. Nếu Tổng bí thư là người miền Nam, thì chắc chắn Thủ tướng phải là người miền Bắc, và ngược lại. Chủ tịch nước thì thường là miền Trung, nhưng cũng có thể tùy tình hình, vì chức vụ này không quan trọng lắm.

Nhưng nếu vào Đại hội 11 năm 2011, chức vụ Chủ tịch nước được gộp vào chức Tổng bí thư, tức Tổng bí thư sẽ kiêm Chủ tịch nước, thì chắc chắn Thủ tướng, và Tổng bí thư phải là một người miền Bắc, một người miền Nam.

Nhưng nếu 3 ông nói trên đánh nhau kịch liệt để tranh chức Tổng bí thư, thì có thể người ở giữa sẽ lên, đó là ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an, hiền lành, ít nói, và không tham gia đấu đá với ai cả. Khi đó thì Thủ tướng chắc chắn phải là một người miền Bắc, và rất có thể sẽ là ông Hoàng Trung Hải, sinh năm 1959. Ông Hải trẻ nhất, cũng hiền lành ít nói, và không tham gia đấu đá với ai cả. Nếu 2 con người hiền lành, trong sạch đó lên lãnh đạo đất nước ta, thì quả là một diễm phúc lớn cho nước Việt Nam ta. Hãy chờ xem.





No comments: