Thiên không thời, địa không lợi và…nhân không hòa
GS.NGND Nguyễn Văn Chiển
02:59-03/11/2008
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=76&CategoryID=3&News=2504
Dự án khai thác quặng bauxit ở Tây Nguyên là một việc không quan tâm đến các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
http://www.tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/ImageHandlerLarge.ashx?width=227&height=170&HomeDirectory=%2fPortals%2f0%2fVietTotal.Articles%2fDiendan%2f&fileName=2938868880103335965S600x600Q85.jpg&portalid=0&i=2127&q=1
Thiên thời ở đây là điều kiện khách quan không thuận lợi. Trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng của cơn khủng hoảng tài chính thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang phải hứng chịu lạm phát phi mã, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Việc triển khai dự án này không phải là giải pháp lợi ích kinh tế hiệu quả bởi: bauxit không phải là quý hiếm do vậy nếu chúng ta khai thác sẽ rất khó bán. Hiện nay chỉ có Trung Quốc, quốc gia đứng thứ hai thế giới trong khai thác và chế biến bauxit, mới có thể đứng ra “bao tiêu” được với giá rất rẻ. Trong quá khứ, chúng ta đã đặt vấn đề với khối SEV, trong đó có cả Liên Xô, trong việc hợp tác khai thác bauxit ở Tây Nguyên nhưng chính các chuyên gia SEV đã cảnh báo về những bất lợi sẽ xảy ra tiến thành khai thác sẽ không có lợi, đồng thời họ cũng khuyến cáo chúng ta nên trồng những cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cao su…với hiệu quả kinh tế cao hơn.
Còn về địa lợi, Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương. Việc khai thác bauxit ở Tây Nguyên về mọi mặt không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà còn cả với các nước láng giềng như Lào, Campuchia. Quá trình khai thác sẽ có một tác động rất lớn đối với môi trường bởi lẽ, để khai thác quặng bauxit, cần phải bóc một lớp đất dày 10 mét chứa bao nhiêu cây rừng và các thảm thực vật kèm theo đó là hệ sinh thái nhiệt đới phong phú, đồng thời trong quá trình khai thác sẽ tạo ra một lượng bùn khổng lồ gây ô nhiễm. Theo nguyên tắc, khai thác xong phải hoàn thổ, nhưng công đoạn này đã hết sức khó khăn tốn kém. Thực tế việc khai thác than tại các mỏ lộ thiên ở Quảng Ninh đã cho chúng ta thấy, vì ham lợi mà vô trách nhiệm không hoàn thổ đã để lại một “quang cảnh hãi hùng” ở nơi này.
Bên cạnh hiện tượng ô nhiễm ngay tại địa bàn thì việc khai thác bauxit sẽ cần phải sử dụng một lượng lớn nước mặt. Trong khi Tây Nguyên, trong một năm, chỉ có 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa mưa, mà mùa khô ở đây thiếu nước trầm trọng. Ngoài ra, hệ thống các sông Tây Nguyên cung cấp nước mặt cho sông Bé, sông Bé chảy vào sông Đồng Nai tại thị trấn Gia Nghĩa, rồi cung cấp nước ngọt cho TP.HCM. Khi khai thác bauxit sẽ tác động trực tiếp, gây ô nhiễm nguồn nước này, do đó cả TP.HCM sẽ rơi vào cảnh…thiếu nước ngọt.
Việc khai thác bauxit sẽ tiêu thụ một lượng điện rất lớn, trong bối cảnh đất nước đang thiếu điện, có thể xảy ra tình trạng không đủ điện để điện phân quặng đến giai đoạn cuối cùng cho ra nhôm. Do vậy sẽ lãng phí rất lớn vì phải bán quặng thô cho nước ngoài (nếu chế biến được thành alumina giá trị sẽ tăng lên gấp 8 lần, còn nếu chế biến thành nhôm giá trị sẽ tăng lên 100 lần).
Nhưng trên hết, sự tổn thương đến con người, đến văn hóa Tây Nguyên mới là việc hệ trọng cần phải bàn đến, bởi đó là là thứ tài sản quốc gia vô giá hơn cả.
Tây Nguyên là địa bàn sinh sống lâu đời của các dân tộc thiểu số. Họ là chủ nhân lâu đời của mảnh đất này. Đối với người dân Tây Nguyên, cà phê, cao su và các cây lương thực khác đã trở thành “nguồn sống”. Đối với người dân đồng bằng, do công nghiệp hóa, mở rộng các khu công nghiệp, nông dân mất đất, mất ruộng. Một số ít thanh niên may mắn được vào các nhà máy làm việc còn lại đa phần nông đân đều không có nghề. Nhưng những người nông dân này đủ năng động để lên thành phố kiếm việc. Nhưng còn những người dân ở Tây Nguyên thì khác, họ không đủ tháo vát như người dân đồng bằng để tìm kế sinh nhai. Mất đất với họ đồng nghĩa với việc bị tước đoạt toàn bộ phương tiện để sinh sống. Như vậy là chưa nhân hòa.
Trong 5 năm làm điều tra lãnh thổ Tây Nguyên (1977-1981), chúng tôi đã kiến nghị Nhà nước phải coi trọng đời sống cư dân bản địa Tây Nguyên. Dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên là một ví dụ điển hình về việc 30 năm qua, chẳng mấy ai quan tâm đến kiến nghị đó của các nhà khoa học.
Bình luận :
Nói mấy cũng vô ích. Mười ba cái đầu trong Bộ Chính Trị - Đảng CSVN coi quyền lợi của đảng trên quyền lợi đất nước và dân tộc, đảng ngồi xổm trên pháp luật, cho nên giới trí thức xã hội chủ nghĩa chả làm nên trò trống gì cho đất nước và dân tộc cả. Giới trí thức xã hội chủ nghĩa vì vậy là nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam.
No comments:
Post a Comment