Vì
sao ông Tô Lâm bị bay chức Chủ tịch nước?
22/10/2024
https://baotiengdan.com/2024/10/22/vi-sao-ong-to-lam-bi-bay-chuc-chu-tich-nuoc/
Đợt
bầu Chủ tịch nước vừa rồi có mấy điểm đáng lưu ý. Thứ nhất là mình tìm kiếm suốt
ngày hôm qua đến giờ mà vẫn không biết tại sao chú Tô Lâm mình lại bị bay chức
Chủ tịch nước?
Theo
lẽ thông thường, Quốc hội chỉ có thể miễn nhiệm Chủ tịch nước sau khi Trung
ương đảng đồng ý cho đồng chí A nào đó thôi chức, có thể vì nguyện vọng cá nhân
hoặc do bị kỷ luật (có thể do bị kỷ luật nhưng cứ lấy lý do vì nguyện vọng cá
nhân). Đây Chủ tịch nước vẫn đang khỏe mạnh và không thấy tin xin thôi chức?
Mình
search không ra thông tin Trung ương đồng ý cho Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô
Lâm thôi chức Chủ tịch nước. Vậy nhưng, Quốc hội vẫn ra nghị quyết miễn nhiệm
Chủ tịch nước với chú Lâm? Chắc Trung ương chưa đưa thông cáo báo chí thôi chứ
mình biết Quốc hội không thể vượt mặt Trung ương được. Vấn đề là lý do chú mình
thôi chức là gì, đang làm Chủ tịch nước ngon trớn mà có phốt gì đâu?
Chuyện
này có thể liên quan đến cuộc họp Trung ương theo tin đồn từ ngày 18/10 đến
ngày 20/10 (không biết ngày nào vì chưa thấy công bố?!) Vậy là, có họp hay
không họp? Vì lẽ thường Trung ương đảng sẽ họp trước Quốc hội 1-2 ngày, để còn
đảng cử dân bầu chứ? Hay đảng cử trước nữa rồi, nhưng không công bố cho báo
chí?
Tiếp theo
là thông tin 440/440 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch
nước Lương Cường. Nhưng tỉ lệ chỉ có 91,67% số đại biểu Quốc hội mà thôi. Trong
khi hiện tại có 487 đại biểu Quốc hội, đã trừ hơn chục đại biểu rơi rụng (mới bầu
thì có 499 đại biểu). Như vậy là, có 47 đại biểu không dự họp hoặc đi vệ sinh
vào lúc biểu quyết? Ai lại làm thế trong khi bầu chức vụ nguyên thủ quốc gia?!
Liệu có phải anh em đại biểu trong “ngành” đều yếu thận. Hỏi tức là trả lời.
Ai
sẽ thay Chủ tịch nước Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư? Chức vụ này chắc
do Bộ Chính trị quyết sớm thôi, không liên quan tới Quốc hội. Bộ Chính trị
tranh thủ lúc đang họp Quốc hội thì chốt sớm đi cho nhân dân đỡ hồi hộp.
_____
Bài
liên quan:
Lý
do bầu chủ tịch nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm (BBC).
–
Giới quan
sát: Lương Cường được chia ghế Chủ tịch nước sau áp lực ‘cân bằng quyền lực’ (VOA).
VIDEO
:
Giới quan
sát: Lương Cường được chia ghế Chủ tịch nước sau áp lực ‘cân bằng quyền lực’ |
VOA
Oct
22, 2024
https://www.youtube.com/watch?v=8oncQJl6dqg
9,594 views Oct
22, 2024 #VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức
Việc
ông Lương Cường, một tướng lĩnh trong quân đội, được bầu làm chủ tịch nước Việt
Nam phản ánh thực tế về phân chia quyền lực giữa các phe của quân đội và công
an tại đất nước do đảng cộng sản lãnh đạo, và chấm dứt nỗ lực “tập trung quyền
lực” của ông Tô Lâm, người kiêm hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước trong nhiều
tháng, theo nhận định của giới quan sát.
Ông
Cường được bầu giữ chức chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 hôm 21/10.
Ông
Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy, người theo dõi các biến động chính trị ở Việt Nam trong
thời gian qua, nói với VOA: “Chúng ta thấy khi ông Lương Cường lên tiếp quản chức
chủ tịch nước thể hiện sự cân bằng quyền lực giữa công an và quân đội, cân bằng
và thiết lập lại nhóm tứ trụ gồm tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch
quốc hội”,
Ông
Tô Lâm có thời gian dài làm việc trong ngành công an trước khi được bầu làm tổng
bí thư hồi tháng 8/2024, thay thế cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông
Nguyễn Viết Dũng, cựu tù nhân chính trị ở Việt Nam, nêu nhận định với VOA:
“Trong thời gian vừa qua, chính trường Việt Nam có nhiều cơn sóng ngầm giữa
công an và quân đội. Bởi vậy, việc ông Lương Cường nắm giữ chức chủ tịch nước
ngày hôm nay là một biểu hiện bên ngoài ‘rất hợp lý’ trong việc phân chia quyền
lực trong những nhóm nội bộ của họ với nhau”.
Hôm
21/10, hãng tin Reuters dẫn lời giới ngoại giao tại Việt Nam nhận xét rằng động
thái “nhường” ghế chủ tịch nước của ông Lâm, có thể cho thấy sự thỏa hiệp về
chia sẻ quyền lực trong đảng. Tờ New York Times hôm 21/10 dẫn lời nhà nghiên cứu
thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, Nguyễn Khắc Giang, nhận định: “Điều
này có thể giúp giảm bớt căng thẳng phe phái bằng cách đảm bảo rằng quân đội có
vai trò nổi bật trong sự lãnh đạo của quốc gia”.
Ông
Cường là chủ tịch nước thứ tư của Việt Nam kể từ năm 2023 đến nay, sau các ông
Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng và Tô Lâm.
Phát
biểu nhậm chức, ông Cường, 67 tuổi, tự hào có 50 năm “phục vụ cách mạng”.
Một
quốc gia thời bình mà có những lãnh đạo hàng đầu là các tướng lĩnh khiến nhiều
người đặt nghi vấn về nội tình đất nước, theo giới quan sát.
---
VOA
Tiếng Việt - Cập nhật thông tin trung thực, đa chiều về tình hình Việt Nam, quốc
tế. Tin tức Biển Đông. Phóng sự đặc biệt về nhiều đề tài: khoa học-công nghệ,
chính trị, giáo dục, đời sống, xã hội, kinh tế, sức khoẻ, văn hoá, giải trí… Hỏi
đáp trực tiếp 🙋 qua Facebook Live https://bit.ly/3f603Y4
và
YouTube Live https://bit.ly/3D1eHwi
với
khách mời VOA xoay quanh các chủ đề y học, du học Mỹ, di trú Mỹ, kinh tế, khoa
học, thực phẩm, môi trường. Bàn Tròn Chuyên Đề. Hội Luận Thứ Năm.
.
No comments:
Post a Comment