Sunday, October 6, 2024

TRUNG QUỐC HÀNH HUNG NGƯ DÂN VIỆT NAM : PHÉP THỬ NGOẠI GIAO CHO ÔNG TÔ LÂM? (BBC News Tiếng Việt)

 



Trung Quốc hành hung ngư dân Việt Nam: Phép thử ngoại giao cho ông Tô Lâm?

BBC News Tiếng Việt

5 tháng 10 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9vpj1gkmvko

 

Mỹ, Anh, Canada, Úc, Philippines... đồng loạt lên án việc lực lượng chấp pháp Trung Quốc đánh bị thương, tịch thu tài sản ngư dân Việt Nam vào ngày 29/9.

 

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu đích danh tên Trung Quốc trong tuyên bố vào tối thứ Tư 2/10.

 

Tuyên bố của Việt Nam được đánh giá là mạnh mẽ và thẳng thắn hơn những lần trước, gọi cách đối xử của Trung Quốc với các ngư dân là "thô bạo".

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/ccb9/live/35365f30-82d7-11ef-83dd-fbf1b9732cf0.png.webp

(Từ trái) Thuyền viên Võ Văn Thi, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên và thuyền viên Nguyễn Thương của tàu cá QNg 95739 TS

 

Sự việc xảy ra vào ngày 29/9, khi lực lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) "trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".

 

Tuyên bố của Mỹ, Anh, Úc, Canada, Philippines đã đồng loạt được đăng tải vào ngày 4/10, hai ngày sau khi Việt Nam chỉ đích danh Trung Quốc là thủ phạm.

 

Đáng chú ý, những ngày gần đây, báo chí nhà nước ở Việt Nam cũng đăng một số bài viết về những hành động nguy hiểm của Hải cảnh Trung Quốc, lên án hành động tấn công ngư dân Quảng Ngãi, gọi đây là hành động "phi pháp".

 

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông nói với BBC ngày 2/10 rằng vụ tấn công tàu của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên nằm trong khu vực Đá Chim Én.

 

Quần đảo Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng lại đang nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc.

 

Trong suốt thế kỷ 20 và những thập niên đầu thế kỷ 21, nơi đây là tâm điểm của nhiều xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.

 

Trong đó, trận Hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974 là một dấu mốc quan trọng, khi Trung Quốc hoàn thành việc chiếm hữu trên thực tế đối với quần đảo này sau một trận chiến ngắn ngủi với Việt Nam Cộng hòa.

 

Trận hải chiến cách đây hơn 50 năm đã giúp Trung Quốc tạo lập những “tiền đồn” vững chắc, từ đó đẩy mạnh các yêu sách của họ trên Biển Đông. Cũng từ đó, Biển Đông trở thành một trong những nơi rất dễ phát sinh xung đột.

 

·        Ngư dân Việt Nam bị hành hung: Tại sao Trung Quốc dùng tàu chấp pháp địa phương?3 tháng 10 năm 2024

·        Tàu Trung Quốc đã tấn công, đánh đập ngư dân Quảng Ngãi như thế nào?2 tháng 10 năm 2024

·        50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Ngư dân Việt Nam tại ngư trường Hoàng Sa trước dân quân biển Trung Quốc22 tháng 1 năm 2024

 

 

 

Quốc tế lên án

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller viết trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) vào ngày thứ Sáu 4/10:

 

"Mỹ quan ngại sâu sắc trước thông tin các tàu chấp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã có hành động nguy hiểm nhằm vào các tàu cá Việt Nam xung quanh quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29/9. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hành động nguy hiểm và gây bất ổn trên Biển Đông."

 

Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew xem hành động đánh ngư dân Việt Nam là "đe dọa đến sự ổn định". Ông tuyên bố vào ngày thứ Sáu 4/10:

 

“Chúng tôi quan ngại về các hành vi bạo lực đối với ngư dân Việt Nam tại khu vực Biển Đông.

 

Các hành vi đó đã gây nguy hiểm đối với người dân và đe dọa sự ổn định. Vương quốc Anh kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982, nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và an toàn tại khu vực Biển Đông.”

 

Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil tuyên bố trên trang Facebook chính thức:

 

"Tôi rất lo ngại về sức khỏe và sự an toàn của các ngư dân Việt Nam liên quan đến vụ việc ngày 29 tháng 9 vừa qua, và các động thái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các tàu dân sự đang hoạt động trên Biển Đông."

 

"Các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, bao gồm những quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển #UNCLOS, là nền tảng cho các giải pháp hòa bình trong các tranh chấp. Các hành động ép buộc, đe dọa và bạo lực vi phạm luật pháp quốc tế, là mối nguy hiểm cho tất cả mọi người."

 

Trên mạng xã hội X, Đại sứ Úc tại Việt Nam Andrew Goledzinowski hôm 4/10 đã viết:

 

"Cực kỳ quan ngại liên quan đến thông tin lực lượng hàng hải của Trung Quốc làm ngư dân Việt Nam bị thương. Chúng tôi kêu gọi kiềm chế và tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt UNCLOS."

 

 

XEM TIẾP >>>>>

 

 

 




No comments: