21/10/2024
https://baotiengdan.com/2024/10/21/thoi-su-20-10/
Tối
hôm qua (20.10), tôi vừa ăm cơm vừa coi tivi, mà lại tivi mậu dịch (chắc
nghiện khó cai). Tôi nghe người đứng đầu bộ máy cầm quyền xứ này
đọc diễn văn, liên tục nhắc đi nhắc lại cụm từ “đấu tranh, phản bác
những quan điểm sai trái, thù địch”. Cứ tưởng cuộc sống hòa bình,
yên ổn làm ăn, sống để yêu thương, ai dè không như mình nghĩ.
Nhưng
thôi, ma nhát hoặc nhát ma là chuyện của người ta, tôi chỉ lăn tăn về
từ ngữ họ dùng. Cần hiểu rằng từ ngữ trong văn bản hoặc lời nói
phản ánh suy nghĩ, ý thức, tình cảm, thái độ của người sử dụng.
Chỉ những người không hiểu điều này mới dùng từ một cách ba vạ.
Trước
hết là từ “thù địch”. Trong cuộc sống, dù cá nhân hay đoàn thể, tổ
chức, đơn vị, thậm chí một nước, một phe… đều có thế lực thù địch,
kẻ thù địch, chống đối mình. Lẽ đương nhiên phải chống lại, đấu
tranh, phản bác nó. Một chế độ như chế độ xã hội chủ nghĩa lắm
thế lực thù địch nhất, vừa có thật, vừa do tưởng tượng ra. Đường
vinh quang xây xác quân thù. Nói theo kiểu của Lê Nin, không có thế lực
thù địch thì không phải chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa công sản.
Không khi nào hết thế lực thù địch, bởi vậy không cần bàn về từ/
chữ này. Đấu tranh, phản bác thì đương nhiên rồi.
Từ
tiếp theo, “sai trái”, rất có vấn đề. Chả hiểu sao họ cứ thích
dùng. Có nhẽ do bản chất của họ.
Xưa
các cụ dạy “nhân vô thập toàn”, nghĩa là con người không ai có thể
mười thứ toàn vẹn cả mười. Ngay tôi đây, nếu mười điều, chắc chỉ
được một rưỡi ở sự chăm chỉ. Thích cào chẳng hạn, biết không hay,
nhưng rằng quen mất nết đi rồi.
Ai
cũng có mặt này mặt kia, có sai có đúng, hay dở, tốt xấu cùng tồn
tại, vấn đề là nhiều hay ít từng mặt. Con người cũng như bất kỳ tổ
chức, thực thể nào do nó lập ra đều thế, không thể “thập toàn”. Mặt
trời còn có vết đen, mặt trăng còn những khoảng tối nữa là. Vấn đề
ở chỗ, sai thì sửa, biết lắng nghe, tiếp thụ, điều chỉnh để mình
hoàn thiện hơn, tốt hơn, hay đẹp hơn. Không có cái thói nghe ai góp ý,
vạch ra cái sai thì giãy nảy lên, đòi chống, đòi phản bác, gọi
người ta là thế lực thù địch.
Chỉ
những ai tự nhận mình luôn đúng, không hề sai, đồng thời “mục hạ vô
nhân” cho rằng những người khác mình là sai thì mới sinh ra cái thói
“đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái”. Xin lỗi, không biết lắng nghe
những “trung ngôn nghịch nhĩ” để răn mình, sửa mình, để gột mình
sạch hơn, tốt hơn, chỉ thấy đó là sai trái, sẽ không bao giờ tạo
dựng được cuộc sống tốt đẹp, con người lương thiện, hòa đồng hướng
tới tương lai.
Kênh
kiệu, ngạo nghễ, tự đắc, tự sướng, coi khinh người khác, xem mình là
toàn vẹn, không biết lắng nghe, không cầu thị chân thành, coi mình là
thánh, là đỉnh cao, bất khả xâm phạm – đó là căn bệnh ung thư của bộ
máy cầm quyền xứ này.
Hãy
nhớ rằng, thứ mà mình cho là sai lại chính là điều đúng, chuyện ấy
xảy ra ở xứ này nhiều rồi, không cần kể nữa. Đấng bậc như Khổng Tử
vẫn cần học từ đứa trẻ chăn trâu, nên mới thành thánh, chứ đâu có
ngạo nghễ quy kết người khác là sai trái.
No comments:
Post a Comment