Cuba mất điện toàn
quốc: Vì sao? Tiếp theo là gì?
BBC News Tiếng Việt
20
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8698j8z36vo
Vào
tối thứ Bảy 19/10, phần lớn thủ đô Havana vẫn chìm trong bóng tối.
Trong
một thông báo vào cuối ngày 19/10 giờ địa phương, chính phủ Cuba cho biết đã
khôi phục điện cho gần một phần năm dân số sau khi mạng lưới điện quốc gia sụp
đổ lần hai trong vòng 24 giờ, khiến hàng triệu người sống trong bóng tối, theo
Reuters.
Quan
chức cấp cao nhất của ngành điện lực, ông Lazaro Guerra, nói rằng nhà điều hành
lưới điện đang trong quá trình khôi phục điện nhưng sẽ mất thời gian và rằng,
việc vội vàng có thể khiến xảy ra thêm các vụ mất điện nữa cũng như làm suy giảm
năng lực cấp điện.
"Tôi
không thể đảm bảo rằng chúng tôi sẽ hoàn thành việc nối lại lưới điện trong hôm
nay, nhưng chúng tôi ước tính rằng hôm nay sẽ có tiến triển đáng kể," ông
Guerra nói trong một bản tin truyền hình trước đó trong ngày.
Vào
tối thứ Bảy 19/10, phần lớn thủ đô Havana vẫn chìm trong bóng tối.
Gió
mạnh và mưa bắt đầu quét qua nhiều nơi ở Cuba, trước khi cơn bão Oscar dự kiến
sẽ càn quét vùng đông bắc Cuba trong những ngày tới.
Bão
Oscar là đỉnh điểm của hàng loạt sự kiện đáng chú ở Cuba trong những ngày qua
khiến cư dân kiệt sức của hòn đảo càng thêm căng thẳng.
Nguyên
nhân sập lưới điện
Lưới
điện và các nhà máy điện chạy bằng dầu của Cuba được xây dựng từ nhiều thập kỷ
trước, hầu như không được bảo trì, đều đã lỗi thời và xuống cấp.
Do
tự sản xuất được rất ít nhiên liệu hóa thạch - với năng lực lọc dầu hạn chế -
nên Cuba gần như phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu để đảm bảo có đủ sản lượng
điện.
Phải
vật lộn để đảm bảo nguồn cung nội địa, đối tác lâu năm Venezuela đã cắt giảm một
nửa lượng nhiên liệu xuất khẩu sang Cuba trong năm nay.
Các
đối tác khác như Nga và Mexico cũng cắt giảm xuất khẩu sang Cuba, khiến chính
phủ vốn đang thiếu tiền mặt phải tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu từ các thị trường
đắt đỏ hơn nhiều.
Tình
hình trở nên tồi tệ khi nhà máy điện lớn nhất của Cuba gặp trục trặc vào hôm
18/10, sau khi nhiều nhà máy nhỏ hơn đã ngừng hoạt động trước đó.
Thời
tiết xấu cũng đã cản trở việc các tàu chở dầu ngoài khơi tiếp cận Cuba và cung
cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện.
Sự
kết hợp của những yếu tố này đã khiến toàn bộ lưới điện sụp đổ.
Lỗi
tại Mỹ?
Cuba
lâu nay vẫn đổ lỗi cho chính sách cấm vận thương mại thời Chiến tranh Lạnh của
Mỹ và các lệnh trừng phạt gần đây của cựu Tổng thống Donald Trump đã khiến nước
này thiếu hụt điện.
Hôm
17/10, Tổng thống Cuba Miguel Diaz-Canel cũng đã nhắc lại những cáo buộc trên.
Mỹ
phủ nhận có bất kỳ mối liên hệ nào với vụ sập điện gần đây ở Cuba.
Tuy
nhiên, những lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến việc huy động tài chính để mua nhiên
liệu và phụ tùng trở nên phức tạp hơn.
Nó
cũng khiến nhiều công ty chở dầu sợ nên né tránh làm ăn với Cuba, buộc quốc gia
này và Venezuela phải phụ thuộc vào đội tàu lỗi thời của họ cho công tác vận
chuyển.
Dù
vậy, chính phủ Cuba cũng thừa nhận những thiếu sót của mình.
Nạn
tham nhũng tràn lan, sự quan liêu và thiếu hiệu quả trên quy mô lớn đã đưa nền
kinh tế nhà nước của Cuba tới bờ vực sụp đổ, khiến chính phủ không có nguồn
ngân sách thặng dư để nâng cấp mạng lưới điện quốc gia.
Người
dân Cuba phản ứng ra sao?
Người
dân sinh hoạt trong cảnh mất điện ở Cuba
Cuộc
sống ở Cuba đã trở nên cực kỳ khó khăn.
Trong
khí hậu nóng nực của vùng Caribe, hàng triệu người phải chịu cảnh mất điện hằng
ngày, dẫn tới mức độ bùng phát của các bệnh do muỗi truyền.
Hàng
trăm ngàn người dân Cuba đang không có nước, một phần là do các vụ cúp điện đã
làm tê liệt hệ thống cấp nước và hạ tầng.
Sự
thiếu hụt thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men quy mô lớn và ngày càng trầm trọng
cũng khiến cuộc sống trên hòn đảo này thêm phần phức tạp.
Việc
mất điện nhiều giờ mỗi ngày đã kéo dài hàng tháng trời, quét sạch kho dự trữ đồ
đông lạnh quý giá và khiến cuộc sống của phần lớn người dân ngày càng bấp bênh.
Nỗi
bức xúc gần như có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi.
Trước
một chính phủ không khoan nhượng với các cuộc biểu tình, nhiều người thể hiện sự
bất mãn bằng cách rời khỏi Cuba, góp phần vào làn sóng di cư kỷ lục từ năm
2020.
Chính
phủ Cuba đề xuất những giải pháp nào?
Chính
phủ Cuba cho biết đã bắt đầu đầu tư vào một kế hoạch dài hạn nhằm gia tăng sản
xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, chủ yếu là năng lượng mặt trời.
Họ
cũng đang đầu tư vào việc tăng cường sản xuất dầu thô nội địa.
Trong
tuần này, truyền thông nhà nước đã đưa tin rằng có 26 trang trại điện mặt trời
đang được xây dựng trên toàn quốc, với mục tiêu đạt công suất lắp đặt mới là
1.000 megawatt (tương đương một phần ba nhu cầu hiện tại) trong vòng hai năm tới.
Một
dự án tương tự khác dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2031.
Tình
hình khủng hoảng kinh tế, thiếu hụt nhiên liệu và kinh phí đã làm chậm tiến độ,
buộc chính phủ Cuba tiếp tục phụ thuộc vào các nhà máy điện lạc hậu trong tương
lai gần.
Lưới
điện Cuba từng sụp đổ ở quy mô này chưa?
Rồi.
Sau khi bão Ian đổ bộ nước này vào tháng 9/2022, mạng lưới điện của Cuba đã sụp
đổ, khiến toàn bộ đất nước không có điện trong vài ngày.
Nhà
chức trách cuối cùng đã khôi phục lại hệ thống điện sau khi các cuộc biểu tình
nổ ra ở nhiều thành phố, bao gồm cả ở thủ đô Havana.
No comments:
Post a Comment