Chủ nghĩa dân tộc
trực tuyến ở Trung Quốc nguy hiểm thế nào?
Tessa Wong (Phóng viên kỹ thuật số châu Á) và Fan Wang
BBC
News
15
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c86926562j1o
Trong
một buổi sáng thứ Ba của tháng Chín, một cậu bé 10 tuổi chuẩn bị bước qua cổng
một trường học Nhật Bản ở Thâm Quyến thì bị một người lạ tiếp cận và dùng dao
đâm.
Cậu
bé đã chết do bị thương nặng. Vụ giết người này đã gây chấn động cả Nhật Bản lẫn
Trung Quốc, làm bùng phát một làn sóng phản đối ngoại giao.
Chính
phủ Nhật Bản nói rằng những gì đã xảy ra là do tệ bài ngoại. Ngoại trưởng Nhật
Bản nói các bài đăng trên mạng xã hội có nội dung "ác ý và bài Nhật"
đã dẫn tới vụ tấn công.
Các
bình luận viên trực tuyến chỉ ra rằng vụ sát hại diễn ra vào thời điểm có tính
nhạy cảm chính trị - ngày 18/9, là ngày kỷ niệm một sự kiện dẫn tới việc Nhật Bản
chiếm đóng Mãn Châu của Trung Quốc vào đầu những năm 1930.
Đối
với một vài người, vụ việc lần này là một tín hiệu của việc chủ nghĩa dân tộc
trên mạng – biểu hiện qua các luận điệu bài trừ người nước ngoài ngày càng tăng
trong những năm qua – đang len lỏi vào thế giới thực.
Hàng
năm qua, các bài đăng liên quan tới các sự kiện thời Thế chiến II luôn lan truyền
mạnh mẽ trên các nền tảng mạng ở Trung Quốc, trong đó, sự xâm lược của Nhật Bản
trong cuộc chiến này vẫn là một chủ đề nhạy cảm đối với những người dân tộc chủ
nghĩa ở cả hai quốc gia.
Ở
Trung Quốc, tội ác chiến tranh của Nhật Bản lâu nay vẫn là một vấn đề nhức nhối
khi mà Bắc Kinh giữ vững quan điểm rằng Tokyo chưa bao giờ xin lỗi một cách đầy
đủ.
Các
bài đăng trên mạng là một phần của một hiện tượng lớn hơn, bao gồm tâm lý bài
ngoại và những cuộc tấn công nhằm vào những công dân Trung Quốc với lý do là có
biểu hiện không yêu nước.
Các
nhà phân tích cho rằng chủ nghĩa dân tộc kỹ thuật số này đa phần không chịu sự
kiểm soát của chính phủ Trung Quốc, trong bối cảnh lòng yêu nước trực tuyến này
tiếp tục hun đúc tâm lý chống người nước ngoài cũng như những lời cáo buộc nhằm
vào các nhân vật người Trung Quốc.
Chủ
nghĩa dân tộc trực tuyến có thể được thể hiện qua hình thức công kích bài ngoại
hoặc những lời cáo buộc không yêu nước
Một
số người đang băn khoăn liệu có phải mọi thứ đã đi quá xa.
Họ
gọi những cuộc tấn công trực tuyến cáo buộc những người Trung Quốc nổi tiếng
không yêu nước là “Cách mạng Văn hóa 2.0” – phong trào vận động mới nhất nằm
trong một chuỗi vận động nhằm đảm bảo sự thuần khiết ý thức hệ.
Họ
nhận thấy âm hưởng vang vọng của những chiến dịch bạo lực do nhà nước tài trợ
nhằm vào những đối tượng được gọi là kẻ thù của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP),
vốn đã gây ra thương tổn cho đất nước này vào những năm 1960 và 1970.
Những
cuộc thanh trừng, thường do lực lượng thanh niên được gọi là Hồng vệ binh dẫn dắt,
đã gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người.
Người
thân và láng giềng chĩa mũi dùi vào nhau.
Trong
một bài luận gần đây, nhà văn và giáo sư đại học Trương Sinh (张生) viết rằng
"trong quá khứ, người ta tập hợp Hồng vệ binh, bây giờ người ta tập hợp
‘tiểu phấn hồng’” – một biệt danh phổ biến dùng để chỉ đội quân chủ nghĩa dân tộc
trên mạng.
·
Việt Nam có quyền
lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương?14 tháng 10 năm 2024
·
Trump hay
Harris? Người Trung Quốc muốn gì từ cuộc bầu cử Mỹ 2024?14 tháng 10 năm
2024
·
Trung Quốc 75
năm và bài học cho Việt Nam7 tháng 10 năm 2024
Những
bài viết bài ngoại
Dù
nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc bày tỏ thương cảm cho cái chết của cậu
bé người Nhật Bản, một số người dân tộc chủ nghĩa trên mạng lại có giọng điệu
hoàn toàn khác.
“Tôi
không có ý kiến gì về việc người Nhật chết nếu họ không xin lỗi về quá khứ,” một
bình luận được nhiều người thích trên mạng Weibo nêu.
Một
bình luận khác nói rằng người Nhật đã giết rất nhiều người Trung Quốc trong Thế
chiến II “và tới bây giờ vẫn chưa chịu xin lỗi. Sao những kẻ như vậy có thể được
coi là có văn minh được nhỉ?”
Một
quan chức Trung Quốc được cho là đã gửi tin nhắn trong một nhóm kín rằng “việc
giết chết một đứa trẻ người Nhật chẳng có gì to tát” và “quy định của chúng ta
xác định phải giết người Nhật”.
Người
đàn ông này sau đó đã bị điều tra, theo hãng truyền thông địa phương Phượng
Hoàng (Phoenix News).
Trong
khi các quan chức Nhật Bản yêu cầu phải có câu trả lời về tội ác “ghê tởm” này,
Bắc Kinh đang tìm cách làm nhẹ tính nghiêm trọng của sự việc bằng cách kiểm duyệt
nghiêm ngặt các cuộc thảo luận trực tuyến về vụ việc, đồng thời gọi vụ việc lần
này là một "trường hợp đơn lẻ, ngẫu nhiên" và là "sự cố cá biệt".
Nhưng
đây đã là vụ tấn công người nước ngoài nghiêm trọng thứ ba xảy ra trong vài
tháng gần đây, tất cả đều được Trung Quốc gọi là “sự cố cá biệt”.
Vào
tháng Sáu, một người phụ nữ Nhật Bản và con trai đã bị tấn công tại một trạm xe
buýt gần một trường học Nhật Bản, một người phụ nữ Trung Quốc đã thiệt mạng khi
cố che chắn cho hai người này.
Chỉ
vài tuần trước đó, bốn trợ giảng của một trường đại học Mỹ đã bị đâm tại một
công viên ở Cát Lâm, Trung Quốc.
Dù
động cơ chưa rõ ràng, các vụ việc này đã khiến dư luận xôn xao, lo rằng nguyên
nhân có thể liên quan tới luận điệu bài ngoại trên mạng.
No comments:
Post a Comment