VOA
Tiếng Việt
13/04/2022
https://www.voatiengviet.com/a/nga-ukraine-xung-dot/6456674.html
11:39
https://gdb.voanews.com/03a80000-0aff-0242-0782-08da1d8fb4b4_w650_r1_s.jpg
Các nhà lãnh đạo
các nước đông Âu bày tỏ tình đoàn kết với Tổng thống Ukraine Volodymyr
Zelenskyy
11:34
Tổng thống bốn nước Đông Âu đến Kyiv thể hiện tình
đoàn kết với Urkaine
Tổng thống các nước Ba Lan, Litva, Latvia và
Estonia đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Kiev hôm 13/4 và kêu
gọi tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine và Nga phải chịu trách nhiệm về hành
động của quân đội của họ.
Nguyên thủ các nước đông Âu này đã cùng lên một
chuyến tàu hỏa đến thủ đô Ukraine kể từ khi quân Nga rút khỏi miền Bắc Ukraine
này trước sự kháng cự mạnh mẽ.
Trước khi gặp ông Zelenskyy, bốn tổng thống đã
đến thăm các khu vực ở khu vực Kyiv, nơi hàng trăm thường dân thiệt mạng đã được
phát hiện sau khi Nga rút quân.
“Đây không phải là chiến tranh, đây là khủng bố,”
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói tại một cuộc họp báo ở Kyiv, bên cạnh ông
Zelenskyy và tổng thống các nước Baltic.
“Chúng tôi không chỉ nói về những người lính
đã phạm tội ác, mà cả những người đã ra lệnh – tất cả bọn họ phải được đưa ra
trước công lý,” ông nói.
Mong muốn Nga phải bị buộc trách nhiệm được
các vị khách tổng thống còn lại hưởng ứng. Các vị này nói rằng họ dự tính thúc
đẩy cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine khi nước này sẵn
sàng đối phó với cuộc tấn công tăng cường của Nga ở miền Đông.
“Nhiệm vụ của chúng ta là giúp Ukraine với tất
cả các loại vũ khí,” Tổng thống Latvia Egils Levits nói.
Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda nói:
“Tương lai của Ukraine sẽ được quyết định trên chiến trường... Ukraine phải thắng.”
“Tổng thống Putin phải thua cuộc chiến này nếu
không sẽ không có hòa bình ở châu Âu,” Tổng thống Estonia Alar Karis nói.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bày tỏ ‘bực bội’
sau khi Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hủy chuyến thăm Kyiv mà đáng lẽ
ông đi cùng các vị tương nhiệm Đông Âu. Ông Scholz nói rằng chuyến thăm nhằm ‘gửi
tín hiệu mạnh mẽ về sự đoàn kết của châu Âu với Ukraine’. Ông Scholz cho biết
Kyiv không muốn Tổng thống Steinmeier đến thăm.
(Reuters)
09:52
https://gdb.voanews.com/03a90000-0aff-0242-1f0d-08da1db0bf04_w650_r1_s.jpg
Soái hạm tên lửa
Moskva quay trở về căn cứ ở Sevastopol thuộc bán đảo Crimea trên bờ Biển Đen hồi
tháng 11 năm 2021
09:50
Soái hạm Hạm đội Biển Đen hư hại nghiêm trọng, chưa
rõ nguyên do
Soái hạm của Hạm đội Biển Đen của hải quân Nga
đã bị ‘hư hại nghiêm trọng’ do nổ đạn dược, truyền thông nhà nước Nga cho biết
hôm 14/4.
“Do hỏa hoạn, đạn dược đã phát nổ trên chiến hạm
tên lửa Moskva. Con tàu đã bị hư hại nghiêm trọng,” Bộ Quốc phòng Nga nói và
cho biết nguyên nhân của vụ hỏa hoạn đang được xác định và thủy thủ đoàn đã được
sơ tán.
Trước
đó, Thống đốc Odessa cho biết các lực lượng Ukraine đã tấn công chiến hạm
Moskva bằng tên lửa.
“Tên lửa Neptune bảo vệ Biển Đen đã gây ra thiệt
hại rất nghiêm trọng cho chiến hạm Nga. Vinh quang cho Ukraine!”, Thống đốc
Maksym Marchenko viết trên Telegram.
Cố vấn tổng thống Ukraine, ông Oleksiy
Arestovych, cho biết ‘bất ngờ đã xảy ra’ với tàu Moskva.
“Nó cháy dữ dội. Ngay lúc này. Và với tình
hình biển động như thế này, không rõ liệu sự giúp đỡ có tới được hay không,”
ông nói trong một chương trình phát trên YouTube.
Soái hạm Moskva ban đầu được đóng vào thời
Liên Xô ở thành phố Mykolaiv của Ukraine, và được đưa vào hoạt động vào đầu những
năm 1980, theo truyền thông Nga.
Với thủy thủ đoàn 510 người, con tàu này trước
đây đã được triển khai trong cuộc xung đột Syria. Khi đó nó giúp bảo vệ từ biển
cho căn cứ không quân Hmeimim của quân Nga.
Chiến hạm tuần tiễu tên lửa này mang theo 16
tên lửa chống hạm P-1000 Vulkan cũng như một loạt vũ khí chống tàu ngầm và ngư
lôi khác.
Vào tháng 4/2021, hãng tin Nga Interfax dẫn lời
một đô đốc Nga đã nghỉ hưu nói rằng ‘đây là chiến hạm có sức nặng nhất ở Biển
Đen’.
Chiến hạm Moskva đã trở nên khét tiếng vào đầu
cuộc chiến khi kêu gọi lính biên phòng Ukraine bảo vệ đảo Rắn chiến lược đầu
hàng, nhưng đã bị bác bỏ một cách ngang tàng.
Các binh sĩ lúc đầu được cho là đã bị quân Nga
giết, nhưng trên thực tế đã bị bắt giữ.
Họ đã được thả trong cuộc trao đổi tù binh với
Nga vào cuối tháng 3, theo Quốc hội Ukraine.
(AFP)
17:4413.4.2022
Bộ Quốc phòng Ukraine: không có thông tin về việc đầu
hàng của lính thủy đánh bộ Ukraine ở Mariupol
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine
Oleksandr Motuzyanyk hôm 13/4 cho biết ông không có thông tin về việc một lữ
đoàn thủy quân lục chiến Ukraine ở Mariupol đầu hàng như đã được Bộ Quốc phòng
Nga loan báo trước đó.
“Tôi không có thông tin”, ông Motuzyanyk cho
biết trong một tin nhắn trả lời yêu cầu bình luận sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho
biết 1.026 binh sĩ thuộc Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine đã đầu
hàng tại thành phố cảng phía nam bị bao vây.
(Reuters)
15:57 13.4.2022
Đức có thể rơi vào suy thoái nếu ngưng ngay lập tức
nhập khẩu năng lượng Nga
Việc chấm dứt ngay lập tức nhập khẩu năng lượng
của Nga sẽ khiến Đức rơi vào ‘suy thoái mạnh’ vào năm tới, các viện kinh tế
hàng đầu của nước này cho biết trong một dự báo được công bố hôm 13/4.
Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga
cho nhu cầu năng lượng của mình, cho đến nay đã chống lại lời kêu gọi tẩy chay
năng lượng Nga của châu Âu để đáp trả cuộc chiến ở Ukraine.
Nếu Đức ngưng nhập năng lượng Nga vào ‘giữa
tháng 4’ này sẽ hạn chế tăng trưởng ở mức 1,9% trong năm 2022 và đẩy Đức vào
suy thoái vào năm 2023, khiến nền kinh tế Đức giảm 2,2%, theo dự báo.
Tác động của hành động tẩy chay này sẽ ‘không
được khắc phục’ trong hai năm tới, các viện nghiên cứu kinh tế Đức cho biết
trong một tuyên bố chung.
(AFP)
15:49 13.4.2022
Ngoại trưởng Mỹ: ‘Có thông tin đáng tin cậy Nga sử
dụng chất độc hóa học’
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết
Washington có ‘thông tin đáng tin cậy’ rằng Nga ‘có thể đã sử dụng... chất hóa
học’ trong cuộc tấn công ở Mariupol.
Tuy nhiên, ông nói với các phóng viên rằng ông
không thể xác nhận tin tức rằng Moscow đã sử dụng vũ khí hóa học ở đó.
Cơ quan giám sát vũ khí hóa học của thế giới,
OPCW, cho biết họ ‘quan ngại’ về các tin tức này.
(AFP)
15:35 13.4.2022
Nga nói hơn 1.000
binh sĩ Ukraine đầu hàng ở Mariupol
Bộ Quốc phòng Nga hôm 13/4 cho biết hơn một
ngàn binh sĩ Ukraine đã đầu hàng tại Mariupol vốn đã bị quân đội Moscow bao vây
trong hơn một tháng.
“Ở thành phố Mariupol... 1.026 quân nhân
Ukraine thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến 36 đã tự nguyện hạ vũ khí và đầu
hàng,” Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố cho biết các binh sĩ đã đầu hàng gần
‘một nhà máy luyện kim Mariupol mang tên Illich’, một nhà máy thép lớn.
Trong số các binh sĩ có 162 sĩ quan và 47 người
là phụ nữ, bộ này cho biết thêm. Hơn 100 người bị thương.
Nga được cho là đang cố gắng kết nối bán đảo
Crimea mà họ chiếm đóng và các vùng lãnh thổ ly khai được Moscow hậu thuẫn là
Donetsk và Lugansk ở Donbass và đã bao vây Mariupol từ khi bắt đầu chiến dịch
quân sự.
Hàng ngàn thường dân được cho là đã thiệt mạng
trong thành phố, vốn đã chứng kiến giao tranh dữ dội nhất trong cuộc xung đột.
(AFP)
15:35
13.4.2022
https://gdb.voanews.com/03720000-0aff-0242-a4e9-08da1d1f4091_w650_r1_s.jpg
Quốc kỳ Nga treo ở
một tòa nhà bị phá hủy ở Mariupol hôm 12/4
15:28 13.4.2022
Nga đang thu hẹp vòng vây ở Mariupol
Quân đội Nga đặt mục tiêu kiểm soát thành phố
cảng Mariupol trong cuộc tấn công lớn trên khắp miền đông Ukraine trong khi các
lực lượng phòng thủ đang cố gắng trong tuyệt vọng để cố thủ.
“Có thể trong tương lai quân thù sẽ cố gắng kiểm
soát thành phố Mariupol, chiếm Popasna và phát động cuộc tấn công theo hướng
Kurakhove để tiến đến biên giới hành chính của khu vực Donetsk,” Bộ Tổng tham
mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trên Facebook.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội họ đã đập
tan một nỗ lực phá vòng vây bằng ‘các cuộc không kích và pháo kích’ tại một nhà
máy ở một quận phía bắc của thành phố.
Nhưng quân đội Ukraine nhấn mạnh rằng ‘việc
phòng thủ Mariupol vẫn tiếp tục’.
“Mối liên hệ với các đơn vị của lực lượng phòng
vệ anh hùng giữ gìn thành phố là ổn định và vẫn được duy trì,” Lực lượng Lục
quân Ukraine viết trên Telegram.
(AFP)
15:12 13.4.2022
Tổng thống 4 nước đông Âu sắp thăm Kyiv để bày tỏ sự
ủng hộ
Tổng thống 4 nước Ba Lan, Lithuania, Latvia và
Estonia đang trên đường đến Kviv để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy,
cố vấn của nhà lãnh đạo Ba Lan cho biết hôm 13/4.
Bốn nhà lãnh đạo này hòa cùng ngày càng nhiều
các chính trị gia châu Âu đến thăm thủ đô Ukraine kể từ khi quân Nga bị đẩy ra
khỏi miền bắc Ukraine hồi đầu tháng này.
“Lên đường tới Kyiv với thông điệp mạnh mẽ về
hỗ trợ chính trị và hỗ trợ quân sự,” Tổng thống Litva Gitanas Nauseda viết trên
Twitter hôm 13/4, cùng với bức ảnh cho thấy các tổng thống đứng bên cạnh một
chuyến tàu.
Chuyến thăm ‘mang tính biểu tượng’ sẽ bao gồm
các cuộc đàm phán về các chi tiết hỗ trợ, ông Pawel Szrot, người đứng đầu văn
phòng Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói với đài truyền hình tư nhân Polsat
News.
(Reuters)
15:02
13.4.2022
Nền kinh tế Nga sẽ ‘suy giảm mạnh nhất kể từ năm
1994’
Nền kinh tế Nga đang trên đà suy giảm hơn 10%
vào năm 2022, mức giảm tổng sản phẩm quốc nội nhiều nhất kể từ những năm sau
khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin cho
biết hôm 12/4.
Nga đang phải đối mặt với lạm phát tăng vọt và
dòng vốn tháo chạy trong khi vật lộn với khả năng vỡ nợ sau khi phương Tây áp đặt
các biện pháp nghiêm khắc để trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin.
Các bộ kinh tế và tài chính của Nga hiện đang
làm việc về các dự báo mới, hãng thông tấn nhà nước RIA dẫn lời ông Kudrin, nưgời
hiện là lãnh đạo Phòng kiểm toán, cho biết.
“Dự báo chính thức sẽ là giảm hơn 10%”, ông
Kudrin, vốn từng là bộ trưởng tài chính của Putin từ năm 2000 đến 2011, cho biết.
Các dự báo trước đây của chính phủ Nga dự kiến
tăng trưởng GDP trong năm nay là 3% sau khi đã tăng trưởng 4,7% vào năm 2021.
Một nguồn tin thân cận với chính phủ Nga giấu
tên nói với Reuters rằng Bộ Kinh tế dự kiến GDP sẽ giảm từ 10% đến 15% trong
năm nay.
Sụt giảm 10% sẽ là mức giảm GDP lớn nhất trong
kể từ năm 1994, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Ngân hàng Thế giới trong tháng này dự báo GDP
của Nga sẽ giảm 11,2% trong năm nay.
(Reuters)
14:57 13.4.2022
Airbus kêu gọi các lãnh đạo châu Âu tránh trừng phạt
titan của Nga
Hãng chế tạo máy bay Airbus hôm 12/4 kêu gọi
châu Âu không chặn nhập khẩu titan từ Nga, nói rằng các biện pháp trừng phạt đối
với kim loại chiến lược này sẽ gây thiệt hại cho ngành hàng không vũ trụ trong
khi hầu như không làm tổn thương nền kinh tế Nga.
Mở rộng hành động trừng phạt đến titan, vốn được
sử dụng trong máy bay và động cơ phản lực, sẽ ‘không phù hợp’, Giám đốc điều
hành Airbus, ông Guillaume Faury, cho biết tại một cuộc họp cổ đông thường
niên.
Nga là nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới.
Titan là kim loại chiến lược được đánh giá cao về độ rắn chắc tính trên trọng
lượng.
EU cho đến nay đã tránh trừng phạt các mặt
hàng khác của Nga ngoài thép và than đá, và titan vẫn được miễn trừ khỏi các hạn
chế giao thương với Nga.
“Airbus đang áp dụng và sẽ tiếp tục áp dụng
các biện pháp trừng phạt đầy đủ”, phát ngôn viên của Airbus cho biết.
“Các biện pháp trừng phạt nhằm vào titan Nga sẽ
không gây tổn hại cho Nga, bởi vì nó chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu xuất khẩu
của Nga. Nhưng nó sẽ gây thiệt hại lớn cho toàn bộ ngành công nghiệp hàng không
vũ trụ trên khắp châu Âu”, phát ngôn nhân nói thêm.
Airbus đang đẩy nhanh việc tìm kiếm các nguồn
cung cấp ngoài Nga trong dài hạn, trong khi nhu cầu của họ được bảo đảm trong
ngắn và trung hạn, ông Faury nói.
Airbus cho biết họ lệ thuộc một nửa nhu cầu
titan vào Nga, trong khi hãng VSMPO-AVISMA được nhà nước Nga hậu thuẫn đáp ứng
1/3 nhu cầu của Boeing theo một thỏa thuận được gia hạn vào tháng 11 năm ngoái.
Hồi tháng trước, Boeing cho biết họ đã ngừng mua titan của Nga.
Các quan chức hàng không vũ trụ cho biết
Airbus một phần lo ngại về sự phụ thuộc vào Nga ở các nhà cung cấp cho họ như
hãng Safran của Pháp, vốn sử dụng titan để sản xuất các bộ phận động cơ phản lực
và thiết bị hạ cánh.
Safran hồi tháng 2 nói rằng họ có dự trữ trong
vài tháng và phụ thuộc vào Nga ít hơn một nửa nhu cầu.
(Reuters)
14:48 13.4.2022
Giáo hoàng Phanxicô lên án ‘những hành động ghê tởm’
ở Ukraine
Giáo hoàng Phanxicô hôm 12/4 nói rằng cuộc chiến
ở Ukraine có dấu ấn của ‘lực lượng quỷ dữ’ bởi vì nó đã để lại những sự ghê tởm
như là việc thảm sát thường dân.
Giáo hoàng đã có bình luận như vậy trước những
người tham gia một cuộc hành hương liên tôn giáo thể hiện tình đoàn kết với người
dân Ukraine ở Chernivtsi ở tây Ukraine do Viện Liên Tôn Elijah có trụ sở tại
Israel tổ chức.
“Khoảnh khắc hiện tại khiến chúng ta vô cùng
phiền não, bởi vì nó ghi dấu của thế lực quỷ dữ”, theo thông điệp của Giáo học,
được đọc thay mặt ngài.
“Nỗi đau khổ gây ra cho rất nhiều người yếu đuối
và không có khả năng tự vệ; nhiều thường dân bị tàn sát và các nạn nhân vô tội
trong giới trẻ; hoàn cảnh tuyệt vọng của phụ nữ và trẻ em... Tất cả những điều
này làm nhức nhối lương tâm chúng ta”, vẫn theo thông điệp của Giáo hoàng.
Giáo hoàng Phanxicô, vốn đã đưa ra nhiều lời
kêu gọi chấm dứt xung đột, nói rằng không thể mãi thờ ơ và rằng cần phải ‘lên
tiếng mạnh mẽ để nhân danh Thiên Chúa yêu cầu chấm dứt những hành động ghê tởm
này’.
Trong thông điệp của mình, Giáo hoàng kêu gọi
‘các lãnh đạo chính phủ, nhất là những người hướng đến các nguyên tắc thiêng
liêng của tôn giáo’, tìm kiếm hòa bình và tránh xa cái ác.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Giáo hoàng
Phanxicô chỉ đề cập thẳng đến Nga trong những buổi cầu nguyện, chẳng hạn như
trong một sự kiện đặc biệt toàn cầu vì hòa bình vào ngày 25/3. Nhưng Ngài đã
nói rõ Ngài phản đối hành động của Nga và sử dụng các từ "xâm lược",
"gây hấn" và "tàn bạo".
(Reuters)
14:40 13.4.2022
Mỹ công bố thêm 750 triệu đô la viện trợ vũ khí cho
Ukraine
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến
sẽ công bố ngay trong ngày 13/4 thêm 750 triệu đô la viện trợ quân sự cho
Ukraine cho cuộc chiến với Nga, hai quan chức Mỹ nắm rõ vấn đề nói với Reuters.
Những khí tài này sẽ được viện trợ bằng cách sử
dụng Thẩm quyền phê chuẩn nhanh của Tổng thống, tức PDA, mà theo đó tổng thống
có thể cho phép chuyển các thiết bị và dịch vụ từ kho của Mỹ mà không cần sự
cho phép của Quốc hội để đối phó với tình huống khẩn cấp.
Một trợ lý cấp cao của Quốc hội cho biết các
thiết bị được công bố có thể sẽ gồm các hệ thống pháo binh mặt đất hạng nặng,
bao gồm cả lựu pháo.
Các lô hàng vũ khí chuyển cho Ukraine bao gồm
tên lửa phòng không phòng Stinger và tên lửa chống tăng Javelin, cũng như đạn
dược và áo giáp.
(Reuters)
13:39 13.4.2022
Zelenskyy kêu gọi thế giới phản ứng trước việc Nga
sử dụng chất độc
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm
12/4 kêu gọi thế giới phản ứng trước việc Nga sử dụng chất độc ở Mariupol.
“Do những lời đe dọa lặp đi lặp lại của các
nhà tuyên truyền Nga rằng họ sẽ sử dụng vũ khí hóa học đối với những người
phòng thủ Mariupol và do quân đội Nga liên tiếp sử dụng, chẳng hạn, đạn phốt
pho ở Ukraine, thế giới phải phản ứng ngay bây giờ,” ông Zelensky nói trong bài
phát biểu qua video trước quốc dân hàng đêm.
Đạn phốt pho gây bỏng khủng khiếp nhưng không
được phân loại là vũ khí hóa học.
Ông Zelenskyy cho biết các chuyên gia vẫn đang
cố gắng xác định những gì đã được sử dụng ở Mariupol.
Ông Zelenskyy nói thêm ngoài các vụ giết dân
thường ở Bucha, đã xuất hiện thêm nhiều bằng chứng về ‘sự tàn ác vô nhân đạo’ của
binh sĩ Nga đối với phụ nữ và trẻ em ở các vùng ngoại ô khác của Kyiv và các thị
trấn khác ở phía bắc và phía đông.
(AP)
No comments:
Post a Comment