Tiền
Giang: Năm người bị kết án tội lật đổ chính quyền
RFA
2022.04.19
Hình minh hoạ: Việt kiều Mỹ Jame Han - người
bị toà án Việt Nam kết án tù về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, có liên
quan tới tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời hồi tháng 8/2018. AFP
Toà án Nhân dân tỉnh Tiền Giang hôm
19/4 kết án tù năm người với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân” theo Điều 109 Bộ Luật Hình sự. Báo Tuổi Trẻ loan tin này vào cùng
ngày.
Như
vậy, chỉ trong hai ngày 18 và 19/4, có tổng cộng 17 người bị kết án tội “Hoạt động
nhằm lật độ chính quyền”. Tất cả đều bị cáo buộc có liên quan đến Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời do ông
Đào Minh Quân cầm đầu có trụ sở ở Mỹ. Đây là tổ chức chính trị đối lập của
người Việt bị Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Cụ thể, những
người bị kết án tại Tiền Giang gồm: Nguyễn Thị Rành (69 tuổi) - 16 năm tù, Nguyễn
Hoàng Phương (52 tuổi, ngụ TP.HCM) - 14 năm tù, Nguyễn Thị Chính (67 tuổi) -
tám năm tù, Nguyễn Anh Hùng (72 tuổi) - sáu năm tù, Văng Bá Cảnh (74 tuổi, cùng
ngụ Tiền Giang) - năm năm tù .
Báo Tuổi
Trẻ trích thông tin từ cáo trạng cho biết, từ năm 2018 đến khi bị phát hiện vào
tháng 4 năm 2021, tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, các bị
cáo này đã có hành vi gia nhập tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Các bị cáo
đã tham gia bầu ông Đào Minh Quân (70 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ) làm tổng thống
"đệ tam Việt Nam Cộng hòa", may cờ, khăn choàng chuẩn bị đón Quân về
nước. Ngoài ra các bị cáo tham gia họp tuyên truyền, chống phá Nhà nước với mục
đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Trong các
năm gần đây, những toà án của Việt Nam liên tục xét xử những người dân bị cáo
buộc có liên hệ với tổ chức của ông Đào Minh Quân mà Chính phủ Việt Nam coi là
phản động. Tổ chức này bị Chính phủ Việt Nam cáo buộc chỉ đạo đặt bom ở TP Biên
Hoà hồi năm 2017.
Đài Á Châu
Tự Do đã nhiều lần tìm cách liên hệ với tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm
thời để lấy phản hồi về những cáo buộc này nhưng không nhận được trả lời.
Hồi năm
2017, bà Lisa Phạm - người bị Chính phủ Việt Nam cáo buộc có liên quan đến tổ
chức này - đã trả lời điện thoại RFA và bác bỏ những cáo buộc tham gia vận động
người Việt trong nước tham gia khủng bố.
---------------------
Tin,
bài liên quan
Tòa
án TPHCM tuyên 108 năm tù 12 người dân trong phiên toà bị cho là “vi phạm tố tụng”
12
người ra tòa theo cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ
Bà
63 tuổi bị tuyên 6 năm tù vì "ca ngợi chế độ VNCH và Đào Minh Quân"
Một
người ở Phú Yên bị án 10 năm tù vì tham gia “Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời”
Thành
viên Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời bị tuyên án tù với tội danh lật đổ chế
độ
=============================================
.
.
Tòa
án TPHCM tuyên 108 năm tù 12 người dân trong phiên toà bị cho là “vi phạm tố tụng”
Các bị cáo bị tuyên án nặng nề dù một
mực kêu oan trong một phiên tòa chính trị.
RFA
2022.04.19
Bà Trần Ngọc Xuân (ảnh trái) và quang cảnh phiên tòa.
FB Nguyen Van Mieng/báo Người Lao Động
Hôm 18
tháng 4, Toà án Nhân dân TP. HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với 12 người bị
cáo buộc tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Phiên toà
diễn ra chỉ trong vỏn vẹn một ngày với kết quả là các bị cáo phải nhận những bản
án nặng nề, từ 3 đến 13 năm tù giam.
Điều đáng
chú ý là không một ai trong số những người bị xét xử thừa nhận tội danh mà Viện
Kiểm sát nhân dân TPHCM áp đặt lên họ, trong khi đó luật sư thì cho rằng phiên
toà đã có dấu hiệu vi phạm tố tụng.
Trả lời phỏng
vấn của đài Á châu Tự do, luật sư Nguyễn
Văn Miếng, người bào chữa cho bà Trần Thị Ngọc Xuân là một trong 12 bị cáo,
cho biết nhận định của ông về phiên toà:
“Thực
ra tôi đã nói tại phiên toà rằng phiên toà này vi phạm tố tụng bởi vì tất cả là
chín vụ án khác nhau ở các tỉnh thành khác nhau, nhưng lại gom thành một vụ,
khiến cho bà Xuân trở thành nhân vật nghiêm trọng, cái hành vi của bà ấy trở
thành nghiêm trọng.
Cái đó
là vi phạm luật Tố tụng Hình sự về vấn đề sáp nhập vụ án, bởi vì giữa 12 người
này họ không có một cái liên kết nào cả. Chỉ có trường hợp của bà Xuân là biết
hai người trong số đó, nhưng mà mối quan hệ đó không phải là mật thiết theo cái
kiểu cấp bậc trưởng nhóm phó nhóm, hoàn toàn biết nhau theo cái hướng là biết
nhau vậy.”
Theo luật
sư thì Viện Kiểm sát đã cáo buộc bà Trần Thị Ngọc Xuân là người tích cực nhất
trong nhóm 12 người, do đó bà này bị tuyên án 13 năm tù giam, nặng nhất trong số
12 người.
Lý do những
người này bị buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 109 của Bộ
luật Hình sự là vì họ bị cho là đã “lôi kéo người dân tham gia tổ chức Chính phủ
Việt Nam Lâm thời” của ông Đào Minh Quân ở Mỹ.
Đây là một
tổ chức bị Bộ Công an Việt Nam liệt vào danh sách phản động, hay thậm chí là khủng
bố.
Tuy nhiên
theo vị luật sư của đoàn luật sư TP. HCM thì bản thân những người này không hề
có ý định “lật đổ”, mà chỉ đơn thuần nghĩ rằng mình đang giúp đỡ người nghèo.
“Trong
tất cả 12 bị cáo này, tôi nhận định chung là họ ở trong tình trạng nghèo khổ và
ít học, cho nên khi thấy một chương trình đưa ra ở trên mạng nói rằng có 18
chương trình của Liên Hiệp Quốc kết hợp với một chính phủ lầm thời nào đó, sẽ cấp
đất cấp nhà thế là họ giới thiệu cho những người nghèo khác, và họ đăng ký,
cũng có những người thấy nhiều người khác nghèo hơn mình nên đã giới thiệu cho
những người đó để họ được cấp đất, cấp nhà để được an cư lập nghiệp, thế rồi bị
bắt.”
Luật sư
cũng cho biết trong số những người bị xét xử còn có hai người thuộc sắc dân
Ê-đê và một người thuộc sắc dân M’Nông, đều tới từ tỉnh Đắk Lắk. Những người
này phải tham dự phiên toà trong điều kiện không có người phiên dịch, mặc dù
năng lực nghe hiểu tiếng Việt không tốt.
Trong số
những người bị xét xử thì chỉ duy nhất bà Trần Thị Ngọc Xuân là không nhận tội
và không chấp nhận bản án, 11 người còn lại dù không thừa nhận động cơ của mình
là có tính chất lật đổ chính quyền nhưng đã chấp nhận bản án và xin khoan hồng.
Đáng chú ý
là chỉ có mình bà Xuân là có thuê luật sư, còn lại 11 người khác đều
được tòa chỉ định luật sư do khung hình phạt lên đến tử hình.
Khi được hỏi
là liệu thân chủ của mình là bà Trần Thị
Ngọc Xuân có kháng cáo hay không, luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết:
“Trước
khi rời phiên toà thì bà Xuân có chào tôi và tôi nhắc với bà ấy rằng là bà có
15 ngày để kháng cáo, thì bà nói là bà sẽ suy nghĩ xem có kháng cáo hay không.
Trước
đây tại trại giam bà có nói chuyện với tôi là cái tình trạng giam giữ của tù
nhân Việt Nam nó quá khắc nghiệt, đến ngày hôm nay là bà đã bị giam hai năm tại
số 4 Phan Đăng Lưu, và bà ấy thấy rằng cái tình trạng tù tội như vậy nó khắc
nghiệt quá.
Cho nên
thường thì xu hướng của những người có sức khoẻ yếu là họ sẽ quyết định không
kháng cáo, còn trường hợp của bà ấy thì bà có nói như vậy nhưng tôi không biết
là quyết định của bà trong 15 ngày tới là sẽ như thế nào.”
Đài Á Châu
Tự Do đã nhiều lần liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời để hỏi về
phản ứng của tổ chức này trước cáo buộc của Chính phủ Việt Nam đối với những
người tham gia tổ chức nhưng không nhận được phản hồi. Vào năm 2017, bà Lisa Phạm,
một Việt kiều Mỹ bị phía Việt Nam cáo buộc tham gia tổ chức đã lên tiếng với
RFA, bác bỏ những cáo buộc tham gia vận động người trong nước tham gia vào các hoạt
động khủng bố, chống chế độ.
------------------
Tin,
bài liên quan
Tiền
Giang: Năm người bị kết án tội lật đổ chính quyền
12
người ra tòa theo cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ
Bà
63 tuổi bị tuyên 6 năm tù vì "ca ngợi chế độ VNCH và Đào Minh Quân"
Bị
cáo buộc “hoạt động lật đổ”, đối diện án tử hình chỉ vì phát tán thông tin từ mạng
xã hội
Một
người ở Phú Yên bị án 10 năm tù vì tham gia “Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời”
No comments:
Post a Comment