Phát biểu của Đại sứ Ukraine tại Việt Nam
https://www.facebook.com/watch/?ref=saved&v=933572920644122
Phát
biểu của Đại sứ Ukraine tại Việt Nam Oleksandr Gaman về chiến
tranh thông tin mà Nga đang tiến hành tại Việt Nam
VIDEO : https://www.facebook.com/watch/?ref=saved&v=933572920644122
Kính thưa
các quý vị, các bạn Việt Nam thân mến!
Tôi chia sẻ
sự lo lắng và thất vọng của các bạn về cuộc chiến thông tin, một phần của cuộc
chiến tranh nóng ở Ukraine, đã đến Việt Nam. Và tôi vô cùng lấy làm tiếc khi thấy
Nga đang cật lực cố gắng để gây ra sự xích mích giữa nhân dân Ukraine và nhân
dân Việt Nam.
Mọi thứ có
thể sử dụng đều được sử dụng cho việc này – một đoạn video của gần 20 năm trước,
những bức ảnh, những nhận xét xuyên tạc, những câu văn được cắt ra khỏi văn cảnh
và thường chỉ là những tin giả chưa từng xảy ra. Tất cả những điều này được thể
hiện như là lập trường chính thức của nhà nước và thái độ của xã hội Ukraine đối
với người dân Việt Nam và các nhà lãnh đạo đất nước của các bạn.
Năm 2006,
tại Kharkiv, một nhóm thanh niên đã có một số hành động phản đối cộng đồng người
Việt tại Kharkiv. Sau đó thì mặc định rằng đó là hành động của một số người.
Vào năm
2007, lá cờ Việt Nam đã được kéo lên tại khu phức hợp chùa Phật giáo lớn nhất ở
châu Âu, chùa Trúc Lâm. Vào buổi lễ khánh thành chính thức có sự tham dự của
các đại diện nhà nước Ukraine, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine, ông Nguyễn Văn
Thành, đoàn tăng sĩ phật giáo từ Việt Nam, đại diện kiều bào Việt Nam và người
dân Kharkiv.
Đây là
minh chứng rõ ràng cho thấy quan điểm chính thức của Ukraine trong quan hệ với
Việt Nam và thái độ của xã hội Ukraine đối với nhu cầu tôn giáo của cộng đồng
người Việt ở đất nước tôi. Và đây là một hành động của chính phủ Ukraine.
Tuy nhiên,
Nga giữ im lặng về điều này. Người Nga đang cật lực cố gắng để chứng tỏ Ukraine
là một quốc gia man rợ, hiếu chiến và không khoan dung với các dân tộc khác, họ
nói, trong chính quyền có những người theo chủ nghĩa quốc xã.
Chính quyền
của chúng tôi là từ nhân dân. Từ người dân Ukraine, một bộ phận không tách rời
gồm người Do Thái, người Tatars, người Gruzia, người Nga, v.v… vì lý do này hay
lý do khác đã quyết định xây dựng tương lai của họ ở Ukraine và trở thành những
người yêu nước Ukraine. Có cả những người từ Việt Nam đang làm việc trong các
cơ quan nhà nước và cơ quan tự quản Ukraine hoặc tiến hành các hoạt động kinh
doanh thành công.
Tổng thống
Zelensky có gốc Do Thái. Thống đốc tỉnh Mykolaiv Vitaly Kim là người gốc Hàn Quốc.
Lãnh đạo đảng chính trị lớn nhất ở Verkhovna Rada – David Arahamiya, đến từ
Gruzia. Emine Japarova, thứ trưởng ngoại giao thứ nhất là người Crimea Tatar.
Liệu điều
này có khả thi ở một quốc gia ủng hộ chủ nghĩa quốc xã hay chủ nghĩa bài ngoại?
Vậy thì có
thể nói về chủ nghĩa quốc xã nào? Do Thái-Hàn Quốc? Hay Tatar-Georgia?
Các nhà chức
trách Ukraine kiên quyết lên án bất kỳ biểu hiện nào của chủ nghĩa quốc xã, chủ
nghĩa phát xít hoặc chủ nghĩa bài ngoại.
Tôi muốn
nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ của chúng tôi với tư cách là Đại sứ quán Ukraine và
nhiệm vụ của cá nhân tôi với tư cách là Đại sứ tại đất nước hữu nghị Việt Nam
là làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác ở mọi cấp và mọi lĩnh vực hợp tác, dựa trên
nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và chung sống hòa bình. Hợp tác kinh tế, văn hóa,
giáo dục, khoa học và kỹ thuật hoàn toàn không phải là một danh sách đầy đủ các
lĩnh vực mà Ukraine và Việt Nam có thể hợp tác mà không cạnh tranh, mà bổ sung
cho nhau trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói rất đúng về công tác đối ngoại nhân dân: Làm cho nước mình ít kẻ
thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết. Và tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng của
ông ấy rằng “thêm bạn bớt thù, đoàn kết nhân dân trong nước gắn liền với đoàn kết
nhân dân thế giới vì lợi ích chân chính của nhân dân ta và nhân dân thế giới”.
Tôi cho rằng
sự đối thoại văn hóa, cái gọi là sức mạnh mềm của ngoại giao, tạo cơ hội để biết
nhau và hiểu nhau hơn.
Và tôi vui
mừng vì công việc như vậy đang được tiến hành. Ngay trước khi chiến tranh bắt đầu,
một cuộc triển lãm tranh “Việt Nam – Ukraine” nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã khai mạc tại Kyiv với sự hỗ trợ của người bạn
đáng kính của tôi, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch. Đây là 130
tác phẩm của các nghệ sĩ từ khắp Ukraine. Sau ngày 27 tháng 2, cuộc triển lãm
đó đã phải đến Kharkiv, Odessa, Lviv, Chernihiv. Nhưng điều này đã bị cản trở bởi
văn hóa Nga – bom đạn, tra tấn và giết chóc.
Trong một
vài ngày tới, người Việt Nam sẽ có cơ hội tuyệt vời để làm quen với Ukraine như
một phần của văn hóa thế giới. Cùng với những người bạn Séc của chúng tôi tại
khu vực Đại sứ quán Séc vào ngày 23 tháng 4, chúng tôi sẽ tổ chức một hội chợ từ
thiện, để mỗi khách trong không khí thân mật và tốt đẹp dưới lá cờ của Việt
Nam, Cộng hòa Séc và Ukraine sẽ có thể giao lưu với người dân Ukraine, làm quen
với văn hóa của chúng tôi và hương vị ẩm thực Ukraine.
Một loạt
các sự kiện cũng sẽ được tổ chức tại Hà Nội và các thành phố khác của Việt Nam
vào tháng 5 để kỷ niệm tình hữu nghị Ukraine-Việt Nam.
Tiếp xúc
thông thường giữa các cá nhân là vô cùng quan trọng trong quan hệ song phương của
chúng ta. Hàng nghìn người Việt Nam đã tìm thấy quê hương thứ hai của họ ở
Ukraine và cho đến khi bắt đầu cuộc chiến tranh quy mô lớn của Nga chống lại
Ukraine, họ đã làm việc, điều hành doanh nghiệp và giáo dục con cái. Các cuộc
ném bom tàn nhẫn và pháo kích liên tục vào Kharkiv, Mariupol và các thành phố
yên bình khác của Ukraine đã buộc họ phải ngồi trong hầm trú bom cùng với các
công dân Ukraine khác trong nhiều tuần, chờ được giải cứu. Tôi tin rằng chẳng
bao lâu nữa, tất cả cư dân các thành phố sẽ có thể quay trở lại các thành phố
đã được giải phóng khỏi quân chiếm đóng của Nga và tiếp tục xây dựng cuộc sống
sung túc của họ.
Sau chiến
thắng của chúng tôi, những triển vọng to lớn sẽ mở ra cho hợp tác Việt Nam –
Ukraine, và đặc biệt chúng tôi sẽ cần kinh nghiệm của Việt Nam đối với công việc
chung nhằm khôi phục và xây dựng lại đất nước của chúng tôi.
Chúng ta cần
nhìn về tương lai – còn rất nhiều việc ở phía trước!
No comments:
Post a Comment