Đề
nghị tập trận chung Nga - Việt Nam : quyết định bất hợp lý, gây ngạc nhiên
RFA
2022.04.19
Hình minh hoạ: Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey
Shoigu (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch duyệt đội danh dự ở
Hà Nội hôm 23/1/2018. AP
Trong khi
chiến sự đang diễn ra khốc liệt tại Ukraine, Nga và Việt Nam lại lên kế hoạch
cho một cuộc diễn tập quân sự, theo thông tin từ truyền thông Nhà nước Nga hôm
18/4. Các nhà phân tích cho rằng đây là một bước đi không thích hợp và có thể
gây ra “những cái nhướng mày” trong khu
vực.
Thông tin
về cuộc tập trận được đưa ra vào khi thế giới đang phẫn nộ trước cuộc xâm lược
của Nga vào Ukraine và con số dân thường thiệt mạng do cuộc chiến đang không ngừng
tăng lên. Nó cũng trùng hợp với thời điểm mà Mỹ đang chuẩn bị cho Thượng đỉnh Mỹ
- ASEAN (bao gồm Việt Nam) từ ngày 12 đến 13 tháng năm tới.
Trang tin RIA Novosti của Nhà nước Nga cho biết
cuộc gặp ban đầu để chuẩn bị cho cuộc diễn tập được tổ chức dưới hình thức trực
tuyến giữa lãnh đạo quân đội Việt Nam và Quân khu miền Đông của Nga.
Hai bên
“đã đồng ý về chủ đề cho cuộc tập trận sắp tới, ngày và địa điểm xác định” và
đã “thảo luận các vấn đề về hỗ trợ hậu cần, y tế, các chương trình văn hoá và
thể thao”, trang RIA Novosti đưa tin nhưng không nêu thêm chi tiết cụ thể.
Đại tá
Ivan Taraev, người đứng đầu Ban Hợp tác quân sự quốc tế thuộc Quân khu miền
Đông được trích lời cho biết, cuộc tập trận chung nhằm mục đích “nâng cao kỹ
năng thực hành của các chỉ huy và đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động đào
tạo tác chiến và quản lý đơn vị trong các tình huống chiến thuật khó cũng như
đưa ra các giải pháp không quy ước khi thực hiện các nhiệm vụ.”
Hai bên cũng thảo luận tên gọi cho cuộc tập trận.
Một đề nghị đưa ra cho cuộc tập trận là “Liên
minh Lục địa - 2022”.
“Quyết định không hợp lý”
Báo chí Việt
Nam hiện vẫn chưa đưa tin gì về cuộc gặp và đề nghị tập trận. Các giới chức Việt
Nam hiện cũng chưa đưa ra bình luận gì.
Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales ở
Australia, một người theo dõi tình hình Việt Nam, nói với RFA:
“Đây là
một quyết định không hợp lý từ phía Việt Nam. Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho Thượng đỉnh
với lãnh đạo khối các nước ASEAN vào tháng năm. Liệu các lãnh đạo Việt Nam sẽ
có thể nhìn vào mắt Tổng thống Biden không trong khi Hoa Kỳ đã có lập trường rõ
ràng về cuộc chiến ở Ukraine và cuộc xâm lược của Nga?”
“Đây
không phải là cách bạn làm việc với các cường quốc trên thế giới.” - Giáo sư Carl Thayer nói.
Hồi đầu
tháng này, Việt Nam đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết do Mỹ chủ xướng loại Nga
khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trước đó, Hà Nội đã hai lần bỏ phiếu
trắng trong các nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc.
Ian Storey, chuyên gia cấp cao tại Viện
ISEAS-Yusof ở Singapore, nói với RFA:
“Trong
khi Nga là đối tác gần trong khu vực, Việt Nam muốn cho thấy là họ (Nga) vẫn có
một người bạn chắc chắn ở Đông Nam Á.
Nhưng
cuộc tập trận chung này có thể sẽ gây ra những nhướng mày (ngạc nhiên) trong
khu vực.”
Việt Nam
và Nga đã có mối quan hệ lịch sử lâu dài bắt đầu từ thời kỳ Liên Xô trước kia.
Nga là đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam và
hiện là một trong ba đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam bên cạnh hai nước
khác là Ấn Độ và Trung Quốc.
Nga là nước tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam cho đến trước khi khối Xô Viết và
Đông Âu sụp đổ.
Hoàng Thị Hà, một chuyên gia Việt Nam ở Viện ISEAS
- Yusof Ishak, viết:
“Cách
tiếp cận của việt Nam với cuộc chiến Nga - Ukraine và việc (Việt Nam) từ chối
chỉ đích danh Nga xâm lược cho thấy cái nhìn của Hà Nội đối với các tính toán về
chính sách ngoại giao và quốc phòng của mình.”
Chuyên gia
Hoàng Thị Hà nói rằng cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraine “cho thấy một lựa
chọn khó khăn cho Hà Nội giữa việc duy trì nguyên tắc cơ bản về tôn trọng chủ
quyền độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ với việc duy trì mối quan hệ tốt với
Nga - nhà cung cấp vũ khí quan trọng và đối tác khai thác dầu khí chính ở Đông
Nam Á”
Các khách quân đội từ Việt Nam đang xem xe tăng
T-90MS của Nga tại một triển lãm quân sự hàng năm ở Alabino, ngoại ô Moscow hôm
23/8/2020. AP
Thông điệp chính trị
Điều này
lý giải các bước đi của Việt Nam nhưng có những khác biệt giữa việc bỏ phiếu ở
LHQ và việc tổ chức các hoạt động quân sự chung. Hoạt động quân sự chung sẽ gửi một thông điệp
sai về ý định của Việt Nam là làm việc với
phương Tây và nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, các nhà phân
tích nhận định.
Đặc biệt,
giai đoạn hơn một thập kỷ qua đã chững kiến những phát triển đáng kể trong quan
hệ giữa Mỹ và Việt Nam vốn cùng có chung quan ngại về những hành động lấn lướt
của Trung Quốc ở Biển Đông.
Chi tiết về
cuộc tập trận giữa Nga và Việt Nam hiện vẫn chưa được công bố công khai và một
số nhà quan sát đang bày tỏ những nghi ngờ rằng nó có thể diễn ra.
Một nhà
phân tích Việt Nam không muốn nêu danh tính vì không được phép nói chuyện với
báo chí nước ngoài nói rằng phía Nga đã từng công bố các cuộc tập trận tương tự
trong quá khứ nhưng đều không thực hiện được.
Cơ quan
báo chí thuộc Quân khu miền Đông Nga cũng cho biết hồi năm 2015 rằng một cuộc tập
trận song phương đầu tiên giữa Nga và Việt Nam sẽ được tiến hành vào năm 2016 ở
lãnh thổ của Việt Nam.
Cuộc tập
trận dự kiến diễn ra vào năm 2017 nhưng cuối cùng đã không diễn ra.
Việt Nam,
tuy thế, vẫn tham gia một số cuộc diễn tập quân sự đa bên với Nga. Cuộc tập trận
hải quân chung đầu tiên gần đây nhất giữa Nga và các nước ASEAN diễn ra vào
tháng 12 năm ngoái.
Quân khu
miền Đông với đại bản doanh tại Khabarovsk, là một trong năm quân khu chiến lược
của lực lượng vũ trang Nga, chịu trách nhiệm khu vực miền viễn đông của Nga.
Quân khu này được thành lập theo chỉ thị của tổng thống và được Tổng thống
Dmitry Medvedev ký ban hành hồi tháng 9 năm 2010.
---------------------
Tin,
bài liên quan
Người
Việt ở Ukraine thất vọng và buồn sau ba lá phiếu của Việt Nam tại LHQ
Vì
sao báo nhà nước không đưa tin VN bỏ phiếu chống loại Nga khỏi HĐNQ?
Đại
biện Lâm thời Ukraine bày tỏ sự xúc động trước những ủng hộ của người Việt Nam
So
sánh Việt Nam và Đài Loan với Ukraine theo tình thế chiến tranh hiện nay
Người
Việt từ vùng chiến sự Ukraine gian nan di tản
======================================
.
Việt
Nam và Nga sẽ tập trận quân sự chung với tên gọi "Liên minh lục địa
2022"
RFA
2022.04.19
Xe tăng T-72 của Việt Nam trong cuộc thi Tank
Biathlon hồi năm 2020 diễn ra ở Moscow. Reuters
Việt Nam - nước bỏ phiếu chống lại nghị
quyết do Mỹ khởi xướng nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ tiến
hành một cuộc tập trận quân sự chung với Nga trong thời gian tới với tên gọi
"Liên minh lục địa 2022".
Hãng thông
tấn nhà nước Nga Sputnik News dẫn lại thông báo của Quân khu phía Đông đưa ra
hôm 19/4, sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc nói với phía Việt Nam sẽ không để xảy
ra ở khu vực "thảm kịch như ở Ukraine".
Theo thông
tin từ phía Nga đưa ra, một cuộc họp video trực tuyến diễn ra giữa phía Moscow
gồm Thiếu tướng Sergei Lagutkin, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát khu vực, và
Đại tá Ivan Taraev, Trưởng phòng Hợp tác quân sự quốc tế; bên phía quân đội
nhân dân Việt Nam là Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh và cán bộ các cơ quan quân sự.
"Trong
cuộc họp, phía Nga và Việt Nam đã nhất trí về chủ đề các cuộc diễn tập quân sự
sắp tới, xác định ngày giờ và địa điểm tổ chức" - Quân khu phía Đông
thông báo, tuy nhiên không cho biết thông tin chi tiết.
Đại tá
Taraev, Trưởng phòng Hợp tác quân sự quốc tế của Nga cho biết, mục đích của cuộc
diễn tập nhằm nâng cao kỹ năng thực hành của cán bộ chỉ huy và tham mưu trong
việc tổ chức hoạt động huấn luyện chiến đấu và quản lý đơn vị trong môi trường
chiến thuật phức tạp, cũng như hoàn thiện các giải pháp phi tiêu chuẩn khi thực
hiện nhiệm vụ.
Cho đến
chiều tối ngày 19/4, các tờ báo Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ bài viết
nào về sự kiện này.
------------------------
Tin,
bài liên quan
Trung
Quốc có ý gì khi nói "không để chuyện như Ukraine xảy ra" với Việt
Nam?
Trung
Quốc nói với Việt Nam "sẽ không để xảy ra thảm kịch như Ukraine trong khu
vực”
Báo
Nhà nước không đưa tin vụ VN bỏ phiếu chống nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng
Nhân quyền
Việt
Nam “tự bắn vào chân mình” với lá phiếu chống tại Liên Hiệp Quốc
Tân
Đại sứ Ukraine gặp Đại sứ Mỹ và Ba Lan sau khi đến Hà Nội
=================================================
Việt-Nga
lên kế hoạch tập trận chung ‘Liên minh lục địa 2022’
VOA Tiếng Việt - 28/04/2022
No comments:
Post a Comment