NỘI
DUNG :
Khủng
hoảng tàu ngầm : Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Pháp
Anh Vũ
- RFI
Khủng
hoảng tầu ngầm : Washington cố chăm chút quan hệ với Paris
Minh Anh
- RFI
.
================================================
.
Khủng
hoảng tàu ngầm : Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Pháp
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 21/09/2021 - 12:19
Trước khi khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai
mạc, các ngoại trưởng của Liên Hiệp Châu Âu ( EU ) đang có mặt tại New York
đã họp vào đêm 20/09/2021 để tỏ tình đoàn kết với Paris trong cuộc khủng
hoảng do hợp đồng cung cấp tàu ngầm của Pháp cho Úc bị Hoa kỳ phá ngang. Lập
trường của các nước EU là vụ việc này giờ đây liên quan đến tất cả các nước
thành viên Liên Âu.
Lãnh
đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell họp báo sau cuộc họp của các ngoại trưởng EU bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 20/09/2021. REUTERS - DAVID DEE DELGADO
Tuy không còn cảm thấy đơn độc trong vụ khủng
hoảng tàu ngầm với Mỹ và Úc, Paris vẫn không nguôi giận. Ngoại trưởng Pháp
Jean-Yves Le Drian trong cuộc họp báo tiếp tục cao giọng chỉ trích Hoa Kỳ trong
vụ này. Ông Le Drian gọi đó là « sự rạn vỡ lòng tin » với
Hoa Kỳ, đồng thời kêu gọi các nước Châu Âu phải có « phản hồi mạnh
mẽ ».
Theo chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles
Michel, nhiều nước thành viên Liên Âu đã kêu gọi hoãn cuộc họp khai mạc Hội đồng
Thương mại và công nghệ giữa EU-Mỹ dự trù vào cuối tháng 9 tại Pittsbourgh,
Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, EU cũng cho biết cuộc khủng
hoảng liên Đại Tây Dương này sẽ có thể ảnh hưởng đến lịch trình đàm phán
thương mại với Úc. Nói cách khác là thỏa thuận tự do mậu dịch mà EU đang
đàm phán với Úc có thể sẽ rơi vào tầm ngắm.
Thông tín viên
Pierre Benazet tại Bruxelles phân tích về lập trường của Liên Âu :
Phải vài ngày sau, các nước Liên Hiệp Châu Âu mới
quyết định tỏ lập trường rõ ràng ủng hộ Pháp đối với Úc và nhất là đối với Hoa
Kỳ. Khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc này là dịp để thể hiện sự đoàn kết.
Lãnh đạo ngoại giao Châu Âu Josep Borrell đã
tóm tắt cuộc họp 27 nước tại New York bằng từ đoàn kết. Có vẻ như Pháp đã tạo
được niềm tin cần thiết với các đối tác. Việc triệu hồi các đại sứ tại Canberra
và Washington đã góp phần thuyết phục các nước châu Âu rằng Pháp không bỏ qua sự
việc.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen
cũng đã đánh giá cách đối xử của Hoa Kỳ là « không thể chấp nhận được ».
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cũng gọi đó là hành động « thiếu chân
thành ».
Các nước Liên Hiệp Châu Âu nhìn chung giờ đây nhận
thấy trong thông báo của liên minh Mỹ-Úc-Anh một dấu hiệu không bền vững trong
tuần trăng mật liên Đại Tây Dương, được khơi dậy khi ông Joe Biden lên lãnh đạo
nước Mỹ.
Ông Charles Michel khẳng định đó cũng là yếu tố phải
thúc đẩy các nước Châu Âu tăng cường « năng lực hành động » của mình.
Vấn đề là xem liệu đây có phải là bước thứ
hai tiến tới sự tự chủ chiến lược của Châu Âu sau cú sốc thất bại ở
Afghanistan hay không.
Mặc dù căng thẳng vẫn tiếp tục xung quanh vụ
tàu ngầm, thủ tướng Úc Scott Morrison hôm nay cho biết ông sẽ không hội
đàm với tổng thống Pháp. Trong khi đó, ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian xác
nhận « trong những ngày tới » hai tổng thống Joe
Biden và Emmanuel Macron sẽ nói chuyện điện thoại với nhau.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Khủng
hoảng ngoại giao Pháp - Mỹ : Thế cô lập của Paris
.
Liên
Hiệp Châu Âu công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương
.
Liên
Hiệp Châu Âu phải làm gì để tự chủ về quốc phòng ?
.
====================================================
.
Khủng
hoảng tầu ngầm : Washington cố chăm chút quan hệ với Paris
Minh
Anh -
RFI
Đăng ngày: 21/09/2021 - 11:42
Khủng hoảng ngoại giao giữa Pháp và Mỹ chưa kết
thúc vào lúc khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc hôm nay 21/09/2021.
Hai nguyên thủ quốc gia Pháp và Mỹ vẫn chưa nói chuyện trực tiếp với nhau. Tuy
nhiên, Nhà Trắng cho biết tổng thống Biden có ý định trao đổi với đồng nhiệm
Pháp trong những giờ sắp tới.
Tổng thống Joe
Biden tại Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 20/09/2021. REUTERS -
KEVIN LAMARQUE
Từ Washington,
thông tín viên Guillaume Naudin tường thuật :
« Hạnh phúc giản dị như một cuộc gọi
điện thoại. Một quảng cáo cũ xưa của Pháp từng nói như thế và tổng thống Mỹ dường
như cũng tin vào điều đó. Nhà Trắng xác nhận là Joe Biden đã đề nghị tiếp xúc
trực tiếp với Emmanuel Macron nhằm xóa tan cuộc khủng hoảng tầu ngầm.
Tổng thống Mỹ cho biết rất muốn thảo luận
với đồng nhiệm Pháp. Phát ngôn viên của Nhà Trắng nhắc khéo là nếu như phản
ứng mạnh của Pháp có thể là do những vấn đề đối nội, thì mối
quan hệ song phương sẽ được đề cập đến.
Bà Jen Psaki phát biểu : « Có vài
trăm việc làm bị đe dọa tại Pháp và đương nhiên điều này quan trọng đối với với
họ về mặt đối nội. Chúng tôi hiểu điều đó, nhưng tôi nghĩ rằng quý vị
có thể tin rằng cuộc gọi của tổng thống Mỹ sẽ tập trung nhiều hơn về việc tái
khẳng định cam kết của Mỹ đối với mối liên minh của chúng ta, mối quan hệ đối
tác và về việc cùng nhau hợp tác trong nhiều vấn đề, kể cả an ninh vùng Ấn
Độ - Thái Bình Dương. Đây sẽ là nội dung cốt lõi của cuộc gọi ».
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có thể sẽ nói chuyện
với đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian bên lề khóa họp Đại Hội Đồng
Liên Hiệp Quốc. Ngoại trưởng Pháp tiếp tục lên án việc phá vỡ niềm tin giữa các
đồng minh. »
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Khủng
hoảng tàu ngầm: Paris tiếp tục tố cáo các hành vi “dối trá”
Ấn
Độ - Thái Bình Dương : Pháp không có cùng nhịp chèo với Mỹ và Úc
Khủng
hoảng ngoại giao Pháp - Mỹ : Thế cô lập của Paris
No comments:
Post a Comment