NỘI
DUNG :
AUKUS:
Cơn ác mộng của Bắc Kinh về một NATO Châu Á đang thành hiện thực?
Trọng Nghĩa
- RFI
.
Liên
minh AUKUS: Trung Quốc đổi kế hoạch dự Đại hội đồng LHQ
Thanh Hà
- RFI
.
====================================================
.
AUKUS:
Cơn ác mộng của Bắc Kinh về một NATO Châu Á đang thành hiện thực?
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng ngày: 21/09/2021 - 14:00
Dư luận Pháp đến nay chủ yếu tập trung vào việc
Paris mất đi một hợp đồng đóng tàu ngầm kếch xù cho Úc mà hầu như không chú ý đến
liên minh chiến lược Anh-Mỹ-Úc vừa được chính thức khai sinh ngày 15/09/2021. Đối
với giới chuyên gia địa lý chính trị, việc liên minh AUKUS được hình thành là một
ác mộng đối với Trung Quốc, vì đây có thể là tiền thân của một “NATO châu Á” mà
Bắc Kinh đang lo sợ.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden họp trực tuyến từ Nhà Trắng (Washington-Hoa Kỳ) với thủ tướng Úc Scott
Morrison (t) và thủ tướng Anh Boris Johnson (p), nhân buổi công bố việc thành lập
liên minh AUKUS ngày 15/09/2021. AP - Andrew Harnik
AUKUS là một liên minh quân sự bao gồm ba đồng
minh truyền thống: Úc, Anh và Hoa Kỳ, mà tên gọi lấy từ các chữ cái đầu tiên
trong tên gọi bằng tiếng Anh của ba quốc gia liên quan, xếp theo thứ tự
alphabet (AUstralia - UK United Kingdom - US United States).
Trung Quốc: Đối tượng
trong tầm nhắm của AUKUS
Thông cáo chung về việc thành lập liên minh khẳng
định mục tiêu của khối này là “củng cố và hỗ trợ” lợi ích của ba thành
viên trong các vấn đề quốc phòng và an ninh, thông qua việc “tăng cường chia
sẻ thông tin và công nghệ” và “hội nhập sâu hơn các lãnh vực khoa học,
công nghiệp và chuỗi cung ứng”.
Sáng kiến đầu tiên được công bố của liên minh AUKUS chính là việc Mỹ và Anh sẽ “hỗ
trợ” Úc để có được tàu ngầm hạt nhân trong vòng 18 tháng tới đây, sử dụng năng
lực công nghiệp Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Tuy nhiên, liên minh AUKUS không đơn thuần là
quân sự, mà còn bao gồm các lĩnh vực khác nhau chủ yếu liên quan đến kỹ thuật số
như mạng tin học, trí tuệ nhân tạo và thậm chí cả tin học lượng tử.
Đối với giới quan sát, dù không được nêu đích
danh, nhưng Trung Quốc chính là đối tượng mà liên minh AUKUS nhắm tới. Cả ba
thành viên liên minh đều đã từng cho thấy quyết tâm ngăn chặn đà bành trướng Bắc
Kinh.
Mỹ: Nền tảng của
liên minh
Theo ghi nhận của báo Pháp Les Echos ngày
18/09, Hoa Kỳ, nền tảng của liên minh AUKUS đã cho thấy rõ quyết tâm đối đầu với
Trung Quốc, và liên minh mới hình thành này nằm trong chiến lược đa phương,
liên minh với các đối tác truyền thống trong một mặt trận thống nhất, trái hẳn
với cách làm đơn phương thời Donald Trump.
Úc: Thành viên nhiệt
tình nhất
Úc được cho là nước hăng hái nhất trong liên
minh, vào lúc quan hệ Canberra - Bắc Kinh ngày càng căng thẳng. Trong thời gian
gần đây, Trung Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Ấn Độ -
Thái Bình Dương, đặc biệt là kể từ khi họ tung ra sáng kiến “Con Đường Tơ Lụa Mới”
vào năm 2013.
Les Echos nhắc lại rằng năm 2015, Canberra đã
nhượng lại cảng Darwin ở miền Bắc Úc cho tập đoàn Landbridge của Trung Quốc. Cơ
sở hạ tầng chiến lược này nằm trên lộ trình của Con Đường Tơ Lụa Mới và tiếp
giáp với một căn cứ Mỹ.
Peter Dutton, bộ trưởng Quốc Phòng Úc, gần đây
cho biết sẵn sàng chấm dứt hợp đồng cho thuê cảng Darwin, và việc xây dựng một
cảng thứ hai, cho Hải Quân Úc và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ hoạt động, đang được
tiến hành.
Liên minh AUKUS do đó cũng nằm trong chiến lược
chống Trung Quốc của Úc. Vào tháng 6 năm 2020, thủ tướng Úc Scott Morrison đã
công bố ngân sách 270 tỷ đô la trong vòng 10 năm để cải thiện quân đội Úc,
trong đó có việc mở rộng khả năng tấn công của Hải Quân.
Anh: Phát huy chiến
lược Global Britain
Luân Đôn rất muốn lấy lại vị thế của mình trên
trường quốc tế sau khi rời Liên Hiệp Châu Âu. Về mặt lịch sử, Anh rất gần với Mỹ
và Úc, và liên minh AUKUS là một cách để Boris Johnson tái khẳng định chiến lược
“Nước Anh Toàn Cầu - Global Britain” của ông, dựa trên việc tăng cường hiện diện
ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.
Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, hiệp
ước giữa Mỹ, Anh và Úc là một sự kiện địa chính trị rất quan trọng, cụ thể hóa
quyết tâm của chính quyền Biden đối phó với Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, cơn
ác mộng về sự hình thành một liên minh theo kiểu NATO ở châu Á nhằm bao vây
Trung Quốc có thể là đã bắt đầu trở thành hiện thực.
Trả lời phỏng vấn của báo Les Echos, ông
Antoine Bondaz, chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp
FRS, cho rằng AUKUS cụ thể hóa sự chuyển hướng chiến lược của Washington qua
vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, khiến Bắc Kinh thêm lo ngại trước nguy cơ bị bao
vây.
Công nghệ tàu ngầm
hạt nhân: Úc trước, các nước khác sau?
Theo chuyên gia Bondaz, quyết định của
Washington chuyển giao công nghệ động cơ tàu ngầm hạt nhân cho Úc rất quan trọng,
vì đây là lần đầu tiên sau 70 năm mà Mỹ làm điều này. Trường hợp Úc có thể làm
tiền lệ cho Nhật Bản, Hàn Quốc và trong tương lai xa hơn là Indonesia hoặc Việt
Nam.
Chính quyền Trung Quốc, theo ông Bondaz, chắc
chắn là đang hết sức lo lắng trước nguy cơ bị Mỹ bao vây về mặt chiến lược.
Trái với Washington, vốn có rất nhiều đồng minh, Bắc Kinh hầu như bị cô lập về
mặt quân sự. Trung Quốc không có đồng minh quân sự nào, ngoại trừ Bắc Triều
Tiên. Nga và Pakistan hiện chỉ là đối tác chứ không hoàn toàn là đồng minh.
AUKUS rồi QUAD, rồi
Five Eyes...
Đối với chuyên gia Bondaz, điều mà Bắc Kinh lo
ngại hơn cả là về lâu về dài, một NATO châu Á sẽ hình thành. Với AUKUS,
Washington đã thành công trong việc gắn kết hai đồng minh Anh và Úc.
Sắp tới đây, Hoa Kỳ sẽ cố gắng thể chế hóa
quan hệ đối tác quốc phòng của họ, bằng cách thúc đẩy việc chính thức hóa nhóm
QUAD, tức là Bộ Tứ, bao gồm 4 nước Mỹ, Úc Nhật và Ấn nhân hội nghị thượng đỉnh
tại Washington.
Mỹ cũng đang cố gắng mở rộng liên minh tình
báo Ngũ Nhãn Five Eyes (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, New Zealand, và Úc), để kết nạp
thêm hai đối tác châu Á của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Mối lo ngại của Trung Quốc trước khả năng hình
thành một “NATO Châu Á” lại càng gia tăng trong bối cảnh khối NATO đang tăng cường
quan hệ với 4 đối tác chính thức trong vùng châu Á Thái Bình Dương là Nhật Bản,
Hàn Quốc, Úc và New Zealand, để bảo vệ “trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Khủng
hoảng tàu ngầm : Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Pháp
.
Khủng
hoảng tầu ngầm : Washington cố chăm chút quan hệ với Paris
.
Khủng
hoảng tàu ngầm: Paris tiếp tục tố cáo các hành vi “dối trá”
.
===================================================
.
.
Liên
minh AUKUS: Trung Quốc đổi kế hoạch dự Đại hội đồng LHQ
Thanh
Hà -
RFI
Đăng ngày: 20/09/2021 - 12:30
Theo thông báo của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao
Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 20/09/2021, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phát biểu qua
video trong ngày khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc 21/09/2021, thay vì cử một
giới chức cao cấp đến New York theo dự trù ban đầu. Theo giới phân tích, có lẽ liên
minh quân sự Anh - Mỹ - Úc (AUKUS) đã khiến Trung Quốc thay đổi kế hoạch.
Một thành viên đội
bảo vệ danh dự đi ngang qua tấm áp phích in hình chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình, gần lối vào Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, ngày 18/09/2021. AP - Mark
Schiefelbein
Thông tín viên đài
RFI tại New York Carrie Nooten giải thích về tầm mức quan trọng của sự
thay đổi vào giờ chót từ phía Bắc Kinh:
« Lẽ ra Trung Quốc chỉ phát biểu vào Thứ Bảy tới
đây trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, thế nhưng khi chọn giải pháp để chủ tịch
Tập Cận Bình phát biểu qua video, Bắc Kinh đốt cháy giai đoạn đến 4 ngày trong
lịch làm việc của Liên Hiệp Quốc. Như vậy, lãnh đạo Trung Quốc sẽ phát biểu
ngay trong ngày đầu tiên, tức là ngày mai.
Cần biết rằng, tại Liên Hiệp Quốc, thứ tự đại diện của
193 thành viên phát biểu được quy định tùy theo cấp bậc. Một vị nguyên thủ quốc
gia được ưu tiên phát biểu trước một vị thủ tướng và thủ tướng thì được
quyền phát biểu trước một vị bộ trưởng. Cho nên chủ tịch Tập Cận Bình sẽ
lên tiếng cùng ngày với tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và như vậy có thể trực
tiếp đáp lời lãnh đạo Nhà Trắng.
Có rất nhiều khả năng Bắc Kinh đã quyết định thay đổi
chương trình để phản đối liên minh Anh - Mỹ - Úc (AUKUS). Chính hiệp ước an
ninh này đang khiến Paris phẫn nộ. Đương nhiên, Trung Quốc không phản đối vì những
lý do tương tự như Pháp. Rất có thể Bắc Kinh phản đối chiến lược của Hoa Kỳ
trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và lên án một khối gồm 3 nước phương Tây chống
lại Trung Quốc. Qua hành động này, Bắc Kinh đưa công luận trở lại với vấn
đề cơ bản, vào lúc mà từ nhiều ngày qua mọi người chỉ chú ý đến khủng hoảng
giữa Pháp với Hoa Kỳ chung quanh hợp đồng bán tàu ngầm cho Úc ».
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
AUKUS
: Đài Loan phấn khởi với liên minh Mỹ - Anh - Úc
.
Thái
Bình Dương : Liên minh Mỹ-Anh-Úc làm thay đổi tương quan trước Trung Quốc
Ấn
Độ-Thái Bình Dương: Mỹ thành lập liên minh chiến lược mới chống Trung Quốc
No comments:
Post a Comment