Để
mất Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ bị thất thế tại Biển Đông
Vann
Phan/Người Việt
April 24, 2021
https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/de-mat-viet-nam-cong-hoa-my-bi-that-the-tai-bien-dong/
(NV) – Ngày 30 Tháng Tư,
1975, Quốc Hội và chính quyền Gerald Ford tại Washington thản nhiên chấp nhận để
Sài Gòn rơi vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt xâm lược.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/04/CCB-My-that-the-Bien-Dong-1.jpg
Từ trái, Tổng Thống
Mỹ Lyndon B. Johnson, Tướng William Westmoreland, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu,
Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ tại Vịnh Cam Ranh, miền Nam Việt Nam, ngày 26 Tháng Mười,
1966. (Hình: LBJ Library)
Sự thật ê chề tại miền Nam Việt Nam, Cambodia
và Lào tiếp theo sau chiến thắng của Cộng Sản Quốc Tế tại ba quốc gia này chứng
tỏ loài người đã phạm một lỗi lầm to lớn khi tiếp tay khích lệ việc Cộng Sản
hóa ba nước Đông Dương cũ.
Ví dụ tiêu biểu nhất là, ngay sau biến cố 30
Tháng Tư, 1975, cả triệu thuyền nhân và bộ nhân Việt Nam đã phải liều mạng sống
vượt thoát khỏi gông cùm Cộng Sản để tới các bến bờ tự do mà xin tị nạn, tạo
nên một cuộc khủng hoảng thuyền nhân và khủng hoảng nhân đạo lớn lao nhất trong
lịch sử nhân loại, kéo dài từ năm 1975 mãi cho tới những năm đầu của thập niên
1990.
Bên kia biên giới phía Tây Nam Việt Nam, cả triệu
dân lành người Cambodia đã bị quân Cộng Sản Khmer Đỏ chiến thắng sát hại dã
man, tạo nên những Cánh Đồng Chết Chóc (The Killing Fields) mà cho tới ngày nay
nhiều người trong thế giới văn minh vẫn không khỏi kinh hoàng mỗi khi nhớ lại.
Trung Quốc hưởng lợi
sau sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa
Ngoài giới lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, những kẻ
trực tiếp hưởng lợi vì sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, cả Trung Quốc cũng hưởng
lợi sau chiến thắng của Hà Nội.
Khi đoàn quân chiến thắng tiếp thu khối tài sản
đáng kể của những kẻ mà người Cộng Sản gọi là “bọn tư sản mại bản” tại các
thành thị trong Nam cũng như các kho quân trang, quân dụng và võ khí mà “Quân Đội
Sài Gòn” bỏ lại tại chỗ, Trung Quốc đã có dịp thu lại phần nào những viện trợ
lương thực và khí giới và cả tiền bạc mà họ đã cung cấp cho Cộng Sản Bắc Việt
trong suốt thời gian chiến tranh.
Chỉ ít lâu sau khi chiếm được Sài Gòn, dân
chúng tại miền Nam đã nhìn thấy hàng đoàn xe vận tải quân sự và dân sự của Cộng
Sản Bắc Việt, phủ bạt kín mít, rầm rộ chở về miền Bắc và biên giới Trung-Việt
không biết bao nhiêu là tài sản và thiết bị quân sự tịch thu được tại miền Nam,
để rồi sau đó một số các chiến cụ đó được đem bán lại cho các quốc gia Trung
Đông và Phi Châu.
Đó là chưa nói đến 16 tấn vàng tại Ngân Hàng
Quốc Gia (Miền Nam) Việt Nam, mà phe chiến thắng tịch thu được, đã đột nhiên biến
mất mà không để lại dấu vết nào sau khi nhà cầm quyền Cộng Sản cứ nhất mực
tuyên truyền rằng cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang đi khi ông rời khỏi
Việt Nam để sang Đài Loan tị nạn.
Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa rõ ràng là đã
gián tiếp làm lợi cho Trung Quốc như thế đó, chưa cần phải kể tới sự thể Việt
Nam Cộng Hòa đã trở thành “vật tế thần” (“scapegoat”) cho mối quan hệ giữa Mỹ
và Trung Quốc, với những sai lầm ngoại giao tày trời của cặp bài trùng
Nixon-Kissinger trong thế kỷ trước. Tiếp đó là các chính sách đối ngoại nông cạn
của các vị tổng thống Mỹ kế tiếp nhau – đặc biệt là từ những năm đầu của thế kỷ
21 cho tới nay – đã đưa đẩy Trung Quốc trở thành mối hiểm họa cho toàn thế giới
nhờ sức mạnh kinh tế và quân sự gia tăng khủng khiếp của họ.
Nhưng các “chiến lợi phẩm” đó, thật ra, chẳng
có gì là đáng kể cho lắm khi đem so sánh với những món lợi về đất đai và lãnh
thổ mà Trung Quốc giành được từ tay Cộng Sản Bắc Việt lúc đến kỳ phân định biên
giới giữa hai nước.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/04/CCB-My-that-the-Bien-Dong-2.jpg
Tổng Thống Mỹ
Lyndon B. Johnson bắt tay binh lính Mỹ tại Vịnh Cam Ranh, miền Nam Việt Nam,
ngày 26 Tháng Mười, 1966. (Hình: LBJ Library)
Trong thời chiến, viện cớ để có thể kịp thời
chi viện cho các đồng chí Việt Nam trong chiến tranh, Trung Quốc đã cố tình xây
những con đường chiến lược lấn sâu vào lãnh thổ Bắc Việt có khi đến cả trăm cây
số. Khi cắm cột mốc biên giới giữa hai nước, Bắc Kinh đã thản nhiên coi đấy là
đường ranh giới quốc gia của hai bên, khiến phía Việt Nam đành mất đi không ít
đất đai tại những vùng giáp giới với Trung Quốc, mà cụ thể nhất là Ải Nam Quan
và Thác Bản Giốc – vẫn tồn tại ngay cả trong thời Việt Nam bị Pháp đô hộ – nay
đã vĩnh viễn thuộc về đất nước Trung Quốc vĩ đại.
Nhưng tham vọng đất đai của Trung Quốc không
chỉ dừng lại tại đó. Năm 1988, sau khi đã cho phổ biến rộng rãi bản đồ “Hình Lưỡi
Bò” – mà quốc tế gọi là Đường Chín Đoạn (The Nine-Dash Line) – để tuyên bố chủ
quyền trên hơn 80% diện tích Biển Đông, Trung Quốc đã đem quân chiếm đoạt nhóm
đảo Gạc Ma (Johnson Reef) trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau khi các đơn
vị Hải Quân Cộng Sản Việt Nam trấn đóng tại đó không chịu chống trả.
Người ta vẫn còn nhớ rằng, hồi năm 1974, lợi dụng
lúc Mỹ chuẩn bị vĩnh viễn bỏ rơi Miền Nam Việt Nam, Cộng Sản Trung Hoa cũng đã
đem quân đánh chiếm đảo Hoàng Sa trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa,
với sự đồng ý của Hà Nội lúc bấy giờ.
Phải chăng sau Việt
Nam Cộng Hòa, thuyết domino vẫn còn đứng vững?
Niềm tin của các chiến lược gia Mỹ – trong đó
có cả cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger thời Nixon – hồi thập niên 1970 cho rằng
thuyết domino không còn giá trị nữa, đã khởi sự tan vỡ chỉ vài thập niên sau
khi Sài Gòn sụp đổ. Ngay chính Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nước Cộng Sản
anh em với Trung Quốc, cũng khởi sự cảm nhận rằng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng
Hòa đang ảnh hưởng tới sự tồn vong của chính mình trước tham vọng bành trướng
bá quyền của Bắc Kinh.
Không cần phải bi quan, người ta vẫn có thể
nhìn thấy viễn ảnh của việc Việt Nam, Philippines và cả Đài Loan nữa, chẳng sớm
thì muộn, cũng sẽ bị Trung Quốc thôn tính, và nếu may mắn lắm thì cũng phải rơi
vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
Nhưng cây bài domino sắp tới thế nào cũng sụp
đổ theo Việt Nam Cộng Hòa, y như cách nay hơn bốn thập niên, chính là Biển
Đông, hải lộ huyết mạch nối liền miền Tây Thái Bình Dương qua phía Đông Ấn Độ
Dương.
Không phải là chuyện ngẫu nhiên khi, kể từ thời
Tổng Thống Barack Obama (2009-2017), các chiến lược gia Mỹ đã khởi sự chiến lược
“chuyển trục sang Á Châu” (“Pivot to Asia”).
Trước đó nữa, dưới thời Thủ Tướng Narsimha Rao
(1991-1996), Ấn Độ đã đề ra chính sách “Nhìn Về Phía Đông” (“Look East”), để rồi
hiện nay các cường quốc hàng hải như Úc, Nhật, Anh, Pháp, Đức… đều có kế hoạch
đưa chiến hạm đến vùng Biển Đông để bảo vệ điều mà họ gọi là “tự do lưu thông
hàng hải” tại vùng biển này. Các cường quốc này lo ngại Trung Quốc nay mai sẽ
chiếm hết hải lộ này và bắt các tàu thuyền quốc tế, bất luận là dân sự hay quân
sự, phải xin phép họ trước mới được đi qua.
Sáu quốc gia khác tại Đông Nam Á, là
Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Thái Lan, và Cambodia, dĩ nhiên, sẽ mất
quyền tự do đi lại thoải mái như từ trước đến nay vì sự kiểm soát của Hải và
Không Quân Trung Quốc, mặc dù các quốc gia nói trên, dĩ nhiên, sẽ vẫn tồn tại
chứ không sụp đổ theo Việt Nam Cộng Hòa trước hiểm họa của Trung Quốc.
Thêm vào đó, Mỹ và Anh hiện cũng đang nghĩ tới
việc xây dựng một “liên minh D-10 ở Á Châu, bao gồm các cường quốc kinh tế thuộc
Khối G7 và ba quốc gia dân chủ Á Châu-Thái Bình Dương – là Ấn Độ, Úc và Nam Hàn
– cũng chỉ với mục đích nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông mà ai
cũng lo sợ rằng sẽ bị lâm nguy trước tham vọng độc chiếm vùng biển này của Bắc
Kinh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/04/CCB-My-that-the-Bien-Dong-3.jpg
Hạm đội Trung Quốc
diệu võ, dương oai trên Biển Đông, ngày 2 Tháng Giêng, 2017. (Hình: STR/AFP via
Getty Images)
Hiểm họa bị Trung
Quốc lấn chiếm đang chực chờ Biển Đông và Đài Loan
Chỉ vì không biết nhìn xa, trông rộng nên lỡ để
mất Việt Nam Cộng Hòa vào tay Cộng Sản Quốc Tế, Mỹ đành mất luôn cả Vịnh Cam
Ranh nước sâu và hiểm yếu nhất thế giới mà cho đến bây giờ họ vẫn còn thèm thuồng
tới độ cứ năn nỉ Cộng Sản Việt Nam cho họ thuê lại bằng mọi giá để dùng làm căn
cứ đối phó với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước mắt, Biển Đông và Đài Loan là hai nơi mà
hiểm họa sẽ bị Trung Quốc lấn chiếm được coi là nghiêm trọng nhất.
Tình hình Biển Đông đang ngày càng trầm trọng,
với biến cố mới đây nhất là việc hơn 200 tàu dân quân biển mà Bắc Kinh gọi là
“tàu đánh cá” đang tập trung và chưa chịu rút đi hẳn tại vùng đá Ba Đầu tại quần
đảo Trường Sa (Spratley Islands) thuộc chủ quyền của Philippines, bất chấp những
lời phản kháng mạnh mẽ của Tổng Thống Rodrigo Duterte và Bộ Trưởng Quốc Phòng
Delfin Lorenzana.
Phải biết rằng, sau khi chiếm trọn vẹn quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974 và nhóm đảo Gạc Ma của Cộng Sản Việt
Nam hồi năm 1988, các lực lượng Cộng Sản Trung Hoa đã bồi đắp và xây dựng nhiều
căn cứ quân sự nơi này.
Theo
đó, Trung Quốc cho xây phi trường dành cho chiến đấu cơ, các giàn phóng hỏa tiễn
tầm xa cùng các lực lượng trú phòng được võ trang hùng hậu, để chuẩn bị thiết lập
các Vùng Nhận Dạng Phòng Không (Air Defense Identification Zone, ADIZ) nhắm cấm
tiệt máy bay và tàu bè từ dân sự tới quân sự của quốc tế đi qua Biển Đông mà
không có phép của các lực lượng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đang trấn
đóng nơi đó.
Hồi năm 2012, Trung Quốc đã chiếm bãi cạn
Scarborough của Philippines rồi, nay họ lại muốn chiếm thêm nhóm đá Ba Đầu ở gần
đó nữa để nới rộng vùng kiểm soát trên Biển Đông, nhằm dần dà hoàn thiện kế hoạch
độc chiếm vùng biển này.
Tình hình Đài Loan cũng đang sôi động hẳn lên,
với những lời đe dọa rằng Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực lấn chiếm đảo quốc này
và với việc Bắc Kinh thỉnh thoảng đưa hàng đoàn phi cơ quân sự xâm phạm Vùng Nhận
Dạng Phòng Không của Đài Loan, bất chấp những lời cảnh cáo của Đài Bắc và
Washington.
Nên biết thêm rằng, hồi thế kỷ trước, Việt Nam
Cộng Hòa là một đồng minh thân thiết của Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan, cho
nên sau khi Sài Gòn sụp đổ, Đài Bắc cũng dần dà yếu thế đi, bởi vì hai quốc gia
này cùng có chân trong Liên Minh Á Châu Chống Cộng (Asia Anti-Communism
League), với cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát là chủ tịch chi bộ Việt Nam Cộng Hòa
và ông Cốc Chánh Cương là chủ tịch chi bộ Trung Hoa Dân Quốc.
Phải chăng các hành vi mới đây nhất của Trung Quốc cho thấy rằng thuyết domino vẫn còn đứng vững? Khi không chừng Biển Đông và Đài Loan, rồi đây, cũng sẽ bị Trung Quốc thôn tính, y hệt như Cộng Sản Quốc Tế đã dồn nỗ lực đánh chiếm miền Nam Việt Nam 46 năm về trước, dưới cặp mắt thẫn thờ của thế giới khi Bắc Kinh, nhờ đa mưu, túc trí, vẫn thừa khéo léo và kiên nhẫn để đặt mọi người vào “sự đã rồi?” (Vann Phan) [qd]
No comments:
Post a Comment