Tuesday, September 21, 2021

BÌNH LUẬN CỦA BÁO CHÍ QUỐC TẾ về HIỆP ĐỊNH AN NINH AUKUS (Đỗ Kim Thêm tuyển dịch)

 


Bình luận của báo chí quốc tế về Hiệp định An ninh AUKUS

Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch*

21/09/2021

https://baotiengdan.com/2021/09/21/binh-luan-cua-bao-chi-quoc-te-ve-hiep-dinh-an-ninh-aukus/

 

Với những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho Pháp, nhật báo Aargauer Zeitung từ Thụy Sĩ nhận ra những rạn nứt trầm trọng trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương:

 

Mỹ tuyệt nhiên không quan tâm đến Pháp, một thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), sẽ khiến cho NATO phải đặt mình trong thử thách

 

Tại Quốc hội Anh hôm thứ Năm, Johnson cho biết, mối quan hệ của Anh với Liên minh phòng thủ xuyên Đại Tây Dương là “không thể lay chuyển” và với Pháp là “vững chắc”.

 

Việc người Anh cảm thấy bị ràng buộc phải làm sáng tỏ vấn đề, cho thấy, tình trạng rạn nứt giữa NATO và Tây Âu đã trở nên trầm trọng. Biden không còn e dè gì nữa khi từ chối một cách tàn nhẫn đối với các đồng minh như Pháp, và Johnson đã hoàn toàn phụ thuộc vào ‘Nước Anh toàn cầu’ kể từ khi rời khối EU“.

 

Nhật báo Süddeutsche Zeitung của Đức khẳng định, đây là một khoảnh khắc đáng xấu hổ và thiệt hại nghiêm trọng đối với Liên minh xuyên Đại Tây Dương:

 

Như đã xảy ra ở Afghanistan, Washington không thông báo hoặc đàm phán. Đây không còn là điều tầm thường nữa. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là điều gì đáng để ngưỡng mộ hơn: Trong cuộc đối đầu không thể hòa giải với Trung Quốc, hiển nhiên Úc  sẵn sàng đứng về phía Mỹ – bất chấp mọi tác động kinh tế bất lợi; hoặc Mỹ vô liêm sỉ khi xa lánh Pháp như một đồng minh quan trọng ở châu Âu – ngay cả vào ngày công bố chiến lược EU-Thái Bình Dương, cho thấy, xem tham vọng chính sách đối ngoại của Brussels như một trò đùa trên cát. Đối với EU và Đức, đây là một khoảnh khắc đáng xấu hổ”.

 

Đối với nhật báo Lidové noviny của Tiệp thì Biden đã đi theo bước chân của Trump và thực tế là Biden đang đánh lừa Pháp để cho công luận thấy là học thuyết của Trump “Nước Mỹ trên hết” vẫn còn tiếp tục tồn tại đến mức độ nào: “Kể từ cuộc bầu cử Biden, người ta đã cho rằng nước Mỹ của Biden sẽ ngăn chặn mọi hoạt động của Trump.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, Biden đang theo sát đường lối của Trump nhiều hơn là dự kiến. Ngoài sự nghiêm ngặt đối với việc nhập cư bất hợp pháp, điều này còn bao gồm cả chủ trương ‘Nước Mỹ trên hết’ và quan hệ đặc biệt với Vương quốc Anh. Nếu Trump đưa ra một sáng kiến như vậy, thành phần cấp tiến sẽ lên án ông. Chúng ta vẫn phải chờ phản ứng nơi Biden”.

 

Nhật báo Naftemporiki của Hy Lạp lo ngại cho một cuộc chạy đua vũ trang đầy nguy hiểm. Sau các thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố, báo này tiên đoán là một kỷ nguyên còn nguy hiểm hơn đang bắt đầu trên chính trường quốc tế.

 

Thỏa thuận này là một cuộc tấn công trực tiếp vào Trung Quốc và có nguy cơ kéo khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào cuộc chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí hạt nhân không thể kiểm soát

 

Vương quốc Anh muốn định hướng lại sau vụ Brexit, một lần nữa, tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á, sau khi nước này đã rút lui 50 năm trước bằng cách dỡ bỏ các căn cứ của mình ở Đông Nam Á và Vịnh Ba Tư…

 

Với việc người Mỹ rút khỏi Afghanistan, giai đoạn của cuộc chiến chống khủng bố dường như đã kết thúc. Nhưng một giai đoạn còn nguy hiểm hơn bắt đầu: Đó là sự cạnh tranh giữa các cường quốc”.

 

Khi nước Úc đang vào cuộc, thì nhật báo Le Figaro của Pháp cũng nhận thấy sự phát triển này là thực sự đáng lo ngại:

 

Một quốc gia cho đến nay vẫn thận trọng giữ khoảng cách với công nghệ hạt nhân, mà khả năng đang được đưa vào sử dụng (ngay cả khi không phải về mặt quân sự theo nghĩa hẹp hơn). Điều đó thay đổi các luật chơi. Nó phơi bày cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương phải tái vũ trang nguy hiểm.

 

Canberra, có khả năng hạn chế bởi sự hung hăng của Trung Quốc, đang tham gia vào cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ với nguy cơ phải tuân theo, trong trường hợp xung đột mở rộng.

 

Lời cảnh báo đối với Trung Quốc rất rõ ràng: Úc đang trở thành một nền tảng của Mỹ có thể sớm tiếp nhận tên lửa tầm xa và máy bay ném bom tàng hình của Mỹ. Nếu cần thiết, quốc gia này sẽ không mất nhiều thời gian để tự mình trở thành cường quốc hạt nhân”.

 

Nhật báo Avvenire của Ý phân tích, Liên minh ba bên trong AUKUS cũng đặt ra cho điện Kremlin những thách thức mới, đây cũng là một thông điệp cho Putin.

 

Với AUKUS, Mỹ đang gửi đi một tín hiệu về sức mạnh hùng hậu về chính trị và quân sự và ý chí kiên định nhằm duy trì uy thế toàn cầu và bảo vệ các đồng minh.

 

Họ chỉ ra cho Nga rằng: Liệu có thực sự đáng để tăng cường lại quan hệ với Trung Quốc? Đây có thực sự là đường lối đúng đắn để theo đuổi? Bởi vì Nga đang ở một vị thế bất thường. Rất khó hoặc không thể bỏ qua. Nhưng Nga không thực sự có thể cạnh tranh với Mỹ hoặc Trung Quốc.

 

Với AUKUS, Biden gợi ý với Putin rằng, có thể có lợi hơn nếu thu xếp được với Mỹ và các đồng minh của họ hơn là hợp tác với Tập Cận Bình”.

 

Nhật báo NZZ am Sonntag từ Thụy Sĩ giải thích: “Nước Pháp đang nổi cơn thịnh nộ. Rốt cuộc, hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỷ đô la của Pháp với Úc không chỉ là về chuyện kinh doanh. Pháp cũng muốn mở rộng sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ -Thái Bình Dương. Điều đó sẽ không xảy ra. Úc đã chọn một hiệp ước an ninh với Washington và London. Mỹ nhìn thấy đối thủ Trung Quốc, đối thủ mà họ phải đối đầu với các đối tác. Mặt khác, Pháp có nhiều ý kiến đa dạng hơn về Trung Quốc.

 

Bất chấp những cân nhắc chiến lược đúng đắn này, Washington lẽ ra phải thể hiện sự nhạy cảm hơn về mặt ngoại giao. Loại bỏ nước Pháp theo cách này và chỉ để thông báo cho Pháp vào thời điểm cuối cùng là sai lầm”.

 

Nhật báo Welt am Sonntag của Đức lưu ý rằng: “Lại một lần nữa, thật dễ dàng để nổi giận với nước Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi Paris hiện nay đang triệu hồi các đại sứ từ Hoa Kỳ và Úc về nước. Washington bí mật ký kết hiệp ước an ninh với Canberra, qua đó đánh bại Pháp sẽ trở thành nhà cung cấp tàu ngầm cho Úc.  Để chống lại Trung Quốc, chính phủ mới của Joe Biden muốn hành động hợp tác với châu Âu. Nhưng rõ ràng đúng là nơi cần thiết nhất, thì Mỹ chỉ đơn giản lại lừa chúng ta. Đối với một vài tỷ đô la!

 

Người châu Âu đồng thuận về sự phẫn nộ. Sự thật là nếu các đối tác thuộc khối Liên Âu thống nhất trong chính sách quốc phòng, như họ đang than vãn hiện nay, thì sự thảm bại của Úc có thể đã không xảy ra. Thiếu sót này đặc biệt ảnh hưởng đến nước Đức”.

 

Nhật báo Washington Post của Mỹ ghi nhận là: “Tổng thống Pháp Macron vốn dĩ đã rất tức giận khi được tham vấn tối thiểu trước khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Điều đó bây giờ đã tăng lên. Chính quyền Biden nên xem xét sự không hài lòng của Pháp một cách nghiêm túc.

 

Hoa Kỳ cần các đối tác xuyên Đại Tây Dương vì đang ngày càng tập trung chính sách đối ngoại vào cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Và trong số này, Pháp được cho là có khả năng quân sự cao nhất.

 

Trong khi đó, ở châu Âu, đặc biệt là ở Paris, người ta nói về ‘quyền tự chủ chiến lược’. Trong khi chỉ bày tỏ thiện chí qua đầu môi chót lưỡi cho các vấn đề nhân quyền và an ninh, người châu Âu muốn tiếp tục giao thưong với Trung Quốc để hưởng lợi”.

 

______

 

*Tổng hợp từ các nguồnDer tägliche Blick in Europas Presse — Die internationale Pressschau




No comments: