Thursday, September 23, 2021

AUKUS : PHÁP, MỸ TÌM CÁCH HÀN GẮN SAU CĂNG THẲNG (BBC News Tiếng Việt)

 


AUKUS: Pháp, Mỹ tìm cách hàn gắn sau căng thẳng

BBC News Tiếng Việt

23 tháng 9 2021, 13:14 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-58661043

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7D6A/production/_120660123_frenchsub.jpg

Vì Aukus, Pháp sẽ không bán tàu ngầm cho Australia

 

Pháp và Mỹ đã nỗ lực để chấm dứt căng thẳng bùng phát tuần qua sau khi hiệp ước Aukus giữa Mỹ, Anh và Úc được thông qua.

 

Hiệp ước này đã khiến Pháp mất hợp đồng trị giá 37 tỷ đôla đóng tàu ngầm đã ký với Australia.

 

Paris cho biết chỉ biết được thông tin về hiệp ước này vài giờ trước khi được công bố chính thức.

 

Tổng thống Pháp và Mỹ đã công bố một tuyên bố chung cho biết tình hình sẽ được cải thiện từ sự tham vấn công khai giữa các đồng minh.

 

Joe Biden và Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm trong 30 phút hôm thứ Tư 22/9. Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp tại Châu Âu vào cuối tháng 10.

 

Sự giận dữ của Pháp là rõ ràng - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp gọi hiệp ước là một "cú đâm sau lưng".

 

Trong một bước đi hiếm có giữa các đồng minh, Tổng thống Pháp Macron đã yêu cầu triệu hồi các đại sứ Pháp tại Washington và Canberra.

 

Tuy nhiên, đại sứ của Pháp tại Washington sẽ trở lại Mỹ. Không có thông tin liệu đại sứ Pháp ở Canberra sẽ trở lại hay không.

 

Tổng thống Biden đã tái khẳng định tầm quan trọng đối với sự tham gia của Pháp và Châu Âu tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

 

Tuyên bố này nhấn mạnh đến sự công nhận của Mỹ về tầm quan trọng của một nền quốc phòng Châu Âu mạnh mẽ hơn để bổ sung cho Nato - một trong những kế hoạch trọng điểm của Tổng thống Pháp Macron.

 

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và người đồng cấp Pháp, Jean-Yves Le Drian dự kiến sẽ có cuộc họp song phương hôm 23/9 bên lề cuộc họp tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, theo nguồn tin từ một quan chức Mỹ.

 

 

Mỹ và Pháp đồng ý đi tiếp

Phân tích của Nomia Iqbal, phóng viên tại Washington

 

Đây là "lời xin lỗi mà không phải xin lỗi" kinh điển của người Mỹ: một lời xin lỗi vì quá trình (thiếu sự tham vấn), nhưng không phải xin lỗi vì chính sách (Aukus).

 

Nhưng chúng ta đã có bức ảnh Tổng thống Biden mỉm cười trong buổi điện đàm với Tổng thống Macron, một nỗ lực cho thấy mọi thứ ổn.

 

Với các thông điệp được đưa ra, chúng thường khá nhạt nhẽo, nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa.

 

Đầu tiên, đây là một tuyên bố chung, thường thì có một tuyên bố từ mỗi bên, vì vậy cả hai nhà lãnh đạo đang cố gắng cho thấy một sự đoàn kết sau "cuộc điện đàm thân thiện kéo dài 30 phút".

 

Tuyên bố nói rõ Tổng thống Biden là người chủ động gọi - có lẽ đây là điều mà Pháp muốn nêu rõ.

Sau đó là một dòng thông tin này trong tuyên bố: "Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng tình hình này sẽ được cải thiện từ các tham vấn công khai" - một lần nữa, đây có phải là điều gì đó Pháp muốn?

 

Thế nhưng Mỹ cũng có điều cần nói. Biden không thay đổi thông điệp cốt lõi rằng Châu Âu cần tăng cường nền quốc phòng của mình.

 

Sau đó tuyên bố kết thúc với lời nhắc nhở rằng Mỹ sẽ hỗ trợ thêm việc chống khủng bố tại dải Sahel, nơi người Pháp nhận được sự hỗ trợ khổng lồ.

 

Tóm lại, đây là một tuyên bố được soạn thảo rất rõ ràng để cả hai bên cùng hiểu nhau và đi tiếp.

 

Nhưng một cuộc điện đàm kèm theo nụ cười là một chuyện. Còn khi 2 vị tổng thống gặp trực tiếp vào tháng sau tại Châu Âu thì sẽ thế nào?

 

Điều này đáng quan tâm khi Tổng thống Macron đang đối diện với cuộc bầu cử vào năm tới.

 

Thái độ cứng rắn của Macron với Biden quan trọng, trong nội bộ nước Pháp, nhưng công bằng mà nói thì Macron cần tìm một lối ra.

 

Cuộc điện đàm ngày hôm nay mở ra lối ra đó.

 

AUKUS: Bộ trưởng Pháp lên án Mỹ và Úc ‘nói dối’ về thỏa thuận an ninh

Úc đặt cược lớn vào Mỹ liên quan đến vấn đề Trung Quốc

Giận Aukus nhưng Pháp có làm được gì riêng?

 

Trước đó, Thủ tướng Anh, Boris Johnson nói với Tổng thống Macron "donnez-moi un break" (tạm dịch 'cho tôi thời gian') và nói ông Macron hãy vượt qua sự giận dữ về Aukus.

 

Được công bố về tuần rồi, Aukus được xem là một nỗ lực nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

 

Giới phân tích nhận định đây có lẽ là một thỏa thuận an ninh quan trọng nhất giữa 3 quốc gia kể từ Thế chiến lần 2.

 

Tuy nhiên cuộc gặp vào tuần tới giữa giới chức EU và Australia chưa chắc sẽ có kết quả tốt đẹp.

 

Đây là sự kiện thứ 3 - giữa EU và Australia hoặc giữa EU và Mỹ - có thể bị hoãn theo sau tuyên bố về thỏa thuận Aukus.

 

                                                     ***

TIN LIÊN QUAN

 

Aukus: Úc đặt cược lớn vào Mỹ liên quan đến vấn đề Trung Quốc

22 tháng 9 năm 2021

.

AUKUS: Bộ trưởng Pháp lên án Mỹ và Úc ‘nói dối’ về thỏa thuận an ninh

19 tháng 9 năm 2021

.

Hiệp ước AUKUS cho thấy sự chuyển dịch quyền lực ở châu Á-TBD

16 tháng 9 năm 2021

.

Aukus đừng để Pháp 'thấy bị ra rìa' còn TT Macron nên chấp nhận sự thật

20 tháng 9 năm 2021

 

 


No comments: